Chàm khô tróc vảy là dạng phổ biến nhất của bệnh chàm với các triệu chứng như bong tróc, tổn thương da dễ dẫn đến bội nhiễm, khó điều trị do dễ nhầm lẫn và chưa xác định được nguyên nhân. Thông tin đầy đủ xoay quanh bệnh chàm khô đầu ngón tay, ngón chân và liệu pháp điều trị bệnh chàm hiệu quả từ thảo dược sẽ có trong nội dung sau.
Bệnh chàm khô tróc vảy là gì? Chàm khô có lây không?
Chàm khô (eczema) còn được gọi là bệnh á sừng là tình trạng viêm da mạn tính thường gặp do da quá khô, thiếu ẩm dẫn đến tình trạng bong tróc, nứt nẻ. Chàm khô thường hay xuất hiện tại da chân, da tay. Chàm khô tróc vảy thường tái phát theo mùa, nhất là mùa đông, khi tiết trời hanh khô.
Dựa vào thời gian phát bệnh cũng như triệu chứng biểu hiện, có thể phân chàm khô thành ba giai đoạn:
- Giai đoạn cấp tính: Da xuất hiện hồng ban, phù nề, chảy dịch, đóng mài.
- Giai đoạn bán cấp: Da khô, nứt nẻ.
- Giai đoạn khô da: Da khô nặng, ngứa, nứt nẻ, trường hợp nặng có thể gây chảy máu.
Những dấu hiệu bong tróc và tổn thương ngoài da khiến nhiều người lo ngại bệnh chàm có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, thực tế bệnh chàm không có khả năng lây từ người bệnh sang người lành, không có tác nhân lây nhiễm. Ngoại trừ trường hợp yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con cái với tỷ lệ cao. Khoảng 40% người bệnh di truyền bệnh chàm cho con cái và tỷ lệ này là 60% nếu cả bố và mẹ cùng mắc bệnh chàm.
Triệu chứng của bệnh chàm khô tróc vảy và những biến chứng
Giống như những thể bệnh khác của chàm, triệu chứng của chàm khô có nhiều điểm tương tự, đều là: da nổi hồng ban, mụn nước, bong tróc, đóng vảy, sừng hóa. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh ở mỗi giai đoạn phát triển lại có những điểm đặc trưng riêng biệt.
Ngứa, nổi phù trên da
Trên bề mặt da xuất hiện mảng da hồng, tấy đỏ, hơi phù nề, ranh giới không rõ ràng, trên bề mặt có lớp mụn trắng li ti, kèm theo cảm giác ngứa. Ngứa nhiều khiến bệnh nhân gãi, vùng da bị gãi sẽ nổi phù, dễ bị tổn thương.
Da nổi mụn nước
Những mụn trắng nhỏ li ti bắt đầu lớn dần lên, hình thành mụn nước. Các mụn nước có thể tự vỡ hoặc vỡ do yếu tố tác động bên ngoài (chủ yếu là do gãi, nặn). Sau khoảng 2 – 3 ngày vỡ, chúng sẽ tạo thành những mảng chàm lớn, gây chàm bội nhiễm.
Bong tróc da
Chất dịch sau khi chảy ra hết sẽ bắt đầu khô lại, đóng vảy, bong tróc, nứt nẻ, thậm chí gây chảy máu. Tại vùng da bị bong tróc, lớp da non mới mỏng hơn, nhẵn hơn sẽ hình thành. Lớp da mới, da cũ đóng vảy xen lẫn nhau khiến bề mặt da trở nên xù xì, thô ráp.
Phân biệt chàm khô và chàm ướt:
Một thể chàm khác, tên gọi có tính chất trái ngược với chàm khô đó là chàm ướt.
- Những mụn nước trong chàm ướt thường chứa dịch hoặc mủ. Chúng rất dễ bị vỡ, đặt biệt là khi gãi mạnh, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu. Lớp vảy sần thường kèm theo mủ nước.
- Trong khi đó, chàm khô thường phát triển theo giai đoạn, mỗi giai đoạn đều gây khô ngứa, khó chịu. Đến giai đoạn cuối cùng, lớp da sẽ bong tróc, nứt nẻ thành mảng.
Bệnh chàm khô nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Những tổn thương, bong tróc, nứt nẻ trên da dễ gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, bội nhiễm. Chàm bội nhiễm sẽ rất khó điều trị do tình trạng kháng thuốc. Sau điều trị thường để lại sẹo xấu.
Nguyên nhân gây chàm khô tróc vảy
Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh chàm khô, chỉ biết được rằng, bệnh có liên quan mật thiết đến những yếu tố sau:
Bệnh chàm khô do cơ địa
- Gia đình bệnh nhân có người bị chàm tăng nguy cơ bị chàm khô.
- Cơ địa bệnh nhân nhạy cảm, dễ bị dị ứng với một số chất gây dị ứng.
- Do rối loạn nội tiết và hoạt động của hệ cơ quan bên trong cơ thể như: hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa…
- Người có tiền sử mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm đại tràng, hen suyễn, viêm gan B… có nguy cơ bị chàm khô tróc vảy cao hơn người bình thường.
Bị chàm khô bong tróc do dị ứng nguyên
- Do ảnh hưởng của thuốc chữa bệnh: thuốc tê, clorocid, sulfamid, penicillin, streptomycin.
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất: thuốc nhuộm, xi măng, nguyên liệu làm cao su, lưu huỳnh, cao su, dầu mỡ, than đá, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc, phấn sáp, kem bôi mặt, các dung dịch có tính kiềm hay axit mạnh…
- Các sản phẩm vị sinh có cơ chế dị ứng: nấm, vi khuẩn siêu vi… khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ bị chàm khô.
- Các yếu tố vật lý: Ánh sáng mạnh, độ ẩm thấp, da thường xuyên cọ xát với vật dụng khác khiến cho bề mặt da thiếu ẩm, tăng nguy cơ bị chàm khô tróc vảy.
Nguyên nhân do sinh hoạt hằng ngày
- Vệ sinh cá nhân kém cũng là một trong những yếu tố tác động đến da, tăng nguy cơ bị chàm khô tróc vảy.
- Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn nhiều đồ cay nóng.
Cách điều trị bệnh chàm khô tróc vảy hiệu quả
Bệnh chàm khô được chữa trị thành công khi căn nguyên gây bệnh được đẩy lùi, kìm hãm triệu chứng và khả năng tái phát. Sau đó, người bệnh cần cải thiện tình trạng thương tổn trên da. Một số phương pháp chữa bệnh chàm được áp dụng hiện nay gồm:
Thuốc Tây trị bệnh chàm khô tróc vảy
Căn cứ vào các giai đoạn tiến triển của chàm khô, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thuốc điều trị phù hợp.
Trong toa thuốc bệnh nhân bị chàm khô bao giờ cũng có thuốc bôi. Thuốc điều trị tại chỗ, giúp kháng viêm, giảm đau, ngứa rát, ngăn tình trạng nhiễm khuẩn, kìm hãm sự lây lan của bệnh.
- Đối với chàm khô giai đoạn cấp: Lúc này, bạn chỉ cần bôi một số dung dịch có tính sát khuẩn, sát trùng nhẹ như Eosin 2%, Milian.
- Đối với chàm khô giai đoạn bán cấp: Lúc này, da đã khô, có biểu hiện nứt nẻ. Thuốc được chỉ định phù hợp là kem chứa corticoid như Ellome, Eumovate. Lưu ý, chỉ định thuốc trên trong thời gian ngắn (7 – 10 ngày), không dùng quá thời hạn quy định.
- Đối với giai đoạn khô da: Da thiếu ẩm nghiêm trọng. Người bệnh sẽ được chỉ định thuốc làm mềm, chống khô da như Ellgy, Softerin.
Bên cạnh việc dùng thuốc bôi điều trị tại chỗ, những loại thuốc uống trị bệnh chàm khô sẽ giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh. Một số thuốc uống điều trị gồm:
- Thuốc an thần và chống ngứa: gồm hismanal, histalong, chlopheniramin, trexyl, Allegra Allergy, Astelong, dimedrol, peritol.
- Thuốc giải mẫn cảm, vitamin C liều cao có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi được dị nguyên gây chàm khô.
Hầu hết những loại thuốc tây chữa chàm khô đều chỉ dừng ở mức khắc phục triệu chứng, kìm hãm sự phát triển và lây lan của chàm khô chứ không thể trị khỏi được tận gốc. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc tây, đặc biệt là thuốc Corticoid trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Do đó, khi dùng thuốc tây chữa chàm khô, cần tuân thủ quy định, hướng dẫn dùng thuốc để công tác trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.
Cách chữa chàm khô dân gian giảm nhẹ triệu chứng
Chàm khô là bệnh ngoài da, vì thế nhiều người có xu hướng chọn cho mình những bài thuốc dân gian làm cách chữa bệnh chàm tại nhà nhằm giảm nhẹ triệu chứng. Một số mẹo dân gian thường được áp dụng gồm:
- Chữa bệnh chàm khô bằng dầu dừa: Dùng dầu dừa trị chàm được thực hiện như sau: bôi dầu dừa lên vùng da bị chàm sau khi tắm, để khoảng 20 phút thì rửa sạch bằng nước.
- Chữa bệnh chàm khô đầu ngón tay bằng khoai tây: Khoai tây chứa nhiều chất có tác dụng diệt khuẩn, dưỡng ẩm cho da, làm mềm da. Dùng nước ép khoai tây bôi lên vùng da bị chàm sẽ làm giảm sưng tấy, dịu làn da, cải thiện tình trạng viêm.
- Chữa chàm khô bằng lá trầu không: Người bệnh chàm khô có thể dùng nước ép lá trầu không bôi lên vùng da chàm hoặc sao nóng lá, đắp lên vùng da bị chàm cũng mang lại hiệu quả tương tự.
- Mẹo chữa bệnh chàm bằng nha đam: Bôi trực tiếp nha đam hoặc nha đam đã được tinh chế thành gel lên vùng da bị chàm khô, để khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước ấm. Thực hiện đều đặn sẽ thấy cải thiện triệu chứng.
Chữa bệnh chàm khô tróc vảy bằng Đông y – AN TOÀN, HIỆU QUẢ
Giải pháp từ Tây y, mẹo dân gian chỉ mới giải quyết được phần ngọn của bệnh. Căn nguyên bệnh vẫn chưa được giải quyết nên dễ tái phát dai dẳng. Chính vì thế, giải pháp chữa chàm khô từ Đông y được nhiều người bệnh tin tưởng vì an toàn, lành tính mà hiệu quả toàn diện.
Nổi bật trong điều trị chàm khô tróc vảy bằng Đông y đó chính là bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc được phát triển từ hơn 100 bài thuốc cổ phương với cốt lõi là bài thuốc cổ Trợ tạng bì của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, bài thuốc chữa viêm da bí truyền của dân tộc Tày – Tây Bắc. Qua nghiên cứu và thử nghiệm chuyên sâu, bài thuốc được làm mới, gia giảm cho phù hợp với cơ địa người hiện thời. [CHI TIẾT NGUỒN GỐC BÀI THUỐC XEM TẠI ĐÂY]
Lấy nguyên tắc điều trị “trong uống ngoài bôi”, Thanh bì dưỡng can thang một mặt giải quyết triệu chứng bệnh, mặt khác đi sâu loại bỏ căn nguyên bệnh. Với 3 chế phẩm: Thuốc ngâm rửa, thuốc bôi ngoài, thuốc uống trong tạo nên tác động kép toàn diện theo công thức “3 trong 1”. Nhờ đó, bệnh chàm khô tróc vảy được loại bỏ triệt để, hạn chế tái phát.
Sự kết hợp của thuốc bôi và ngâm rửa giúp vùng da bị bệnh được LÀM MỀM, THÚC ĐẨY SẢN SINH TẾ BÀO MỚI VÀ RÚT NGẮN THỜI GIAN LÀM LÀNH. Đồng thời, khu vực tổn thương cũng được sát khuẩn, ngăn chặn nguy cơ lây lan và bội nhiễm thứ phát. Riêng bài thuốc uống cho hiệu quả GIẢI ĐỘC, THANH LỌC CƠ THỂ từ bên trong, củng cố hàng rào miễn dịch và NGĂN TÁI PHÁT HIỆU QUẢ.
ĐỌC NGAY: Thanh bì dưỡng can thang XỬ LÝ chàm – eczema CHUYÊN SÂU chỉ với 1 LIỆU TRÌNH
Với sự kết hợp hoàn hảo của 30 vị thuốc Nam như tang bạch bì, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, đơn đỏ,… tăng thêm dược tính và hiệu quả điều trị cho bài thuốc. Đặc biệt, đây đều là những dược liệu sạch được thu hái theo đúng tiêu chuẩn GACP – WHO an toàn. Tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng bệnh của từng bệnh nhân các bác sĩ sẽ gia giảm vị thuốc cho phù hợp, mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Chính vì vậy, Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả toàn diện, hạn chế tái phát lâu dài, an toàn, không tác dụng phụ. Bài thuốc phù hợp với nhiều đối tượng, trong đó có chàm khô ở trẻ em, phụ nữ mang thai, người có chức năng gan thận suy yếu.
Theo thống kê tại hệ thống Phòng chẩn trị Y học cổ truyền (YHCT) Thuốc dân tộc, trong tổng số 100 bệnh nhân bị chàm điều trị bằng Thanh bì Dưỡng can thang có: 97 người hết hoàn toàn triệu chứng sau 2 – 3 tháng và trong đó có 5 người thái phát do tính chất công việc tiếp xúc với hóa chất. 3 người giữ nguyên tình trạng bệnh do cơ địa không đáp ứng hoặc không tuân thủ điều trị dẫn đến thuốc mất tác dụng.
Rất đông bệnh nhân đã tin dùng Thanh bì Dưỡng can thang và cho những phản hồi tích cực về hiệu quả của bài thuốc:
NÊN ĐỌC: Thanh bì Dưỡng can thang được đông đảo bệnh nhân ĐÁNH GIÁ CAO, chuyên gia KHUYÊN DÙNG
Đánh giá cao hiệu quả của bài thuốc, Chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đã giới thiệu Thanh bì Dưỡng can thang tới khán giả cả nước. Cụ thể, trong số phát sóng ngày 16/11/2019 , chương trình đã nhận định Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp Y học cổ truyền HOÀN CHỈNH, CHUYÊN SÂU nhất hiện nay.
Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:
Chăm sóc bệnh nhân chàm khô tróc vảy, tránh tái phát
Triệu chứng bệnh chàm khô có thể được cải thiện cũng như hạn chế tái phát nếu người bệnh có chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và phòng ngừa phù hợp. Một số lưu ý khi bị bệnh chàm như sau:
- Người bệnh chàm nên ăn: Các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin A, C, E… như: Cam, chanh, dưa leo, cà rốt, rau có màu xanh đậm, rau họ cải, súp lơ… Các thực phẩm này giúp thanh nhiệt, giảm các triệu chứng chàm khô, cung cấp dưỡng chất đến da. Các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu omega – 3, protein và chất béo lành mạnh.
- Uống nhiều nước hàng ngày để cấp ẩm cho da, bổ sung thêm nước ép trái cây để tăng cường vitamin và khoáng chất, tăng sức đề kháng.
- Bị chàm nên kiêng ăn: Thực phẩm dễ gây dị ứng, kích ứng, kích hoạt phản ứng viêm và ngứa da như hải sản, tôm, cua, thịt bò… Hạn chế thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn sẵn. Kiêng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.
- Hạn chế tắm bằng nước nóng với xà phòng có tính chất tẩy mạnh. Thay vào đó, bên dùng sản phẩm dịu nhẹ, ít kích ứng cho da.
- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa như bột giặt, nước rửa chén… Khi tiếp xúc, nên mang theo găng tay để bảo vệ da.
- Hạn chế gãi khi bị chàm khô tránh tổn thương da.
- Thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm để lấy lại độ ẩm cho da, cải thiện tình trạng da khô, bong tróc vảy do chàm. Nên chọn sản phẩm dưỡng ẩm có thành phần dầu cao. Đối với người có da nhạy cảm, có thể dùng kem dưỡng ẩm dạng mỡ bôi lên da trước khi đi ngủ.
Chàm khô tróc vảy khiến người bệnh nhân đau đớn, khó chịu, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và công việc. Để được tư vấn điều trị chàm khô hiệu quả, an toàn bằng liệu pháp thảo dược tự nhiên, người bệnh vui lòng liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc ngay hôm nay.
- Cơ sở Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định – SĐT, Zalo: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
- Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 6699 – 0932 064 179
- Website: Thuocdantoc.org Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Bạn đọc có thể tham khảo thêm:
Thấy bải bài thuốc thanh bì dưỡng can thang này có hẳn 3 loại thuốc mà em thì sợ uống thuốc sắc lắm mà lại không có thời gian nữa chứ, liệu em dùng 2 loại thuốc bôi và thuốc ngâm rửa được không vậy?
bạn ơi mình dùng thuốc này rồi, dùng thuốc ngâm rửa và thuốc bôi thì chắc không đủ bạn nên qua trung tâm hoặc gọi điện đến trung tâm để bác sỹ tư vấn cho chứ không dùng linh tinh được đâu, sđt trung tâm này: 0983 059 582
Bạn dùng thuốc phải theo liệu trình của bác sĩ chứ không phải thích dùng loại nào thì dùng đâu, không thì mất công bào chế ra bài thuốc đâu bạn,tốt nhất mình đã dùng thì phải dùng theo đúng liệu trình bác sỹ cho thì mới có hiệu quả được, chứ không tiền mất lại không có hiệu quả lại phí công ra.
Ui bạn lo gì thuốc bên trung tâm này họ sắc sẵn cho rồi không cần phải mất công đun nấu gì đâu, cũng dễ uống lắm không khó uống đâu nên phải dùng cả 3 loại thì mới đem lại hiệu quả tốt nhất được nha, vì thuốc uống là điều trị bên trong mà bỏ làm sao được, có gì cứ qua trung tam bác sĩ giaỉ thích cho nhe hoặc vào link này mà tìm hiểu về thuốc:
https://thuocdantoc.vn/benh/thanh-phan-bai-thuoc-thanh-bi-duong-can-thang
Thấy bảo thuốc này có cả dạng viên nữa à mọi người, dùng dạng viên có bằng dạng thang không?
Tớ đang dùng dạng viên đây thấy hiệu quả lắm nè, trước cũng nghĩ dùng đông y thì phải dùng dạng sắc tốt hơn nhưng từ khi được bs tư vấn cho dùng dạng viên hoàn này thấy tiện lợi vô cùng, không mất thời gian mà lại dễ sử dụng, công dụng thì lại như nhau nữa nên tội gì mà không dùng, còn đâu ai thích dùng dạng thang vân có nhé, trung tâm họ sắc sẵn luôn cho rồi, qua đó mà dùng thuốc đi nha.
Bé con nhà mình năm nay 4 tuổi chẳng hiểu sao bị bong tróc từng đám trên người , da sần lên khô ngứa lắm khó chịu cả đêm quấy khóc không ngủ được, chẳng hiểu sao mà đi khám bác sỹ bảo bị chàm khô xong cho thuốc tây về bôi cả tuần nay chưa thấy tiến triển gì mà trên da con cứ đỏ lên mình không yên tâm lắm, không biết có mẹ nào có con bị giống như vậy chưa à, thì chỉ giúp mình các điều trị với
Trẻ con bị bệnh chàm này thì chỉ cần cho tắm nước mướp đắng với 1 tuần 2-3 lần là vừa lành tính mà làm mát da nữa, nhưng tắm ít thôi chứ đừng pha đặc quá thì cái gì nhiều quá cũng không tốt đâu, mà cách làm đơn giản lắm, chỉ cần lấy quả 1 -2 quả mướp đắng xanh bỏ hat đi xay lấy nước pha với nước ấm tắm cho bé là được nha chị, mùa hè rất nhiều người làm cho con tắm cái đấy đó.
Tôi dùng đủ các mẹo dân gian như là tắm lá trầu không rồi bôi dầu dừa rồi mà cũng chả thấy hiệu quả gì cả, dùng mấy tháng rồi chứ có phải ít đâu, giờ nản quá dùng thuốc tây thì sợ ảnh hưởng không dám cho con dùng, chắc phải chuyển qua dùng nốt đông y xem sao mới được.
Con trai mình sau 1 đợt điều trị thuốc kháng sinh mà toàn thân phát ban dưới dạng những đốm nhỏ màu hồng trên cổ tay chân, bụng , lưng sinh ra ngứa ngáy bong tróc nứt nẻ da mà may thay được bác hàng xóm giới thiệu sang trung tâm thuốc dân tộc kiểm tra và dùng thuốc thanh bì dưỡng can thang mà con mình đã khỏi hẳn không còn thấy các nốt phát ban cũng không còn thấy ngứa ngáy bong tróc da nữa, thuốc của trung tâm này đúng là hiệu quả thật ý.
Ui may quá tui cũng đang tìm hiểu bài thuốc này cho tui nì, tui cũng đang bị phát ban, ngứa ngáy khắp người sau 1 đợt dùng thuốc ks kéo dài đây, mà quảng cáo viết hay quá nên còn chưa tin lăm, mà không biết có điều trị được cho những lứa tuổi nào không nhỉ, không biết con bạn điều trị ở đó thì điều trị như nào thuốc uống hay thuốc bôi mà dùng bao lâu thì khỏi được vậy bạn.
Thanh bì dưỡng can thang này tốt và hiệu quả đó, dùng được cho mọi lứa tuổi nha, bạn nên đến tận nơi bác sỹ khám kỹ càng hơn đó, mình đã đến tận nơi đây khám có bác sỹ tuyết lan khám và kê đơn thuốc này gồm có cả thuốc uống và cao bôi ngoài da còn có thêm cả thuốc để tắm rửa hoặc ngâm đó, bác sỹ còn dặn dò kỹ lưỡng về cách dùng cho bé nữa đó, dùng trong khoảng hơn 3 tháng thôi là khỏi hẳn các triệu chứng ngứa ngáy mẩn ửng đỏ đó, đến giờ hơn 1 năm rồi mà mình cũng không thấy bị tái lại bệnh nữa đó. bạn cứ thử đến nơi mà khám xem sao.
Dùng thuốc này mất nhiều thời gian nhỉ, lâu thế thì chi phí hết nhiều không chị?
Đây là thuốc đông y làm sao mà nhanh được như tây y thông thường cứ phải tầm 2-4 tháng tùy tình trạng bệnh, đã xác định dùng đông y thì phải chịu khó kiên trì mà dùng sẽ có hiệu quả đó, điều trị tận gốc được bệnh nên cứ kiên trì dùng đi nha, chi phí cũng tùy từng người nên cứ qua đó mà khám thì mới biết cụ thể nha, hoặc gọi điện vào đây mà tư vấn nha: 0287109669
Em thì bị mấy năm dùng thuốc tây chữa tốn kém lắm, mỗi 1 tháng điều trị dùng thuốc hết mấy triệu tiền thuốc , nghĩ nhiều lúc tiền lắm mà còn chả khỏi được bệnh nghĩ cũng nản nhưng từ kghi chuyển sang điều trị đông y 2 triệu rưỡi / tháng mà thấy ổn định đươc lâu dài thì quá rẻ ấy. Tiền như thế mà được thuốc tốt thì em cũng phải cố theo cho bằng được, chị vào đây mà tìm hiểu chi tiết gái cả thuôc này nha:https://drbacsi.com/thanh-bi-duong-can-thang/
chi phí thuốc 2,5 triệu/ tháng / tháng so với tây y thì có vẻ hơi mắc nhỉ nhưng hiệu quả điều trị mà ổn định được lâu dài như thế thì cũng đáng ạ. Để em sắp xếp rồi cố gắng qua khám với theo thuốc xem sao, không biết dùng có khỏi được như chị không nữa. Cám ơn chị đã chia sẻ những kinh nghiệm
Cho hỏi trung tâm này có địa chỉ nào ở trên Bắc giang không nhỉ để tôi qua khám với?
Trung tâm này có 3 cơ sở đó bạn, ở Băc Giang thì không có cơ sở nào cả nhưng bạn có thể qua cơ sở ở HN cho gần nha, địa chỉ cụ thể đây bạn tiện đâu thì qua đó nhe:
HÀ NỘI
Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: (024)7109 6699
HỒ CHÍ MINH
Số 145 Hoa Lan, Phường 2, quận Phú Nhuận, TP. HCM
Điện thoại: (028)7109 6699
Cảm ơn thông tin của mọi người nha, em sẽ cho bé nhà em qua trung tâm khám xem sao hi vọng là khỏi được.
Em muốn mua bài thuốc Thanh bị dưỡng can thang để cho chồng điều trị, nhưng mà ở xa quá biết làm thế nào đấy ạ, Trung tâm có thể gửi về tận nhà cho em được không.chồng em dùng nhiều thuốc rồi cũng muốn điều trị cho khỏi hẳn, đọc được mọi người chia sẻ về bài thuốc này nên đang hy vọng thuốc này chữa được
Mua qua mạng làm gì có bệnh thì nên nghỉ 1 ngày mà đi khám tận nơi cho yên tâm chứ gửi về thế này biết thế nào mà dùng, lại không đảm bảo chất lương, tôi hay qua trực tiếp trung tâm ở đây này: : 145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, HCM sđt: 0287109669
Trung tâm người ta là trung tâm có uy tín mà thuốc do tự họ bào chế ra là thuốc độc quyền thì làm gì có ai mà có thuốc giống thế mà gửi hàng nhái cho bạn được chứ, bạn có thể liên hệ sđt hoặc app zalo sđt này 0983 059 582 sẽ có bác sỹ tư vấn kỹ càng về cách thức khám và gửi thuốc về cho bạn nha, mình đặt thuốc theo trung tâm này nhiều rồi mà mình cũng gửi đi cho các bạn mình dùng thuốc ở đây rất hiệu quả và an toàn đấy bạn nha, bac sỹ thì tư vấn nhiệt tình chu đáo nữa nên là yên tâm đi bạn,
Thế bác ơi em hỏi trung tâm này có làm việc cuối tuần không nhỉ để em qua đó khám chứ ngày thường đi làm mất rồi.
Có đấy họ làm tất cả các ngày trong tuần luôn, từ 8h – 17h30, mà cuối tuần thì thường đông đó nên gọi điện vào đây: 0983 059 582 mà đặt lịch trước cho đỡ phải chờ nha.
năm nay cháu 28 tuổi rồi. Bị chàm khô gần 10 năm rồi ạ. Cháu không biết bệnh này có lấy không khi mà bố cháu bị rồi đến cháu lại bị. Có cách nào trị bệnh này triệt để cho hết lây được không ạ?
Bệnh này theo như bác sĩ giải thích cho mình thì không có lây từ người này sang người khác đâu, nhưng có tính di truyền đó bạn, bác sĩ bảo tỷ lệ người mắc chàm khô khi có tiểu sử gia đình và người thân mắc bệnh cao gấp đôi người bình thường đó enen bố bạn mà bị thì bạn bị là phải thôi, nên bạn cũng đi mà điều trị sớm đi không sau này lại lây snag cho con cái thì khổ.
Có đấy họ làm tất cả các ngày trong tuần luôn, từ 8h – 17h30, mà cuối tuần thì thường đông đó nên gọi điện vào đây: 0983 059 582 mà đặt lịch trước cho đỡ phải chờ nha.
Cháu hỏi ở đay không có bac sĩ trả lời đâu cháu. Cháu muốn được bác sĩ tư vấn cháu inbox trực tiếp cho bác sĩ trên fanpage ý cháu ạ. Còn theo như bác biết thì bênh vảy nến này nó không có lây đâu, nhưng mà nó có yếu tố di truyền, vì kiểu bố con sẽ có thể trạng da dẻ giống nhau, nên bố bị rồi thì con cũng có nguy cơ bị bệnh, cháu vào bài này mà lấy số điện thoaị của bác sĩ mà gọi hỏi nhé
https://vhea.org.vn/thanh-bi-duong-can-thang-chua-benh-cham-eczema-co-tot-khong-23344.html
vậy cho cháu xin địa chỉ fb của trung tâm với ạ, để cháu hỏi bác sĩ. Cháu đi làm, bị tình trạng này cũng ngại lắm, nên muốn trị sớm cho mau khỏi bác ạ.
Cháu vào face book này nhé https://www.facebook.com/trungtamnghiencuuvaungdungthuocdantoc/ cháu ạ. Bác sĩ luôn trực để tư vấn cho tình trạng của cháu đấy.
Phải bị bệnh thì mới hiểu được ấy. Từng vùng da trên cơ thể cứ đỏ, bong tróc vảy liên tục. Ngồi đâu đi đâu là cũng thấy dấu vết bụi vảy khắp nơi. Mọi người né tránh tiếp xúc đụng chạm, nhiều lúc tủi thân tới phát khóc. May mà nhờ trung tâm mà tôi đã điều trị được ổn định rồi, da dẻ hiện tại như người bình thường, giờ đã có thê sinh hoạt giao tiếp như bình thường, không còn tự ti nữa. Bạn nên qua đó mà điều trị đi dứt điểm được bệnh đó, không lại để nặng hơn càng khó chữa nha.
Mình bị chàm khô do di truyền. Cả bố và chị gái mình đều bị. Nhưng chị gái mình từ hồi lấy chồng sinh con tự dưng không bị nữa còn mình không hiểu sao không thấy hết mà cứ bị mãi ở các đầu ngón tay cứ khô ráp nứt nẻ đến này là 7 năm rồi ngày càng nặng lên mà có lúc còn thấy mủ cơ. Mà đi viện dùng bao nhiêu thuốc cả uống, bôi, sữa tắm dành cho chàm khô rồi chứ có phải là gì đâu cơ chứ. Lo lắng quá không biết làm thế nào đây. hic
Di truyền này mà không điều trị khỏi thì đến đời con bạn dễ bị lắm. Giờ tốt nhất nên đi điều trị cho khỏi hẳn đi nhé.
Mình thấy tắm lá nước trà xanh hay lá ổi rất tốt luôn đấy . Tắm nước lá cũng điều trị khỏi nhé. Mình chính là minh chứng đấy đây
chàm này điều trị bằng dầu dừa cũng khỏi đấy. dầu dừa thì là thần dược của da rồi. bạn nên thử dầu dừa nhé. trước thấy chị làm cùng mình cũng chữa chàm bằng dầu dừa đó.
Chị ơi e cũng có thoa dầu dừa nhà làm
Xong nó ngứa lắm chị ạ ko chịu nổi luôn
Bị từ nhỏ đến giờ buồn lắm chị ạ
Nếu đã di truyền thế thì bạn nên điều trị thuốc triệt để chứ mẹo thì mình thấy chỉ đỡ chứ sẽ tái lại đấy nhé. Nhất là với con gái lại càng liên quan đến vấn đề thẩm mỹ nữa
Em thấy mọi người bảo chàm ở tay chân chứ như em đợt này bị bong vảy đỏ da sần sùi ở chân tóc, mấy bác hàng xóm bảo chàm da đầu mà em nghĩ là không phải ấy, các anh chị đã bị rồi cho em hỏi liệu có phải là chàm da đầu không ạ. em lo lắng quá.
Nghe em kể thì đúng nhưng anh thấy là em nên đi khám là tốt nhất để bác sĩ làm xét nghiệm chuẩn đoán chính xác nữa nhé. Em xem thông tin bài này mà xem giống hệt như của em đấy https://2doctor.org/cac-benh-cham-da-7395.html
Bé nhà mình gần tháng nay bị bong vẩy khô da nứt vùng đầu ngón tay với chân nhiều. Đi khám da liễu bác sỹ bảo chàm khô. Trong khi nhà mình đâu có ai bị đâu mà tự dưng con bé bị. Nghĩ đến mà sợ quá liệu có điều trị khỏi được không chứ thấy bác sỹ bảo chỉ khỏi theo đợt bao giờ bị lại phải uống thuốc. Có ai có cách nào khác không chỉ cho mình với chứ bệnh lâu dai dẳng thế này có ngày rồi sẽ nhờn thuốc mất.
Bệnh này cũng có gì đâu mà lo. Trên mạng nhiều mẹo chữa tắm, tắm lá rồi đắp dưa leo này. Hoặc là dùng muối, trước con bé nhà mình bị dùng mẹo mấy lần là khỏi hẳn cần gì dùng thuốc đâu
Chồng tôi hơn tuần nay thấy da ở chỗ cổ tay bị khô, bong vẩy và sần sùi, ngứa ngáy điên đảo xong còn nứt ra ấy, cũng có đọc qua mấy bài thấy bảo chàm khô mà không biết liệu có phải không vì thấy bảo bệnh này khó chữa ấy
Nhiều bạn không hiểu về bệnh thành ra có suy nghĩ lệch lạc. Triệu chứng của chồng bạn Mỹ Liên rất giống với chàm khô và có thể điều trị tuy nhiên là trước tiên cần đi khám bác sỹ trước nhé. Dưới link này có thông tin bệnh bạn tham khảo xem sao nhé https://www.thuocdantoc.org/benh-cham-kho.html
Tôi bị bệnh chàm khô kể từ khi dùng bài thuốc của trung tâm này bệnh của tôi đã lành dùng tháng đầu bệnh giảm ít thì cũng hơi sốt ruột nhưng càng về sau thấy da mềm dần, hết nứt da chảy máu và bong tróc. 3 năm nay bệnh không trở lại
vậy hả bạn? để mình tìm mua thử… nhưng bạn có phải bị chàm khô như minh ko? tay mình cứ bong da hoài ấy. chán ơi là chán
Có ai bị chàm khô ở môi như mình mới biết cảm giác khó chịu đến nhường nào. Đi đâu cũng phải bịt kín vì mặc cảm. mà da vùng đó khô theo bản năng mà liếm thì xót thôi rồi. Đau rát mà da cứ nứt ra ý.
Mình cứ tưởng tượng cái cảnh như mình bị lẻ vào mùa đông ấy. ăn mặn chút muối dính tí mắm thì xót không tả nổi nhưng mà mấy ngày bôi kem dưỡng ẩm là khỏi
Cùng như bạn bị chàm khô ở môi đây, nói chung là ở chỗ khác còn đỡ đây trên mặt đã khó chịu xong còn mất thầm mỹ vô cùng ấy. Mình cũng đã đi điều trị mấy viện da liễu nhưng chỉ 1 đợt xong lại tái lại. Giờ mà có chỗ điều trị khỏi thì dùng có tốn bao tiền mình cũng phải điều trị.
Tôi thấy tôi không giống mọi người cho lắm bỏi vì vết chàm của tôi ở bàn chân 2 bên mà mọc nhiều mủ nước. Bác sỹ bảo là tôi bị chàm tổ đỉa, do không điều trị dứt điểm nên nhiều khi mủ vỡ nước lại gây nhiễm trùng. Tôi thấy việc dùng thuốc không hiệu quả triệt để cho lắm. Mọi người cho tôi hỏi là có ai dùng thuốc mà điều trị khỏi bệnh chàm tổ đỉa này chưa?
Tôi cũng như bạn đấy, dùng thuốc ở mấy viện tw rồi mà cũng có thấy ăn thua gì đâu. Nghĩ cảnh này có khi bỏ cuộc mất, tốn bao tiền của rồi mà bệnh thì vẫn còn đó không khỏi hẳn.
Em cũng bị bệnh này và đã điều trị khỏi bằng bài thuốc đông y. Em khuyên mọi người nên chuyển sang đông y dùng nhé.
Em dùng thuốc gì thì chia sẻ thông tin cho mọi người cùng biết đi em
Đây anh nhé, trước em dùng bài thuốc này bên trung tâm để điều trị đây https://www.chuyenkhoadalieu.net/thuoc-chua-tri-benh-cham-kho-hieu-qua-nhat.html
Em dùng thuốc bao lâu quá trình dùng thế nào em chia sẻ giúp em rõ hơn 1 chút được không? Anh cũng đang tính đến dùng đông y mà chưa biết nên dùng thuốc nào đây.
Em trước bị chàm tổ đỉa ở chân. Chân rất nhiều nốt mủ và ngứa. Dùng nhiều mẹo và thuốc tây cũng không ăn thua. Sau được bác hàng xóm chỉ cho bài thuốc thanh bì dưỡng can thang bên trung tâm thuốc dân tộc. Thuốc này có thuốc uống, thuốc ngâm và thuốc bôi. Tháng đầu dùng thuốc thì thấy tình hình cũng không cải thiện mấy ở đoạn thời gian này nhiều người hay nản lắm mà bỏ cuộc nhưng sang tháng thứ 2 thì thấy tình trạng các nốt tổ đỉa ít dần theo hàng tuần mà không ngứa nữa đâu ạ. Sang tháng thứ 3 thì còn ít nốt thôi đến hết tháng may mắn là cũng hết nốt luôn. em vẫn mua thêm thuốc ngâm thêm thôi chứ không cần uống hay bôi gì cả.
Dùng thuốc này ai dùng cũng phải dùng 3 tháng à em?
Không phải đâu anh ạ vì còn tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh nữa không phải ai cũng như anh nên liệu trình dùng thuốc cũng sẽ khác nhau đấy.
em dung thuoc xong co bi tai lai khong vi benh nay chi cung di dieu tri co khoi that nhung sau may thang lai bi
Hơn 1 năm nay rồi em không thấy biểu hiện bị lại đâu nên chị yên tâm nhé.
em đieu tri o dau cho chi thong tin dia chi de chi qua kham voi em. chi o Ha Noi em xem co dia chi nao gan day khong?
Ở Hà Nội thì có địa chỉ ở Biệt thự B31 Ngõ 70- Nguyễn Thị Định – Thanh Xuân chị ạ
ho co lam viec cuoi tuan khong chi muon qua kham vao chu nhat. thay nhieu trung tam nghi cuoi tuan lam
Họ có làm việc chủ nhật đấy nhưng thường đông nên tốt nhất là phải đặt lịch trước chứ không mình không chủ động được giờ chị ạ
Tôi đã đi khám ở trung tâm rồi tôi thấy nên gọi điện đặt lịch trước bác sỹ hỗ trợ tốt hơn chứ không là đông lắm. Hôm tôi đi khám mấy lần ngày thứ đã đông chủ nhật càng đông hơn đấy.
Chàm khô ở đầu ngón tay là đau khổ nhất vì bàn tay thường xuyên tiếp xúc với nước, huhu, mình cũng bị, trước khi có bầu, đặc biệt đợt về bắc trong dịp tét, rét quá nức chảy máu luôn, và cũng ko có cách gì chữa khỏi cả. Chỉ thoa thuốc hy vọng là giảm thôi. Trong sinh hoạt thì mình phải luôn đeo găng tay để chế biến đồ ăn hay làm gì tiếp xúc với nước, găng tay xốp á, chứ mang găng tay cao su rửa chén thì ko được vì da tiếp xúc với găng tay cao su chỉ làm nặng thêm, hy vọng theo thời gian hết, mình đẻ đứa đầu tiên cũng chả hết đâu, sống chung với cái này mấy năm rồi, chỉ có thuyên giảm hoặc nặng lên thôi. Nghĩ mà chán vô cùng…
Con mình 3 tuổi cũng bị bệnh này, mình đã làm đủ cả, ăn kiêng tôm cua gà, tắm bằng xà phòng chuyên dụng, thoa Cetaphil sau khi tắm để giữ ẩm da, không tắm nước quá nóng, không giặt đồ con bằng xà phòng đậm đặc, không dùng nước xả…mà bệnh của con mãi chẳng khỏi.
Sau có người bày dùng thuốc nam rất hiệu nghiệm, mình thử cho con thì may mắn con hợp thuốc bệnh đỡ dần rồi hết, nhưng con mới khỏi chưa được 1 năm cũng chưa biết có tái lại không nữa