Trị rạn da bằng lăn kim tại nhà có được không?

Chào chuyên gia và ban biên tâp, em muốn hỏi là trị rạn da bằng lăn kim ngay tại nhà có hiệu quả không ạ? Em nghe nói phương pháp này giúp da hết các vết rạn mà còn mịn màng và sạch mụn, không biết có đúng không ạ? Mong nhận được câu trả lời của chuyên gia ạ, em cảm ơn.

Bạn Thúy Linh, đường Nguyễn Kiệm, Gò Vấp thắc mắc.

Trị rạn da bằng lăn kim tại nhà
Trị rạn da bằng lăn kim

Giải đáp thắc mắc:

Bạn Thúy Linh thân mến, trước tiên xin cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi thắc mắc về cho chúng tôi. Sau đây, chúng tôi xin trả lời thắc mắc của bạn về phương pháp trị rạn da bằng lăn kim. Đây là một công nghệ đã cũ trong các liệu pháp điều trị rạn da, tuy nhiên không phải vì thế mà nó kém hiệu quả.

Một lời khó nói hết vấn đề trị rạn da bằng lăn kim có hiệu quả không, do đó chúng tôi mời bạn cùng tham khảo ưu và nhược điểm cũng như giá thành khi trị rạn ra bằng lăn kim.

Nguyên nhân gây rạn da

Rạn da là hiện tượng xảy ra khi các hormone trong cơ thể thay đổi quá nhanh, khiến các tế bào da không thích ứng kịp làm da xuất hiện các vết rạn và để lại sẹo, thâm.

Một số nguyên nhân chính gây ra chứng rạn da, có thể kể đến như sau:

  • Mang thai là nguyên nhân hay gặp nhất của chứng rạn da. Khi mang thai trọng lượng cơ thể tăng nhanh, khiến da không kịp sản sinh tế bào biểu bì nên bề mặt da bị tổn thương hình thành vết rạn và sẽ để lại sẹo.
  • Rạn da là chứng bệnh có di truyền, do đó nếu mẹ bạn có bệnh rạn da thì rất dễ di truyền sang con gái.
  • Ngoài ra, một số nguyên nhân gây ra chứng rạn da có thể kể đến như do da khô hay sử dụng một loại thuốc trong một thời gian dài.
  • Vết ran da là sự đứt gãy của các bó sợi collagen và nó sẽ có các biểu hiện khác nhau theo thời gian và nó không thể tự hết được, nó chỉ thay đổi màu sắc và diện tích của vết rạn mà thôi.

Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các vết rạn lại làm mất thẩm mỹ từ đó tác động đến tâm lý của chị em, nên điều trị chứng này dứt điểm càng sớm, càng tốt.

Trị rạn da bằng lăn kim tại nhà có hiệu quả không?

Phương pháp lăn kim hay còn gọi là liệu pháp vi điểm được đánh giá là tương lai của ngành thẩm mỹ nhờ khả năng làm đẹp toàn diện và tính an toàn khá cao gần như là tuyệt đối trong việc điều trị các chứng như mụn, sẹo lõm, sẹo lòi, trị nám, thâm, rạn da, thậm chí là hói đầu.

Kim lăn là một thiết bị y tế có hình ống được găn các kim siêu nhỏ được thiết kế từ các vật liệu đặc biệt tạo nên độ cứng tối ưu không làm tổn thương bề mặt da. Cơ chế tác dụng của lăn kim trị rạn da là đi sâu vào cấu trúc da, gây ra vô số “tổn thương giả” khiến cơ thể “hiểu nhầm” tình trạng của da, tăng cơ chế tự làm lành vết thương, kích thích sản sinh collagen từ đó điều trị các vết rạn da hiệu quả.

☆ Chia sẻ về phương pháp điều trị rạn da bằng lăn kim tại nhà, một bà mẹ 4 con có nickname là Cassci, hiện ở bang Ohio, Hoa Kỳ đã có bình luận đầy phấn khích trên một trang chuyên về làm đẹp và thẩm mỹ.

Theo Cassci thì sau khi sinh 4 đứa con thì vùng bụng của cô chi chít vết nhăn, rạn, xồ xề và xấu xí, cử rằng phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ là cách duy nhất để cô lấy lại vẻ đẹp tuổi đôi mươi. Nhưng rồi cô chọn thử phương pháp điều trị rạn da bằng lăn kim đơn giản vì nó rẻ, đơn giản.

Tuy nhiên sau 4 tuần sử dụng phương phá trị rạn da bằng lăn kim, Cassci đã có kết quả điều trị vượt mong đợi. Theo chỉ sẻ của Cassci thì cô dùng 2 kích thước kim lăn, một dài và một ngắn. Kim ngắn cô sẽ lăn từ một đến hai lần mỗi ngày, còn kim dài thì sử dụng 2 tuần một lần, kết hợp với các sản phẩm trị rạn da để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

 phương pháp trị rạn da bằng lăn kim tại nhà
Chia sẻ của người dùng về phương pháp trị rạn da bằng lăn kim

☆ Một độc giả xin được giấu tên cũng có chia sẻ về phương pháp trị rạn da bằng lăn kim như sau:

Em bị rạn da từ năm 15, 16 tuổi gì đó đến nay cũng 20 rồi. Em đã từng dùng nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng dầu dừa, nha đam, khoai tây hay dúng các thuốc trị rạn da được quảng cáo trên mạng nhưng đều không có tác dụng gì cả. Cho đến gần đây, khoảng 3 tháng thì em bắt đầu sử dụng phương pháp trị rạn da bằng lăn kim ngay tạ nhà. Em dùng kim cỡ nhỏ, có đầu 1,5mm để lăn hàng ngày.

Sau 2 tuần đều đặn, em đã rất bất ngờ khi thấy vùng đùi trái và bụng đã trở nên bằng phẳng, láng mịn trái ngược hoàn toàn so với các vết rạn chằng chịt trước kia.

Có thể thấy phương pháp trị rạn da bằng lăn kim rất hiệu quả và được nhiều chị em đã chứng nhận. Tuy nhiên, phương pháp nào cũng có ưu và nhược điểm cảu riêng nó, chúng tôi sẽ nêu bên dưới đây.

Ưu điểm của phương pháp trị rạn da bằng lăn kim tại nhà

  • Đơn giản, không để lại sẹo, không gây tổn thương biểu bì da.
  • Hiệu quả tương đối cao.
  • Chi phí khá phù hợp với túi tiền của cộng đồng.

Nhược điểm của phương pháp:

  • Thời gian điều trị tương đối dài, thông thường từ 1 đến 3 tháng.
  • Có nguy cơ nhiễm trùng cao, nếu không có biện pháp vệ sinh và bảo vệ vùng điều trị.

Do đó, nếu bạn lựa chọn điều trị rạn da bằng lăn kim tại nhà thì nên có phương pháp bảo vệ vùng da điều trị. Hoặc nếu lựa chọn điều trị tại thẩm mỹ viện thì nên chọn nơi uy tín, có đội ngũ chuyên gia cao và sử dụng bộ kim lăn riêng để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho bạn.

Trị rạn da bằng lăn kim bao nhiêu tiền?

Trị rạn da bằng lăn kim bao nhiêu tiền?
Trị rạn da bằng lăn kim bao nhiêu tiền?

Một bộ sản phẩm lăn kim chất lượng hiện nay có giá khoảng 3 triệu đồng, bao gồm bộ kim lăn và serum điều trị rạn da sau khi lăn kim để có hiệu quả điều trị cao nhất.

Còn nếu bạn lựa chọn thực hiện lăn kim trị rạn da ở các thẩm mỹ viên thì giá dao động từ 3 đến 5 triệu đồng, thời gian điều trị 60 phút cho một lần. Tuy nhiên bạn cần chú y lựa chọn thẩm mỹ viện uy tín để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Trên đây là một vài chia sẻ về phương pháp trị rạn da bằng lăn kim, hy vọng nó có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn thành công và xinh đẹp.

Ngoài cách trị rạn da bằng lăn kim bạn có thể áp dụng 3 cách trị rạn da “vừa rẻ vừa nhanh” ai dùng cũng hết

Cập nhật lúc: 1:41 PM , 12/09/2021

Bình luận

Trị rạn da bằng lăn kim tại nhà có được không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *