Cách chữa dị ứng thời tiết nhanh [Mẹo tự nhiên & thuốc phù hợp]

Dị ứng thời tiết là phản ứng của cơ thể trước những thay đổi của thời tiết ở những người có cơ địa mẩn cảm. Hiện nay tỷ lệ người mắc chứng dị ứng thời tiết đang ngày càng gia tăng, gây viêm nhiễm và phiền toái cho cuộc sống. Ngoài thuốc tây thì các bài thuốc chữa dị ứng thời tiết từ khoai tây hay trà xanh cũng có tác dụng hỗ trợ cắt đứt cơn ngứa và làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh mang lại. 

Nội dung bài viết bao gồm:
Bệnh dị ứng thời tiết – dễ gặp nhưng khó tránh

  1. Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết
  2. Triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng thời tiết
  3. Các bệnh lý do dị ứng thời tiết gây ra

Cách chữa dị ứng thời tiết nhanh nhất hiện nay

  1. Cách trị dị ứng thời tiết tại nhà bằng mẹo
  2. Dùng thuốc chữa dị ứng thời tiết cho từng trường hợp cụ thể

Cách phòng bệnh dị ứng thời tiết tái phát

Bệnh dị ứng thời tiết – dễ gặp nhưng khó tránh

Dị ứng thời tiết là một thuật ngữ y học dùng để chỉ hiện tượng da bị ngứa ngáy, tấy đỏ hoặc có thể bị nổi mề đay khi hệ miễn dịch phản ứng với sự thay đổi của thời tiết.

Bệnh dị ứng thời tiết có thể gặp vào bất cứ thời điểm nào trong năm
Bệnh dị ứng thời tiết có thể gặp vào bất cứ thời điểm nào trong năm

Bệnh rất dễ gặp ở những người có cơ địa dị ứng. Nó có khuynh hướng tái phát và tăng nặng hơn vào các thời điểm giao mùa trong năm. Lúc này thời tiết có sự thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng và ngược lại hoặc chuyển từ mùa khô qua mùa mưa khiến hệ miễn dịch phản ứng mạnh mà tấn công vào da.

Nếu bị dị ứng thời tiết nặng, bệnh không chỉ đơn thuần gây ra các triệu chứng ngứa ngáy ngoài da mà còn kèm theo một số biểu hiện nguy hiểm như đau tức ngực, thở khò khè, tiêu chảy… Thực tế cũng  đã ghi nhận một số trường hợp tử vong vì căn bệnh này do chậm trễ trong việc điều trị.

1. Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết

Bất cứ điều kiện thời tiết nào cũng có thể khiến hệ miễn dịch trong cơ thể bị rối loạn và sinh ra dị ứng. Các yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển bao gồm:

  • Thời tiết lạnh: Vào mùa đông, thời tiết lạnh giá và khô hanh khiến cho da bị mất cân bằng độ ẩm nên dễ bị kích ứng. Nếu để da tiếp xúc với nước lạnh hoặc không khí lạnh đột ngột thì ngay sau đó bạn có thể bị nổi sẩn ngứa trên da hoặc lên cơn khó thở nếu có tiền sử bị hen suyễn.
  • Vào mùa mưa: Độ ẩm không khí tăng cao là điều kiện lý tưởng cho các loại nấm mốc, mạt bụi phát triển mạnh. Những tác nhân gây bệnh này khi tấn công vào da sẽ gây dị ứng.
  • Thời tiết nóng nực: Vào những ngày hè, nhiệt độ không khí tăng cao khiến cơ thể luôn trong tình trạng thiếu nước, da dẻ thì thô ráp. Do vậy tuyến mồ hôi và bã nhờn trên da phải hoạt động mạnh hơn. Bề mặt da có nhiều mồ hôi và dầu nhờn nhưng không được vệ sinh kịp thời và đúng cách sẽ bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm, nổi mẩn ngứa.
  • Những ngày có gió mùa: Cơn gió mạnh có thể cuốn vào không khí vô số các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, lông sâu, nấm mốc… Da sẽ bị ngứa, nổi nhiều mẩn đỏ khi tiếp xúc với các yếu tố này.

Ngoài ra, những ảnh hưởng của thời tiết cũng khiến cho thành phần chất đạm trong cơ thể bị biến chất. Từ một nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể protein lại biến thành một chất đối nghịch với cơ thể và tình trạng nổi mẩn ngứa chính là một trong những hậu quả mà da phải gánh chịu.

2. Triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng thời tiết

Để xác định mình có bị dị ứng thời tiết hay không bạn có thể dựa vào các triệu chứng nhận biết dưới đây:

  • Nổi phát ban trên da: Da có thể bị nổi phát ban một cách đột ngột với nhiều nốt sẩn phù nề. Chúng có màu đỏ hoặc màu hồng với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Biểu hiện này rõ nét nhất ở các vùng da hở phải tiếp xúc với không khí nhiều nhất như hai bên cánh tay, mặt, cổ, ngực…
Da bị nổi phát ban là triệu chứng dị ứng thời tiết điển hình nhất
Da bị nổi phát ban là triệu chứng dị ứng thời tiết điển hình nhất
  • Ngứa ngáy dữ dội: Những vết sẩn trên da thường mang đến các cơn ngứa ngáy dữ dội. Việc cào gãi đôi khi không giúp làm thỏa mãn cơn ngứa mà còn khiến tình trạng thêm tồi tệ. Một số bệnh nhân còn bị trầy xước, tổn thương da do cào gãi quá mạnh tay.
  • Phù mạch: Hiện tượng phù mạch có thể xảy ra nếu các tổn thương xuất hiện trên mặt. Chúng khiến cho môi, mí mắt hay tai đều bị sưng vếu lên. Đây là một trong những triệu chứng cho thấy tình trạng dị ứng thời tiết đang ở mức tương đối nặng. Lúc này bệnh nhân có thể bắt gặp một số biểu hiện bất thường khác như khó thở, tụt huyết áp, mạch đập nhanh.
  • Các triệu chứng ngoài da: khó thở, tụt huyết áp, xổ mũi, ngứa mắt, ho, hắt hơi, ngứa mắt, ngứa tai…

3. Các bệnh lý do dị ứng thời tiết gây ra

Tình trạng quá mẫn với thời tiết được đổ lỗi là nguyên nhân của rất nhiều các bệnh lý mãn tính ngoài da và bên trong cơ thể. Những căn bệnh này đều có thể tái phát bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi.

# Các bệnh lý ngoài da:

  • Bệnh á sừng: Căn bệnh này chủ yếu xuất hiện ở nữ giới vào mùa đông. Vùng da bị bệnh có biểu hiện khô ráp, bong tróc, bên ngoài rìa thì bị nứt nẻ, ngứa và rất đau.
  • Nổi mẩn đỏ ngứa trên da: Đây là bệnh lý ngoài da  nhiều người mắc phải nhất. Tình trạng nổi ẩn đỏ và ngứa ngáy có thể xảy ra khi để da tiếp xúc với không khí nóng hoặc lạnh một cách đột ngột. Điều này được nhận thấy rõ ràng nhất khi bạn đang ở ngoài trời nóng mà đi vào phòng máy lạnh hoặc ngược lại.
  • Phát ban: Là một phản ứng dị ứng của cơ thể khi gặp thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng. Gặp trường hợp này người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy ngoài da, da xuất hiện các mảng mề đay và đôi khi còn kèm theo cảm giác bỏng rát.
  • Bệnh eczema: Eczema còn được gọi là chàm bội nhiễm. Điểm đặc trưng của căn bệnh này là xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ ngứa, da khô, dày và có thể bị nứt nẻ. Bệnh chủ yếu gặp ở bàn tay, bàn chân, mặt và cổ.
  • Bệnh mề đay: Còn được gọi là bệnh phong ngứa. Bệnh gây ra các tổn thương trên da dưới dạng các nốt sẩn nằm nổi rõ trên bề mặt da. Chúng rất ngứa và sẽ lặn sau vài giờ nhưng vẫn có thể xuất hiện trở lại. Trường hợp bị mề đay nặng gây biến  chứng phù mạch, suy hô hấp, đau bụng dữ dội.

# Các bệnh lý bên trong do dị ứng thời tiết

  • Viêm mũi dị ứng: Không khí mang theo các yếu tố dị nguyên xâm nhập vào trong đường thở có thể khiến niêm mạc mũi, mắt và tai bị ngứa. Cùng với đó là những tràng hắt hơi liên tục, mũi bị nghẹt, mắt đỏ. Đây là những biểu hiện xảy ra ở mũi do dị ứng với thời tiết.
  • Hen suyễn: Thời tiết trở lạnh chính là một yếu tố bất lợi cho những người có tiền sử bị hen suyễn dị ứng. Bệnh có thể tái phát một cách đột ngột khi tiếp xúc với không khí lạnh dẫn đến tình trạng co thắt phế quản, khó thở, thở khò khè, đau nặng ngực. Trường hợp này nếu không có phương án cứu chữa kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
  • Đau đầu: Sự thay đổi của thời tiết có thể làm cho các mạch máu bị co giãn, từ đó ảnh hưởng đến lượng máu lưu thông lên não khiến chúng ta bị đau đầu. Một số người chỉ bị đau nhẹ nhưng cũng có người cơn đau xảy ra dữ dội và kéo dài cả ngày ảnh hưởng đến công việc hàng ngày.
  • Các bệnh lý về mắt: Hiện tượng dị ứng mắt do thời tiết có thể gây ra một số vấn đề như viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm nhãn cầu, mắt đỏ dị ứng… Chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực nếu không có giải pháp khắc phục đúng đắn.

Cách chữa dị ứng thời tiết nhanh nhất hiện nay

Thông thường khi cơ thể dần thích nghi kịp với sự thay đổi của thời tiết thì các triệu chứng dị ứng cũng thuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn như vậy. Các triệu chứng của dị ứng thời tiết có thể tiến triển nặng hơn và cần được điều trị.

Bạn có thể dùng mẹo chữa dị ứng tự nhiên hoặc dùng thuốc Tây để khắc phục các triệu chứng của bệnh. Cụ thể các phương pháp điều trị dị ứng thời tiết hiện nay bao gồm:

1. Cách trị dị ứng thời tiết tại nhà bằng mẹo

Một số mẹo chữa dị ứng thời tiết từ chanh, khoai tây hay mật ong…tuy không giúp điều trị bệnh khỏi hoàn toàn nhưng có thể giúp tạm thời xoa dịu các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng.

# Cách chữa dị ứng thời tiết bằng khoai tây

Vốn là một loại thực phẩm quá đỗi quen thuộc trong gian bếp nhưng khoai tây còn có nhiều tác dụng với sức khỏe hơn chúng ta tưởng tượng. Với thành phần giàu pectin, memicellulose  và cellulose, khoai tây sẽ giúp hỗ trợ kháng viêm và tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm gây bệnh trên da.

cách chữa dị ứng thời tiết bằng khoai tây
Cách chữa dị ứng thời tiết đơn giản bằng khoai tây

Cách sử dụng:

  • Khoai tây gọt sạch lớp vỏ bên ngoài rồi xắt thành những lát mỏng
  • Đắp những lát khoai tây này lên vùng da có biểu hiện bị mẩn ngứa và để yên 20 phút
  • Để các nốt mẩn nhanh lặn thì bạn nên kiên trì đắp khoai tây đều đặn mỗi ngày 1 lần.

** Lưu ý: Khoai tây có tính tẩy mạnh nên có thể làm mỏng da, khiến da kích ứng nặng hơn nếu bạn đắp quá lâu. Vì vậy mỗi ngày chỉ nên đắp mặt nạ 1 lần là được.

# Cách trị dị ứng thời tiết bằng nước chanh ấm mật ong

Nước chanh ấm mật ong dù đơn giản nhưng lại đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó có tác dụng giải độc, kích thích tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể và thúc đẩy quá trình hồi phục của tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 thìa nước cốt chanh và 2 thìa mật ong pha trong 200ml nước ấm
  • Uống hết một lần vào buổi sáng khi thức dậy, đều đặn mỗi ngày một ly
  • Trường hợp bị đau dạ dày, bạn nên uống nước chanh mật ong sau khi ăn sáng 30 phút.

# Mẹo chữa dị ứng thời tiết bằng nước hoa quả

Nước hoa quả bổ sung thành phần vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể, giúp đẩy lùi các triệu chứng dị ứng từ bên trong. Rất nhiều bệnh nhân đã thành công khi sử dụng một số loại nước ép hoa quả sau trong giai đoạn đầu bị bệnh:

  • Nước ép  táo: Rất nhiều cuộc nghiên cứu đã khẳng định về tác dụng của táo trong việc thải độc, tiêu diệt kí sinh trùng đường ruột và vi rút gây bệnh của táo. Ngoài ra hoạt chất pectin dồi dào trong táo còn là vị thuốc tự nhiên hữu hiệu giúp thúc đẩy tiêu hóa, chữa lành các vấn đề về da.
  • Dưa hấu: Loại quả này có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, làm mát da, giúp các nốt sẩn ngứa mau lặn. Ngoài việc ăn trực tiếp bạn có thể ép dưa hấu lấy nước uống để chống ngán. Riêng đối với các trường hợp có thể hàn, hay bị lạnh bụng thì không nên dùng loại nước ép này.
  • Cà chua: Nước ép cà chua cung cấp hàm lượng vitamin C, sắt và chất xơ khá cao. Dùng loại nước này thường xuyên sẽ giúp thanh lọc cơ thể, bổ khí huyết và làm mát da rất có lợi cho những ai đang bị dị ứng thời tiết.
  • Dưa leo ( dưa chuột): Dưa leo giàu nước, chất xơ và vitamin nên có tác dụng thải độc, thanh nhiệt. Đều đặn sử dụng một ly nước ép dưa leo mỗi ngày sẽ giúp da khỏe mạnh hơn để chống lại các triệu chứng của dị ứng thời tiết.

# Chữa bệnh dị ứng thời tiết bằng trà xanh

Thành phần chủ yếu trong trà xanh là polyphenol. Chất này có tác dụng chống oxy hóa, ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do đối với làn da. Ngoài ra, trong y học cổ truyền, trà xanh còn có tác dụng an thần, giải nhiệt, giúp tổn thương nhanh kéo da non.

Cách chữa dị ứng thời tiết bàng trà xanh
Cách chữa dị ứng thời tiết hiệu quả bằng trà xanh

Cách 1: Tắm nước trà xanh

  • Lấy 100g lá trà xanh đem nấu với 2 lít nước
  • Đun sôi khoảng 10 phút rồi gạn nước trà ra pha loãng sao cho đủ tắm
  • Những ngày trời lạnh thì chỉ nên tắm một lần/ ngày. Nhưng những ngày hè nóng nực, người đổ nhiều mồ hôi gây ngứa ngáy dữ dội bạn nên tắm nước trà xanh 2 ngày/ lần.
  • Sau khi tắm xong nên dội người lại bằng nước sạch để loại bỏ tạp chất còn bám trên da.

Cách 2: Uống nước trà đẩy lùi bệnh dị ứng thời tiết từ bên trong

  • Với cách này bạn chỉ cần lấy 1 nắm trà xanh tươi cho vào ấm hãm với nước sôi
  • Đậy kín nắp ấm ủ trà xanh trong 15 phút
  • Rót ra uống nhiều từng ly nhỏ một nhiều lần trong ngày cho hết

** Lưu ý: Không nên uống trà xanh lúc đói bụng sẽ gây cồn cào xót ruột. Bạn cũng không nên dùng trà vào buổi tối nếu không muốn bị mất ngủ.

# Dưỡng ẩm cho da

Hiện tượng dị ứng, mẩn ngứa thường đi kèm với tình trạng khô da. Do đó bạn nên chú ý đến công tác dưỡng ẩm để xoa dịu vùng da đang bị kích ứng và đẩy nhanh quá trình tái tạo của các tế bào da mới.

Ngoài việc uống ít nhất 2 lít nước một ngày thì chúng ta có thể dưỡng ẩm cho da bằng những cách sau:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên sẽ là sự lựa chọn lý tưởng cho làn da đang bị dị ứng.
  • Đắp mặt nạ tự nhiên: Dùng mặt nạ mật ong, dưa leo, bơ hay rau má có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt và đặc biệt là an toàn tuyệt đối cho da. Mặc dù vậy bạn cũng chỉ nên đắp mặt nạ tự nhiên 2-3 lần một tuần vì một số thành phần của chúng có thể khiến da bị ăn mòn.
  • Dùng dầu oliu/ dầu dừa: Chúng rất giàu vitamin E nên có tác dụng dưỡng ẩm khá tốt. Điều quan trọng là chúng không gây kích ứng da nên bạn có thể thoái mái sử dụng trong thời gian dài thay thế cho các loại mỹ phẩm đắt đỏ.

# Chườm nóng hoặc tắm với nước ấm

Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho những người bị dị ứng với thời tiết lạnh. Hơi nóng sẽ giúp giữ ấm cơ thể, đồng thời kích thích lưu thông máu tới nuôi dưỡng tổn thương và xoa dịu cơn ngứa một cách nhanh chóng.

  • Chườm nóng: Bạn cho nước nóng vào túi chịu nhiệt hoặc một chai thủy tinh chườm lên vùng da bị dị ứng cho đến khi nước nguội. Nếu nước quá nóng có thể đắp lên da một lớp khăn mỏng để tránh bị bỏng.
Chườm nóng trị dị ứng thời tiết
Chườm nóng trị dị ứng thời tiết- giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả tức thì
  • Tắm: Trong một bài viết trên trang suckhoe.vnexpress.net số ra ngày 6/1/2016 có chia sẻ, chúng ta nên dùng nước ấm khoảng 44 độ C để tắm. Đây là điều kiện nhiệt độ lý tưởng nhất có tác dụng làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn trên cơ thể mà không gây hại cho da. Tránh tắm với nước quá nóng sẽ gây nguy cơ bỏng mà còn làm mất đi độ ẩm tự nhiên của làn da.

# Tắm lạnh, chườm lạnh

Đối với các trường hợp bị dị ứng với thời tiết nóng thì ngược lại, bạn nên áp dụng phương pháp chườm lạnh và tắm với nước lạnh để giảm các triệu chứng khó chịu của căn bệnh này.

Cách chườm lạnh cũng khá đơn giản: Bạn chỉ cần lấy vài cục đá nhỏ bọc trong một cái khăn hay túi chườm lên da khoảng 15 phút, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần để cắt đứt cơn ngứa.

Khi tắm chúng ta cũng không nên ngâm mình quá lâu trong bồn, chỉ khoảng 3-5 phút là đủ. Nếu tắm bằng vòi hoa sen thì thời gian tắm có thể kéo dài 10-15 phút. Khi tắm không nên kì cọ quá mạnh và tuyệt đối không sử dụng các loại sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh.

Có thể bạn chưa biết: Cách trị dị ứng da mặt bằng lòng trắng trứng gà không hề khó

2. Dùng thuốc chữa dị ứng thời tiết cho từng trường hợp cụ thể

Như đã nói ở trên, hiện tượng dị ứng thời tiết có thể phát sinh nhiều bệnh tật trong cơ thể. Chính vì vậy, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà dùng thuốc điều trị cho thích hợp.

# Thuốc chữa dị ứng thời tiết cho các bệnh ngoài da

Bệnh nhân chủ yếu được dùng các thuốc làm giảm triệu chứng như:

– Thuốc corticoid:

  • Tác dụng: Về phương diện y học, Corticoid có tác dụng kháng viêm, ức chế miễn dịch và chống dị ứng cho tác dụng khá nhanh và mạnh.
  • Các thuốc thường dùng: Hydrocortisone, Triamcinolone, Dexamethasone, Fluocinolone, Betamethasone,…
  • Cách dùng thuốc: Trong các giai đoạn cấp, bệnh nhân có thể bôi 2 ngày/ lần. Sau khi các triệu chứng đã thuyên giảm thì dùng lượng duy trì 2 lần một tuần để tránh tái phát bệnh. Thuốc chỉ được sử dụng trong ngắn hạn và không dùng cho những vùng da mỏng, nhạy cảm.
  • Tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp: Khi dùng corticoid bạn nên thận trọng vì có thể gặp một số tác dụng phụ như teo da, rạn da, da bị ăn mòn, nổi nhiều mụn trứng cá, giãn mạch.

  Thuốc giảm ngứa:

Thuốc giảm ngứa được sử dụng để điều trị các bệnh lý ngoài da do dị ứng thời tiết chủ yếu là thuốc kháng histamin.

  • Tác dụng: Thuốc giúp ức chế sự giải phóng histamin ở các mô dưới da. Nhờ đó phản ứng dị ứng sẽ thuyên giảm, các cơn ngứa ngáy, đỏ da cũng được ức chế.
  • Các thuốc thường dùng: Thuốc kháng histamin đời cũ ( Brompheniramine, Chlorpheniramine, Dimenhydrinate , Doxylamine) ; Thuốc kháng histamin thế hệ mới ( Loratadine, Cetirizine , Fexofenadine,…)
  • Cách sử dụng: Dùng thuốc vào buổi tối, liều lượng và thời gian sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tác dụng phụ thường gặp: Khô mắt, khô miệng, đau bụng, đau đầu, buồn ngủ, mất tập trung
Thuốc trị dị ứng thời tiết
Bệnh nhân cần thận trọng khi dùng thuốc tây chữa dị ứng thời tiết

Bạn không nên bỏ qua: Các thuốc chữa ngứa toàn thân an toàn, hiệu quả ↵ Bác sĩ khuyên dùng

# Thuốc chữa dị ứng thời tiết gây viêm mũi

  •  Thuốc kháng histamin: Loại thuốc này ngoài việc ngăn chặn các cơn ngứa ngáy ở mũi còn có tác dụng ngăn ngừa viêm mũi và chống chảy nước mũi.
  • Thuốc chống co mạch: Dùng Xylometazolin dạng nhỏ hay xịt vào mũi giúp làm thông thoáng lỗ mũi, chống ngạt mũi. Lưu ý, không dùng thuốc kéo dài quá 3 ngày, trẻ em dưới hai tuổi, người bị viêm mũi mãn tính, người có tiền sử bị tăng huyết áp không nên sử dụng loại thuốc này.
  • Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng sinh được chỉ định cho các trường hợp bị viêm mũi dị ứng với thời tiết bao gồm:  Amoxicillin, Loracarbef, Moxicillin-clavulanate… Cần dùng thuốc đúng liều lượng, đủ ngày để vi khuẩn không có khả năng kháng lại kháng sinh.
  • Thuốc corticoid: Được dùng dưới dạng thuốc uống hay thuốc xịt, thuốc nhỏ mũi. Loại thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ nên trường hợp bị viêm mũi dị ứng thời tiết nặng mới được dùng.

Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất kì tác dụng phụ nào không mong muốn xảy ra bạn nên ngưng uống ngay và yêu cầu bác sĩ đổi sang loại khác có tác dụng tương tự nhưng an toàn hơn. Ngoài thuốc, bệnh nhân còn được áp dụng liệu pháp giải mẩn cảm để kiểm soát và phòng tránh bệnh tái phát.

# Thuốc trị dị ứng thời tiết gây đau đầu

Trường hợp này, thuốc giảm đau sẽ là cứu cánh cho người bệnh. Bệnh nhân có thể dùng các thuốc như Panadol, Aspirin, Ibuprofe, Efferalgan… Tránh sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài vì nó có thể gây lệ thuộc  vào thuốc,  tổn thương dạ dày, gan, thận .

# Cách trị dị ứng thời tiết về mắt

Bệnh nhân được chỉ định thuốc kháng viêm Steroids ( Prednisone, Prenisolon…), thuốc kháng histamin để giảm ngứa.

Một số trường hợp cần rửa mắt bằng các sản phẩm nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý để giảm kích ứng, loại bỏ các yếu tố dị nguyên ra khỏi mắt.

Có thể thấy việc dùng thuốc Tây có thể giúp cắt đứt các triệu chứng của dị ứng thời tiết nhanh chóng. Tuy vậy, để tránh những tác dụng phụ xấu cho sức khỏe, bạn không nên tủy tiện sử dụng bất kì loại thuốc nào mà chưa qua thăm khám cũng như chưa được bác sĩ chỉ định.

Cách phòng bệnh dị ứng thời tiết tái phát

Bệnh dị ứng thời tiết có liên quan đến cơ địa nên không thể chữa trị triệt để. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể hạn chế được tần suất tái phát của bệnh bằng những giải pháp rất đơn giản dưới đây:

  • Thường xuyên vệ sinh mắt, mũi bằng nước sạch hoặc bằng nước muối sinh lý. Điều này nên thực hiện mỗi khi bạn ở người đường trở về nhà. Bên cạnh đó, để bảo vệ cho mắt và mũi khỏi bị các yếu tố dị nguyên tấn công, chúng ta cũng nên mang kính và đeo khẩu trang mỗi khi ra khỏi nhà.
  • Quét và lau chùi nhà cửa thường xuyên, dọn dẹp những nơi ẩm thấp để môi trường sống luôn được trong lành, sạch sẽ.
  • Tránh tới những nơi có nhiều khói bụi, phấn hoa hoặc ôm chó mèo nếu bạn không muốn các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết tái phát nhanh chóng.
  • Trường hợp hay bị đau đầu do dị ứng thời tiết:  Người bệnh nên dùng thêm một số loại thuốc bổ như vitamin C, B1, B6, B12. Kết hợp massage vùng đầu, cổ thường xuyên để kích thích lưu thông máu lên não. Chúng sẽ giúp hạn chế được những cơn đau đầu mỗi khi thời tiết thay đổi.
  • Hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm, gia vị trong thực đơn hàng ngày như: Đồ biển, thức ăn chế biến sẵn, tiêu, ớt, nước ngọt có ga hay bia rượu…. Đặc biệt là những trường hợp hay bị phong ngứa do dị ứng thời tiết càng không nên ăn. Những thứ này có khả năng kích thích làm tăng tính nhạy cảm của cơ địa với thời tiết.
  • Vào những ngày có gió mùa, ngày mưa hoặc khi thời tiết trở lạnh: Nên mặc đủ ấm để cơ thể không bị nhiễm lạnh. Tránh tới những nơi có gió mạnh như công viên, vườn hoa vì không khí lúc này có độ ẩm cao nên ẩn chứa nhiều nấm mốc và phấn hoa.
  • Tránh các hoạt động ngoài trời nắng trong thời gian dài bởi khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi sẽ khiến bệnh dị ứng thời tiết có điều kiện tái phát nhanh chóng.
  • Trang phục hàng ngày nên linh động lựa chọn theo mùa: Mùa hè nên mặc quần áo có chất liệu mỏng, thoáng nhưng có khả năng thấm hút mồ hôi cao. Vào mùa đông nên tránh các loại vải có chất liệu len, dạ hay nilong vì chúng gây bí bách và dễ khiến da bị kích ứng.
  • Ăn  rau củ và thường xuyên uống nước ép trái cây để bổ sung các khoáng tố có lợi cho cơ thể. Bổ sung thêm axit folic có trong các loại thực phẩm như trứng, măng tây, súp lơ, ngũ cốc có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Nhờ vậy cơ thể có sức chống đỡ tốt hơn khi gặp các tác nhân gây bệnh tấn công.

Cập nhật lúc: 9:33 AM , 13/09/2021

Bình luận

Cách chữa dị ứng thời tiết nhanh [Mẹo tự nhiên & thuốc phù hợp]

Bình luận

  1. Huỳnh như ý Trả lời

    Em sinh đuọc 6 tháng.. mới đây em ngứa khắp người… cào trầy da mà vẫn không hết kho chịu… sau con ngứa thì xuât hiện từng mảng ngứa..lau lâu lại ngứa ở vị trí mảng đó … mảng màu đỏ có ít da bong tróc.. cho e hỏi có phải dị ứng thời tiết không .. giờ em cho con bú liệu có ảnh hưởng cho sữa mẹ không?? E xin cảm ơn

  2. hưng Trả lời

    em bị dị ứng thời tiết cứ mua lạnh là lại bị làm thế nào cho hiệu quả ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *