Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống: Cách nhận biết và điều trị

Lupus ban đỏ hệ thống là một căn bệnh nghe khá quen tai. Tuy nhiên, lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gì và nó có ảnh hưởng như thế nào thì nhiều người chưa nắm được.

lupus ban đỏ hệ thống
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gì? Cách nhân biết và điều trị như thế nào?

Đó là lý do cho bài viết này. Đọc bài viết này đề biết tất cả thông ton về lupus ban đỏ hệ thống và cách để điều trị nó. Chỉ mất 5 phút để tìm hiểu thông tin về một căn bệnh nguy hiểm và chưa có phương pháp điều trị. Bạn còn chờ đợi gì nữa?

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là gì?

Lupus ban đỏ hệ thống hay còn được gọi tắt là lupus ban đỏ. Nó là một căn bệnh tự miễn, làm các mô liên kết tự tổn hại có cơ quan trong cơ thể.

Các hệ thống miễn dịch thông thường sẽ đẩy lùi bệnh để bảo vệ cơ thể. Do đó, nhiễm trùng và vi khuẩn không thể tấn công vi khuẩn. Nhờ vậy cơ thể luôn khỏe mạnh. Khi mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống cơ thể sẽ tấn công hệ miễn dịch của cơ thể do nhầm lẫn nó là một tác nhân gây bệnh.

Thuật ngữ lupus ban đỏ hệ thống là một căn bệnh mãn tính. Các triệu chứng của nó thường xen kẽ giữa triệu chứng nặng và nhẹ. Hầu hết những bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống đều có một cuộc sống bình thường, tuy nhiên họ phải điều trị suốt đời.

Theo Quỹ Lupus Mỹ, có ít nhất là 1,5 triệu người Mỹ đang sống chung với bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, thực tế số người bệnh lupus ban đỏ hệ thống nhiều hơn và tăng cao qua từng năm.

Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Theo nhưng thông tin đã nêu trên, thông thường triệu chứng của lupus ban đỏ sẽ xen kẽ giữa nặng và nhẹ. Do đó nhiều người bệnh không nhận ra bệnh và có cách điều trị kịp thời.

Chính vì vậy, bạn cần phải nắm rõ các triệu chứng gây ra lupus ban đỏ hệ thống. Điều này góp phần bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh của bạn.

1. Một số triệu chứng lupus ban đỏ hệ thống

Các triệu chứng lupus ban đỏ hệ thống có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, biểu hiện lupus ban đỏ đặc biệt nhất là phát ban hình con bướm. Hầu như tất cả các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống đều có dấu hiệu này. Cánh bướm sẽ kéo dài trên má và hai bên cánh mũi.

Ngoài ra, lupus ban đỏ hệ thống còn có một số triệu chứng khác. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Mệt mỏi thường xuyên.
  • Đau khớp, sưng khớp.
  • Nhức đầu.
  • Rụng tóc.
  • Thiếu máu.
  • Có vấn đề về việc đông máu. Tức là số lượng tiểu cầu suy giảm và khiến máu bạn khó đông.
  • Đầu ngón táy có thể chuyển sang màu trắng hoặc xanh. Đôi khi nó ngứa râm ran và lạnh buốt.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm đường tiêu hóa, tim hoặc da. Hoặc một số triệu chứng như cảm, sốt kéo dài. Đây là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bạn đã bị tấn công.

Các triệu chứng Lupus cũng là triệu chứng của một số bệnh khác. Điều này làm cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đi khám bác sĩ. Bác sĩ của bạn có thể làm các xét nghiệm để thu thập thông tin cần thiết để chẩn đoán chính xác.

2. Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Để nắm chắc hơn về bệnh lupus ban đỏ hệ thống là bệnh gì thì bạn có thể tham khảo một số hình ảnh. Dưới đây là một số hình ảnh bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bạn có thể tham khảo.

Hình ảnh lupus ban đỏ hệ thống
Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ hệ thống ở chân
Hình ảnh lupus ban đỏ hệ thống
Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ hệ thống biến chứng thành nhiều mụn nước gây khó chịu
Hình ảnh lupus ban đỏ hệ thống
Đầu ngón tay của người lupus ban đỏ hệ thống có thể chuyển vàng hoắc xanh. Và chúng thường rất lạnh
Hình ảnh lupus ban đỏ hệ thống
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể gây phát ban trên toàn cơ thể
Hình ảnh lupus ban đỏ hệ thống
Phát ban hình cánh bướm là dấu hiệu đặc biệt của bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Thông tin thêm: Các biểu hiện lâm sàng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống

3. Tiêu chuẩn chuẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống

Không có một tiêu chuẩn nào riêng biệt để chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ khám sức khỏe để kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của bệnh lupus.

Một số tiêu chuẩn được sử dụng để phán đoán lupus ban đỏ theo Hội thấp khớp Mỹ năm 1982, bao gồm:

  • Phát ban do mẩn cảm. Chẳng hạn như phát ban kèm sốt hoặc phát ban hình bướm.
  • Viêm loét niêm mạc, điều này có thể xảy ra ở miệng, mũi.
  • Viêm khớp. Hoặc sưng, đau các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân. Đâu gối và cổ tay sưng đau cũng là tiêu chuẩn chẩn đoán lupus ban đỏ.
  • Tim, phổi, nhịp tim bất thường hoặc có tiếng thì thầm trong tai là một ảnh hưởng của lupus ban đỏ hệ thống.

Mặc dù không có một xét nghiệm nào có thể giúp chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống. Nhưng bác sĩ có thể làm một số sàng lọc để chẩn đoán lupus ban đỏ hệ thống.

Một số xét nghiệm sàng lọc lupus ban đỏ hệ thống bao gồm:

  • Xét nghiệm máu, chẳng hạn như xét nghiệm kháng thể và số lượng máu.
  • Phân tích phân và nước tiểu.
  • Chụp X-quang ngực.

Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn điều trị thấp khớp, rối loạn mô mềm. Một vài trường hợp, điều trị các bệnh tự miễn cũng sẽ được chỉ định.

Lupus ban đỏ hệ thống có lây không?

Như đã nói trên, bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một căn bệnh tự miễn. Mặc dù không rõ nguyên nhân và nó có thể gây hại đến tính mạng con người. Tuy nhiên, số lượng người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống mỗi năm đều tăng lên. Do vậy, nhiều người đặt vấn đề bệnh lupus ban đỏ hệ thống có lây không?

lupus ban đỏ hệ thống có lây không?
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có lây không là thắc mắc của khá nhiều người

Theo nhiều chuyên gia thì bệnh lupus ban đỏ hệ thống không được xếp vào nhóm bệnh di truyền. Bởi vì các đặc điểm của lupus ban đỏ không gây truyền nhiễm. Về cơ bản, các bệnh truyền nhiễm đều do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây nên. Còn lupus ban đỏ hệ thống chỉ có thể lây nhiễm cho người khác nếu họ có gen di truyền mà thôi.

Thông tin thêm: Bệnh Lupus ban đỏ có di truyền sang thế hệ sau không?

Lupus ban đỏ hệ thống sống được bao lâu?

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là một căn bệnh tự miễn và nó có triệu cứng rất giống với nhiều bệnh khác. Do đó, nó rất khó chẩn đoán, khiến nhiều bệnh nhân phải chịu đựng bệnh trong một thời gian khá dài. Vì vậy, rất nhiều người bệnh lo lắng không biết mắc bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu.

lupus ban đỏ hệ thống8
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể sống thọ như người bình thường nếu được điều trị tốt

Tỷ lệ tử vong của lupus ban đỏ chiếm khoảng 1/3 số người mắc bệnh. Phần còn lại là do tác động của thuốc và các phương pháp điều trị mà kéo dài thời gian sống.  Để trả lời cho câu hỏi bệnh lupus ban đỏ sống được bao lâu, chúng ta cần xét nhiều yếu tố. Ví dụ như độ tuổi mắc bệnh và việc điều trị có tốt hay không.

Có nhiều người tử vong chỉ sau vài tháng phát hiện bệnh. Có người kéo dài đến vài năm. Còn một số còn lại có thể sống thọ như người bình thường. Do đó, nếu được điều trị sớm và chăm sóc cơ thể tốt, người bệnh lupus ban đỏ hệ thống hoàn toàn có thể sống như người không mắc bệnh.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống mặc dù rất nguy hiểm, những nếu điều trị đúng thì vẫn có thể kéo dài thời gian sống. Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan và có ý chí chống lại bệnh tật. Tất cả những yếu tố này đều giúp kéo đai tuổi thọ của người lupus ban đỏ.

Cách điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Mặc dù hiện tại không có cách điều trị hoàn toàn lupus ban đỏ hệ thống. Nhưng các phương pháp điều trị sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Các biện pháp điều trị hiện tại chỉ để giảm bớt các triệu chứng.

1. Thuốc điều trị lupus ban đỏ hệ thống

Hiện tại có một số loại thuốc có khả năng hạn chế sự phát triển của lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên, hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ thể của bạn và mức độ hấp thụ của thuốc.

Thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Hiện tại đã có một số loại thuốc được cho là có khả năng hạn chế bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Các loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc chống viêm đau khớp và cứng khớp. Các loại thuốc này có thể dễ dàng tìm thấy ở các nhà thuốc địa phương.
  • Kem steroid cho các trường hợp phát ban.
  • Thuốc corticosteroids để giảm thiểu các triệu chúng về suy yếu hệ miễn dịch.
  • Thuốc chống sốt rét và các vấn đề về da và khớp.
  • Thuốc sửa chữa hệ miễn dịch và một số loại thuốc điều trị trường hợp nặng hơn.

Hãy nói chuyện với bạn về thói quen và thái độ sống của bạn. Bác sĩ có thể sẽ cho bạn một vài lời khuyên hữu ích cũng như nên ăn hoặc tránh một số loại thực phẩm nhất định. Bạn có thể cần kiểm tra loãng xương vì thuốc steroid có thể làm loãng xương khớp của bạn.

2. Lối sống hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn rất phức tạp. Nó có thể gây hại đến bất cứ ai, bất cứ lúc nào và theo nhiều hướng khác nhau. Do đó, để sống tốt hơn với lupus ban đỏ hệ thống, chúng tôi có một vài lời khuyên dành cho bạn.

Giảm căng thẳng là điều cần thiết cho lupus ban đỏ hệ thống. Căng thẳng có thể kích hoạt và làm trầm trọng thêm bệnh của bạn. Do đó, hãy cố gắng thư giãn và buông bỏ tất cả những lo âu của bạn.

Tập thể dục thường xuyên. Dù bạn ốm yếu hay khỏe mạnh thì tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng và sức mạnh cơ bắp. Tuy nhiên, bệnh nhân lupus ban đỏ cần phải tránh các động tác khiến họ bị đau khớp. Đi bộ, bơi lội là điều mà người lupus ban đỏ cần thực hiện mỗi ngày.

Ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây, rau cải và ngũ cốc nguyên hạt. Đối với protein, người bệnh lupus ban đỏ có thể bổ sung cá và gia cầm. Ngoài ra, hãy ăn nhiều thực phẩm chứa canxi để đảm bảo xương khớp của bạn luôn khỏe mạnh. Hãy giảm lượng muối tiêu thụ để giữ cho huyết áp luôn ổn định.

Nghỉ ngơi nhiều hơn, nhất là lúc bạn cảm thấy mệt mỏi. Khoảng 80% người bệnh lupus ban đỏ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Ngủ ít nhất là 7 tiếng mỗi đêm và dành thêm thời gian nghỉ ngơi trong ngày. Bạn thậm chí có thể ngủ nhiều giấc ngắn, tuy nhiên đừng dành cả ngày trên giường.

Hơn 2/3 người bị lupus ban đỏ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Do đó, hãy tránh ánh nắng khi có thể. Chọn kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30. Hãy nhớ rằng, tia nắng hoàn toàn có thể xuyên qua quần áo, cửa sổ và gây hại cho da của bạn.

Không hút thuốc, uống rượu. Điều này có thể gây hại cho tim mạch và phổi của bạn. Thuốc lá và rượu bia có thể hiến bạn bị xơ vữa động mạch và khiến lupus ban đỏ thêm trầm trọng.

Hãy tìm sự tư vấn của bác sĩ khi bạn thấy cần thiết. Không bao giờ bỏ qua lời khuyên y tế chuyên nghiệp hoặc chậm trễ trong việc điều trị lupus ban đỏ hệ thống. Hãy nhớ là bạn có thể mất mạng vì nó.

3. Thay thận- điều trị biến chứng nặng do lupus ban đỏ hệ thống

Một trong những biến chứng của lupus ban đỏ hệ thống và viêm cầu thận. Và nó ảnh hưởng đến hơn 30% người bệnh. Vì vậy, bệnh nhân cần được thay thận để đảm bảo mạng sống. Đây được cho là bước cuối cùng để điều trị lupus ban đỏ hệ thống. Thay thận là phương pháp điều trị phổ biến ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống giai đoạn cuối.

Tuy nhiên, sau khi ghép thận, lupus ban đỏ hệ thống vẫn có thể tái phát. Do đó, cần phải điều trị tối ưu trước khi đặt ra vấn đề ghép thận.

4. Phác đồ điều trị lupus ban đỏ hệ thống

Nguyên tắc chung để điều trị lupus ban đỏ hệ thống bao gồm: Đánh giá mức độ bệnh và cân nhắc các tác dụng phụ của phương pháp điều trị.

phác đồ điều trị lupus ban đỏ hệ thống
Phác đồ điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống phổ biến nhất hiện nay

Phác đồ điều trị lupus ban đỏ hệ thống bao gồm:

  • Thuốc kháng viêm không chứa stetoid. Được dùng cho các trường hợp đau khớp. Và chống chỉ định cho bệnh nhân thận.
  • Hydroxychloroquine 200 mg mỗi ngày. Nó tốt cho các trường hợp phát bạn và nhạy cảm với ánh sáng.
  • Liệu pháp glucpcprticoid dùng để điều trị toàn thân. 1 đến 3 mg mỗi ngày để hạn chế các tổn thương thần kinh.
  • Liệu pháp sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch. Ở liệu pháp này có thể kết hợp nhiều phương pháp với nhau để có hiệu quả điều trị toàn diện. Cyclophospohamide 0,5 đến 1 gram trên 1 m² da. Phối hợp với mesna để dự phòng các biến chứng bàng quang. Azathioprine và mycophenolate có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị. Tuy nhiên, nó thường không được ưa chuộng bởi các tác dụng phụ kèm theo.
  • Chế phẩm sinh học như rituximab cũng được sử dụng để điều trị lupus ban đỏ hệ thống. Người bệnh sẽ được sàng lọc bệnh lao, viêm gan và các bệnh nhiễm khuẩn nặng khác trước khi tiến hành điều trị sinh học.

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Tuy nhiên, một khi đã mắc bệnh, tức là phải chấp nhận sống với nó cả đời. Do đó, người bệnh cần duy trì sức khỏe và tâm trạng thật tốt. Hy vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp ích cho bạn. Chúc bạn khỏe mạnh.

Có thể ban chưa biết: Chế độ ăn tốt nhất cho người bệnh lupus ban đỏ

Cập nhật lúc: 2:07 PM , 14/09/2021

Bình luận

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống: Cách nhận biết và điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *