Bệnh mề đay có thể tự khỏi mà không cần điều trị không?

Khá nhiều người thắc mắc liệu chứng bệnh mề đay có tự khỏi không hay nhất thiết phải điều trị? Vì cuộc sống bận rộn nên nhiều người không đủ thời gian cũng như còn nhiều khá e ngại, mặc cảm nên không muốn đến bệnh viện thăm khám.

bệnh mề đay có tự khỏi

Để giúp các độc giả trả lời câu hỏi này, chúng tôi xin được chia sẻ những thông tin thông tin qua bài viết sau đây, giúp bạn đánh giá đúng tình trạng bệnh của mình, từ đó có phương án điều trị bệnh thích hợp:

1. Căn bệnh mề đay có tự khỏi không – chuyên gia giải đáp

Theo bác sĩ Nguyễn Tú Linh thuốc bệnh viện chuyên khoa Da liễu cho biết, chứng mề đay thường là do cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây tình trạng dị ứng như thực phẩm, côn trùng, thời tiết, hóa chất, lông vật nuôi… gây xuất hiện các dấu hiệu mẩn đỏ với kích thước to nhỏ khác nhau gây ngứa ngáy râm ran và khó chịu.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể từng người khi gặp các dị nguyên sẽ tiết ra những “hàng rào phòng vệ” và tạo nên những phản ứng với các mối đe dọa bằng các hoạt chất hóa học. Các mảng mề đay xuất hiện trên da sẽ xảy ra khi các hóa chất và histamine tiếp xuất với nhau làm rò rỉ huyết tương.

Bác sĩ Tú Linh cũng cho biết, chứng mề đay có tự khỏi hay không còn tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng và mức độ bệnh mà quyết định khả năng bình phục của người bệnh mề đay. Ngoài ra, nếu bạn tránh tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng và thăm khám kịp thời thì việc đẩy lùi bệnh chỉ còn là vấn đề thời gian.

Trong đa số các trường hợp nổi mề đay, bạn sẽ nhanh chóng giảm triệu chứng mề đay nếu tuân thủ điều trị bằng các loại thuốc kháng histamine thì sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ và nhanh chóng rút ngắn thời gian điều trị.

Bệnh nhân cũng nên tăng cường chế độ ăn uống đầy đủ chất, tập luyện thường xuyên, uống nhiều nước, giữ ấm khi nhiệt độ môi trường lạnh hơn, mặc quần áo thông thoáng, dùng sản phẩm bôi da… sẽ giúp bệnh nhanh chóng được điều trị hiệu quả.

Nếu bệnh nhân nhầm lẫn chứng mề đay với các bệnh ngoài da khác, hoặc thường chủ quan, ỷ lại mà không điều trị thì rất dễ khiến bệnh nặng và tái phát thường xuyên khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

2. Làm gì để chứng mề đay nhanh chóng thuyên giảm

Để tình trạng nổi mề đay, các nốt mẩn ngứa nhanh biến mất, giúp sức khỏe của bạn nhanh chóng hồi phục, từ đó lấy lại sức khỏe và cuộc sống vốn có thì nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm nước mát hoặc nước lạnh 8 – 10 phút để giảm ngứa ngáy, làm dịu da và hạn chế những tổn thương của chứng mề đay gây nên.
  • Làm mát da bị mề đay bằng một miếng vải ngâm nước mát để giảm ngứa hoặc nổi mề đay. Những người bị nổi mề đay do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh nên tránh những cách này để bệnh không trầm trọng thêm.
  • Giữ cơ thể không tiếp xúc các dị nguyên gây dị ứng, nên thăm khám sức khỏe thường xuyên để tránh biến chứng nguy hiểm và khắc phục tác hại do mề đay kịp thời.
  • Tránh ăn những thức ăn gây những nguy cơ dị ứng cao như tôm, cua, mực, nghêu, sò, hàu, cà phê, thuốc lá, rượu bia, đồ ăn chiên xào hoặc quá cay nóng.
  • Mặc quần áo thoáng mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa lạnh. Che chắn cơ thể cẩn thận khi bị mề đay để tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh như khói bụi, phấn hoa, mạt bụi nhà, sâu róm, côn trùng, nấm mốc, ánh nắng mặt trời… khiến bệnh càng thêm nghiêm trọng.
  • Khi dùng các loại thuốc giảm đau, an thần, kháng sinh… cần nhờ bác sĩ kiểm tra để tránh gây những biến chứng nghiêm trọng cho tình hình sức khỏe bản thân.

Khi bản thân bạn gặp các tình trạng ngứa ngáy do nổi mề đay thì bạn nên thăm khám với bác sĩ càng sớm càng tốt, tránh chần chừ, do dự khiến bệnh gây ngứa ngáy, biến chứng và chuyển sang giai đoạn mạn tính gây đe dọa sức khỏe, công việc, cuộc sống của chính bạn.

Chúc quý độc giả luôn khỏe mạnh!

→ Có thể bạn quan tâm:

Ẩn

Cập nhật lúc: 3:10 PM , 11/09/2021

Bình luận

Bệnh mề đay có thể tự khỏi mà không cần điều trị không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *