Dùng lá trầu không chữa bệnh chàm có được không?

Cách chữa trị bệnh chàm bằng lá trầu không được nhiều người áp dụng nhưng liệu biện pháp dân gian trên có thực sự mang lại hiệu quả? 

Lá trầu không quá quen thuộc trong đời sống văn hóa của nước Việt. Ngoài ra, dân gian còn xem lá trầu như một vị thuốc điều trị các loại bệnh như bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, trong đó có chàm.

Giải đáp thắc mắc: Lá trầu không có chữa được bệnh chàm hay không

Chàm (eczema) là bệnh ngoài viêm da sẩn mụn nước do cơ địa phản ứng với tác nhân nội sinh và ngoại sinh. Bệnh tiến triển qua các giai đoạn; hồng ban, nổi mụn nước, mụn vỡ chảy nước, đóng vảy tiết, bong vảy và Lichen hóa. Bệnh phổ biến ở đối tượng trẻ em hơn người lớn.

Theo Đông Y, lá trầu không có vị cay, tính ấm, mùi thơm nồng, có tác dụng khu phong, sát trùng, tiêu viêm nên thường được dùng để sát trùng cho vết thương, trị đau nhức, táo bón, chữa bệnh đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm, bệnh phổi. Ngoài ra, dân gian còn hay áp dụng lá trầu không đắp trực tiếp lên da hay tắm để trị bệnh ngoài da như lở loét tay chân, mề đay mẩn ngứa, vảy nến, viêm da cơ địa, chàm.

trị bệnh chàm bằng lá trầu không
Đắp lá trầu không đắp trực tiếp lên da hay tắm để trị bệnh ngoài da như lở loét tay chân, mề đay mẩn ngứa, vảy nến, viêm da cơ địa, chàm.

Nói về khả năng điều trị bệnh chàm của lá trầu không, nhờ có tính kháng khuẩn, sát trùng, vị “thuốc kháng sinh tự nhiên” đặc biệt có lợi trong việc ức chế bào nấm, hoạt động của vi khuẩn có hại, đẩy lùi triệu chứng khó chịu của bệnh chàm như mụn nước, tấy đỏ, mẩn ngứa khá an toàn, không gây kích ứng da, không để lại tác dụng phụ.

Một số kết quả nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy trong thành phần của lá trầu không chứa nhiều chất oxy hóa, hợp chất tanin, phenol, tinh dầu, vitamin giúp làm mềm mại da, dưỡng ẩm cho da, tái tạo và phục hồi thương tổn do bệnh chàm gây nên.

Hướng dẫn cách dùng là trầu không trị bệnh chàm

Hiện nay, có rất nhiều cách dùng lá trầu không trị bệnh chàm nhưng không phải cách nào cũng đem lại hiệu quả như mong đợi. Vì thế, áp dụng đúng cách làm con đường ngắn và hiệu quả nhất để nhanh chóng cải thiện triệu chứng bệnh chàm.

Vò nát lá trầu không rồi đắp lên da

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không tươi

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Rửa sạch vùng da bị chàm, dùng khăn lau khô.
  • Vò nát lá trầu không đã được rửa sạch để lá tiết ra tinh dầu rồi đem chà nhẹ lên da, để yên trong 15 – 20 phút.
  • Rửa lại  bằng nước sạch.
  • Thực hiện kiên trì, đều đặn trong khoảng 1 thời gian sẽ thấy mẩn ngứa xẹp dần và lặn đi nhiều.

Lưu ý: Nên dùng lá trầu không tươi vì chúng chứa nhiều tinh dầu hơn.

Dùng nước lá trầu không giã nhuyễn

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vùng da bị chàm, dùng khăn lau khô.
  • Đem lá trầu không giã nhuyễn, chắt lấy phần nước, bỏ bã.
  • Dùng bông thấm nước lá trầu không chấm lên vùng da bị chàm và để khô tự nhiên, để qua đêm.
  • Rửa sạch da bằng nước vào sáng hôm sau.
  • Thực hiện cách trên từ 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ thấy công hiệu.

Tắm nước lá trầu không

Với phương pháp này, bệnh nhân có thể sử dụng lá trầu không khô hoặc tươi đều được.

Chuẩn bị; 1 nắm lá trầu không

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Lá trầu không đem rửa sạch, cho vào nồi nước, đun sôi trong vòng 15 – 20 phút.
  • Sử dụng hỗn hợp trên đem pha loãng thành nước tắm.
  • Có thể dùng bã trầu chà xát lên vùng da bị bệnh để tăng độ hiệu quả.
  • Thực hiện hằng ngày để nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng khó chịu của bệnh.

Lưu ý: Pha nước tắm ở nhiệt độ vừa phải. Không dùng nước quá nóng sẽ gây bỏng nhưng cũng không tắm nước lạnh vì lỗ chân lông không được nở to để đón nhận tinh chất.

Một số lưu ý khi trị bệnh chàm bằng lá trầu không

Cách dùng lá trầu không trị chàm được dân gian áp dụng hàng ngàn năm quan. Cách trị bệnh rẻ tiền, đơn giản, lành tính, cải thiện được bệnh mà hầu như không đem lại tác dụng phụ. Bà bầu, trẻ sơ sinh có thể áp dụng hiệu quả mà không lo bị kích ứng.

Tuy nhiên, để trị bệnh chàm bằng lá trầu không hiệu quả, cần lưu ý một số điều sau:

  • Cách trên chỉ áp dụng cho đối tượng bị chàm nhẹ, các trường hợp bệnh nặng bà, bệnh nhân nên đến cơ ở y tế, thăm khám và trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để tìm hướng giải quyết khoa học và phù hợp.
  • Hiệu quả điều trị của bài thuốc phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mỗi người.
  • Trong khi điều trị bệnh chàm bằng lá trầu không, bệnh nhân cũng cần chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể. Uống nhiều nước, bổ sung nhiều thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ phục hồi và tái tạo da. Có biện pháp che chắn, bảo vệ da khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, độc hại.

Lá trầu không có thể trị được bệnh chàm. Hơn nữa, những bài thuốc chữa bệnh được nhiều người đánh giá cao về độ công hiệu. Tuy nhiên, bài thuốc chỉ có tác dụng khắc phục triệu chứng chứ không thể trị bệnh triệt để. Bệnh có liên quan nhiều đến yếu tố cơ địa nên cách tốt nhất là bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để thăm khám, phát hiện nguyên nhân và có biện pháp điều trị triệt để.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:

Cập nhật lúc: 12:59 PM , 15/09/2021

Bình luận

Dùng lá trầu không chữa bệnh chàm có được không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *