Rạn da ở tuổi dậy thì là một trong những nỗi “ám ảnh” của phái đẹp. Không chỉ xuất hiện ở phụ nữ mang thai mà rạn da còn khiến những cô gái đang lớn phải không khỏi lo lắng.
Vậy rạn da ở tuổi dậy thì là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến nỗi sợ hãi cho tuổi thanh xuân này? Và làm thế nào để tiêu diệt những vết rạn da xấu xí? Nếu bạn đang có những thắc mắc nêu trên thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu bị rạn da ở tuổi dậy thì
Khi da bị căng giãn quá mức thì các bó sợi collagen và elastin bị đứt gãy gây nên những vết rạn da. Thường các vết rạn này sẽ xuất hiện phổ biến ở những vùng da như bụng, đùi, mông, ngực, bắp tay, bắp chân,… Một số biểu hiện rạn da ở tuổi dậy thì thường thấy như:
- Thời kỳ đầu, rạn da được biểu hiện bằng những vệt hồng, đỏ hay đỏ tím nhưng không gây đau.
- Đến thời kỳ thứ 2, những vệt này sẽ chuyển sang màu trắng ánh như xà cừ kèm theo đường rạch lõm,
- Vết rạn loang lổ làm cho da trở nên sần sùi, yếu ớt.
Nguyên nhân gây rạn da ở tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì với nhiều sự thay đổi trong cơ thể nên trở thành đối tượng “quen mặt” của căn bệnh rạn da. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rạn da ở tuổi dậy thì, cụ thể:
- Trọng lượng hay chiều cao tăng trưởng quá nhanh là tác nhân thường thấy khiến rạn da xuất hiện ở tuổi dậy thì. Bởi các tế bào da sẽ không kịp thích nghi dẫn đến các liên kết bị phá vỡ.
- Người có làn da khô. Làn da khô thiếu nước dễ bị đứt gãy bó sợi collagen hơn làn da bình thường cho nên nguy cơ hình thành rạn da sẽ cao hơn người khác.
- Do nội tiết tuổi dậy thì. Một số loại hoóc môn được sản sinh trong giai đoạn dậy thì sẽ hạn chế tính đàn hồi và khiến da dễ bị rạn da.
- Di truyền hoặc do sử dụng thuốc chứa chất Corticoides cũng là nguyên nhân dẫn đến rạn da ở tuổi dậy thì.
Có thể bạn chưa biết: Bị rạn da sau khi sinh con cũng là một chủ đề hot, được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm.
Cách điều trị rạn da ở tuổi dậy thì
Dù không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng rạn da ở tuổi dậy thì dễ gây ảnh hưởng đến tâm lý. Nhất là các bạn nữ sẽ cảm thấy tự ti, khó chịu khi những vùng da rạn như tay chân khiến các bạn không thể mặc váy ngắn, áo croptop,… Việc điều trị rạn da ở tuổi dậy thì là hoàn toàn có thể vì có khá nhiều giải pháp.
1. Chữa rạn da ở tuổi dậy thì bằng phương pháp tự nhiên
Trị rạn da bằng phương pháp tự nhiên luôn được nhiều bạn gái ưa chuộng, bởi nguồn nguyên liệu dễ tìm kiếm, dễ thực hiện và an toàn lành tính. Một số nguyên liệu tự nhiên thường được sử dụng như dầu oliu, nha đam, chanh, nghệ tươi, lòng trắng trứng gà,..
✪ Lòng trắng trứng gà
- Nguyên liệu: vài giọt chanh, 1 lòng trắng trứng gà
- Cách thực hiện: Trộn hỗn hợp lòng trắng trứng gà và vài giọt chanh rồi thoa lên vùng da bị rạn. Kết hợp với massage nhẹ nhàng trong 20 phút để dưỡng chất thấm đều vào da.
✪ Chanh tươi và baking soda
- Nguyên liệu: 1 muỗng baking soda, 1 muỗng nước cốt chanh
- Cách thực hiện: Trộn đều hỗn hợp, sau đó thoa lên vùng da bị rạn và giữ nguyên trong vòng 30 phút.
✪ Nha đam
- Nguyên liệu: 1 lá nha đam
- Cách thực hiện: Lấy gel của lá nha đam rồi thoa lên vùng bị rạn da mỗi ngày 2 lần. Thực hiện thường xuyên để cảm nhận được sự thay đổi.
Lưu ý: Vì các nguyên liệu tự nhiên lành tính nên hiệu quả thường khá lâu và bạn cần kiên trì thực hiện. Thêm nữa, phương pháp tự nhiên chỉ có tác dụng với những vết rạn da mới, tình trạng còn nhẹ.
2. Phương pháp thẩm mỹ công nghệ để điều trị rạn da do dậy thì
Một trong những giải pháp được những chị em có vết rạn sâu, rạn da do di truyền hay nội tiết tố ưa chuộng đó là thẩm mỹ công nghệ. Những phương pháp thẩm mỹ này thường cho hiệu quả nhanh chóng hơn giải pháp tự nhiên.
Các phương pháp cũng khá đa dạng như:
- Laser
- Lastin
- Lăn kim
Lưu ý: Mặc dù cho kết quả nhanh chóng nhưng chi phí của phương pháp trị rạn da ở tuổi dậy thì này rất cao, gây đau đớn và phản ứng phụ có thể làm tổn thương da.
Tham khảo bài viết: Cách trị rạn da nhanh nhất để tìm kiếm thêm những phương pháp an toàn, phù hợp hơn.
Biện pháp phòng ngừa rạn da ở tuổi dậy thì
Để thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên rạn da tuổi dậy thì thì các bạn nữ giai đoạn này nên có biện pháp để phòng ngừa. Đa số những nguyên tắc này đều rất dễ dàng nhưng lại thường bị bỏ qua, không được quan tâm đến.
- Kiểm soát cân nặng
Sự thay đổi cân nặng hoặc chiều cao đột ngột là một trong những nguyên nhân gây ra rạn da. Chính vì vậy để tránh sự xuất hiện của những “kẻ đáng ghét” này thì bạn nên chú ý đến cân nặng của mình, đừng để tăng cân quá nhiều.
- Chế độ ăn uống khoa học
Nguy khi bị rạn da sẽ cao hơn nếu như cơ thể thiếu những dưỡng chất như vitamin A, C, E, proten. Chính vì vậy việc bổ sung những dưỡng chất này thông qua các loại thực phẩm như trứng, đu đủ, cà rốt,…là điều cần thiết.
Hơn nữa uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày giúp tăng độ ẩm và đàn hồi cho da.
- Thường xuyên tắm nước nóng
Kéo căng làn da mỗi ngày bằng việc ngâm mình trong nước ấm. Đồng thời bạn có thể thúc đẩy máu lưu thông bằng cách dùng khăn mềm xoa nhẹ lên vùng da dễ bị rạn.
- Tập luyện thể thao thường xuyên
Giúp cơ thể săn chắc bằng chế độ tập luyện hợp lý cũng là gợi ý hay để ngăn ngừa rạn da.
Ngoài ra, bạn cần hạn chế những bộ quần áo làm bằng chất liệu ni lông. Bởi chất liệu này sẽ ức chế quá trình hô hấp của tế bào và tăng nguy cơ bị rạn da.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị, phòng ngừa rạn da ở tuổi dậy thì. Mong rằng với những thông tin này các cô gái có thể thoát khỏi căn bệnh rạn da đáng ghét nhé!
Có lẽ bạn sẽ quan tâm: Top 10 loại kem trị rạn da tốt nhất & giá [Có review]
chau bi dan da dui duoi mong