Rạn da khi mang thai là vấn đề da phổ biến với hơn 75-90% mẹ bầu gặp phải. Những vết rạn da xấu xí này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và thẩm mỹ về lâu dài.
Con đẹp, mẹ khỏe là mong muốn của bất kỳ mẹ bầu nào. Nhưng sự thay đổi về trọng lượng trong thời kỳ mang thai là điều không thể tránh khỏi và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến rạn da. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu lại không biết phải điều trị hay ngăn ngừa thế nào, nếu bạn đang gặp phải vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Lý do khiến bà bầu bị rạn da
Có thể nói, rạn da khi mang thai là hiện tượng bình thường, bởi khá ít mẹ bầu có thể thoát khỏi vấn đề da này nếu không có giải pháp phòng ngừa ngay từ đầu.
Thông thường, rạn da ở các mẹ bầu sẽ xuất hiện ở vùng bụng, mông, đùi và ngực bởi đây là những vùng da yếu, mỏng và nhạy cảm.
Rạn da khi mang thai thường bắt nguồn từ các nguyên nhân:
- Sự phát triển của thai nhi và sự tăng trọng lượng của mẹ từ tuần thứ 14, 15 hoặc tháng thứ 6, 7 của thai kỳ sẽ dẫn đến hiện tượng da bị căng giãn, làm sợi collagen và các lớp đàn hồi của da bị phá vỡ.
- Máu khó lưu thông, thiếu máu do nhiều chị em kiêng cử không vận động.
- Nguy cơ bị rạn da khi mang thai của bạn sẽ cao hơn nếu mẹ bạn cũng bị rạn da lúc mang bầu.
- Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà tình trạng rạn da sẽ nhiều hay ít hơn bình thường.
Những vết rạn da này có thể giảm bớt đi nhưng sẽ không biến mất hoàn toàn sau khi bạn sinh con. Đến lần mang thai tiếp theo, những vết rạn da mới sẽ lại xuất hiện. Và từ từ những vết rạn da này sẽ chuyển màu sắc từ đỏ, đỏ tím sang trắng đục và ăn sâu vào trong da khiến việc điều trị khó khăn hơn.
Cách ngăn ngừa rạn da khi mang thai
Bình thường nhiều chị em thường để rạn da xuất hiện rồi mới chạy chữa. Nhưng tại sao không phòng ngừa ngay từ đầu để giữ làn da mịn màng, săn chắc mà con vẫn khỏe, mẹ vẫn đẹp? Việc ngăn ngừa rạn da khá dễ dàng, bạn chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc về chế độ ăn uống, sinh hoạt,
1. Chế độ ăn uống hợp lý
Việc cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho thai nhi là điều tất yếu. Tuy nhiên, bên cạnh đó các mẹ bầu cũng đừng quên bổ sung những thực phẩm để tăng cường sự đàn hồi, ngăn chặn rạn da xuất hiện. Những thực phẩm này có thể kể đến như:
- Các loại trái cây, rau xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa như dâu tây, việt quất, cải bó xôi,…
- Bông cải, các loại hạt, quả hạch hay bơ có chứa nhiều vitamin E giúp bảo vệ màng tế bào da.
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin A như ớt chuông đỏ, khoai lang, xoài,…để giúp da phục hồi các mô bị rạn da làm tổn thương.
- Thực phẩm giàu omega-3 có công dụng đem lại làn da min màng, khỏe mạnh.
- Chocolate đen, hay ngũ cốc giàu kẽm sẽ nuôi dưỡng làn da, không chỉ ngăn ngừa rạn da mà còn ngăn ngừa mụn.
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể giải độc, làm ẩm, mềm các tế bào da.
2. Chế độ tập luyện phù hợp
Việc kiêng cử không hoạt động trong quá trình mang bầu cũng là nguyên nhân gây ra rạn da. Chính vì vậy, bạn nên có chế độ tập thể dục phù hợp để cải thiện tuần hoàn máu, từ đó tăng tính đàn hồi cho da. Cụ thể, một số bài tập thích hợp với mẹ bầu như:
- Kegel, căng cơ và các bài tập nhẹ nhàng, đơn giản.
- Yoga hoặc Pilates sẽ giúp chị em có thai giảm bớt đau mỏi lưng.
- Sau khi sinh, bạn có thể áp dụng các bài tập cardio, bơi lội, chạy bộ,…để giúp da săn chắc, khôi phục hình dạng ban đầu của da.
3. Chú ý đến cân nặng
Kiểm soát cân nặng là lời khuyên được đưa ra bởi các chuyên gia về da liễu. Duy trì trọng lượng để không tăng cân quá nhanh, quá nhiều sẽ giảm bớt nguy cơ bị rạn da khi mang thai. Để kiểm soát cân nặng, bạn cần:
- Không nên ăn quá nhiều. Bạn nên tham khảo các chế độ dinh dưỡng ăn uống dành cho phụ nữ mang thai, tránh nạp quá nhiều năng lượng.
- Kiểm soát sự thèm ăn.
4. Chăm sóc da trong thời kỳ mang thai
Việc dùng kem hay thuốc trong thời kỳ mang thai không được khuyến khích, nhưng bạn có thể chăm sóc da bằng các biện pháp tự nhiên. Chẳng hạn như tẩy tế bào chết, tinh dầu thiên nhiên để ngăn ngừa rạn da khi mang thai.
- Tẩy tế bào chết để kích thích tuần hoàn máu và giảm bớt nguy cơ rạn da xuất hiện. Cụ thể, bạn chỉ cần bàn chải bản to, lông mềm chải lên các bộ phân dễ bị rạn da như bụng, bắp đùi, hông.
- Dưỡng ẩm và giữ nước cho da bằng các tinh dầu thiên nhiên như hạnh nhân, dầu bơ hạt mỡ, lanolin, mù u, tầm xuân,… Những loại dầu này chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm, hỗ trợ tái tạo mô mới và giúp làn da khỏe mạnh.
- Nên dùng kem chống nắng và không nhất thiết phải dùng sữa tắm, nhất làn làn da khô.
Cách trị rạn da cho bà bầu an toàn và hiệu quả nhất
Trị rạn da khi mang thai bằng phương pháp tự nhiên là cách hiệu quả nhất. Hoặc sử dụng kem/thuốc không chứa các chất như retinoid, glycolic axit – những chất này bị cấm dùng khi cho con bú. Dưới đây là một số hỗn hợp trị rạn da cho bà bầu tham khảo:
1. Dùng dầu dừa trị rạn da khi mang thai
Trong dầu dừa chứa chất nhiều dưỡng chất để ngăn ngừa và điều trị rạn da. Đặc biệt những dưỡng chất trong dầu dừa còn tốt cho phụ nữ đang cho con bú. Với nguyên liệu này, mẹ bầu chỉ cần lấy một lượng dầu dừa nguyên chất thoa lên vùng da bị rạn sau khi tắm xong.
Để dầu dừa nhanh thấm vào da thì bạn dùng tay massage nhẹ nhàng. Những dưỡng chất này sẽ giúp da tăng tính đàn hồi, làm mờ vết rạn và ngăn ngừa rạn da quay lại.
2. Cách trị rạn da cho bà bầu bằng tỏi
Không chỉ là nguyên liệu nấu ăn, tỏi còn có công dụng tăng cường lưu thông máu, tái tạo tế bào da mới, trị rạn da hiệu quả. Để trị rạn da khi mang thai bằng tỏi, bạn chỉ cần:
- Bóc vỏ và xay nhuyễn 2 đến 3 củ tỏi rồi bôi vào vùng da bị rạn. Nếu không bạn có thể kết hợp nước cốt tỏi với lá đinh hương rồi thoa lên vùng rạn da.
- Massage nhẹ nhàng và giữ nguyên trong vòng 15 phút, sau đó rửa sạch.
Kiên trì thực hiện mỗi ngày, sau một thời gian bạn sẽ thấy những vết rạn mờ đi trông thấy.
3. Lòng trắng trứng gà trị rạn da khi mang thai
Lòng trắng trứng gà chứa nhiều dưỡng chất như vitamin B, niacinamide,…có công dụng khôi phục và tái tạo collagen cho da. Nhờ thế mà giúp da làm mờ các vết rạn, sáng da. Có 2 cách trị rạn da cho mẹ bầu bằng lòng trắng trứng gà, cụ thể:
- Cách 1:
Lọc lấy lòng trắng trứng gà, thoa lên vùng da bị rạn sau khi đã vệ sinh sạch sẽ.
Để lớp thứ nhất khô rồi bôi thêm lớp thứ 2, sau đó chờ 15 phút. Kết hợp với massage nhẹ nhàng để tăng thêm tính hiệu quả. Cuối cùng rửa sạch lại với nước mát.
- Cách 2:
Lấy 1/4 chén cà phê trộn với 1 lòng trắng trứng gà, khuấy đều rồi bôi lên vùng da rạn. Rửa lại bằng nước sạch sau khi hỗn hợp đã khô. Nên thực hiện 3 lần mỗi tuần để tăng thêm hiệu quả.
Ngăn ngừa và trị rạn da khi mang thai không khó, chỉ cần bạn ghi nhớ và lưu ý những nguyên tắc, cách phòng tránh. Với những giải pháp trên đây, mong rằng bạn có thể xóa tan nỗi lo lắng mang tên rạn da và luôn có làn da mịn màng, săn chắc nhé! Chúc bạn thành công.
Nếu bạn đã sinh con và muốn nhanh chóng hết rạn da hãy tham khảo: 10 Cách trị rạn da sau sinh HIỆU QUẢ & MIỄN PHÍ 100%
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!