Là một căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng biết các nguyên nhân bị nấm kẽ chân tay để điều trị và phòng ngừa được hiệu quả hơn.
Có nhiều nguyên nhân gây nên nấm kẽ chân tay và đa số đều ở gần gũi xung quanh con người nên nếu như bạn không tìm hiểu thì sẽ không thể nào điều trị dứt điểm và ngăn ngừa bệnh lý quay lại.
Nấm kẽ chân tay là gì?
Nấm kẽ chân tay là tình trạng nhiễm vi nấm ngoài da ở vùng bàn chân, kẽ ngón chân, ngón tay. Có nhiều loại nấm gây bệnh nhưng thường gặp là Trichophyton mentagrophytes, Trichophyton rubrum hay Epidermophyton floccosumi. Một số trường hợp, bệnh nấm kẽ chân tay còn do nấm Scytalidium hyalinum, Trichophyton tonsurans, Scytalidium dimidiatum, nấm Candia gây nên.
Bằng một nguyên nhân nào đó, các chủng nấm “tiếp cận” được với làn da, chúng sẽ tiết ra các men Keratinase với chức năng làm tiêu chất sừng, nhờ đó nó sẽ xâm nhập vào lớp sừng của da một cách dễ dàng. Chính vì vậy, biểu hiện ban đầu của bệnh nấm kẽ chân tay là da vùng bị nấm sẽ khô, có vảy, ngứa ngáy. Rồi dần dần, nấm sẽ phát triển nên ngón tay, chân bắt đầu mưng mủ, loét, nứt, sưng đau,… Sự lây lan nhanh chóng nên chỉ sau thời gian ngắn, bạnh sẽ thấy các ngón tay, kẽ tay khác bị ảnh hưởng với triệu chứng tương tự.
Nếu như không có phương pháp điều trị nấm kẽ chân tay thích hợp và kịp thời thì các loại nấm này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể, chúng sẽ làm giảm khả năng sinh sản tế bào sừng, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn mãn tính do khả năng đáp ức miễn dịch bị ức chế.
Các nguyên nhân gây nấm kẽ chân tay mà bạn nên biết
Dưới đây là tổng hợp những “hung thủ” quen mặt gây bên tình trạng nấm kẽ chân tay, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và sinh hoạt của mọi người.
1. Giày, tất chật
Chắc chắn chúng ta đều biết rằng việc bịt kín chân bằng giày, tất sẽ khiến cho tuyến mồ hôi ở chân tăng tiết nhưng mồ hôi lại khó thoát ra nên sẽ gây ẩm ướt. Mà môi trường ẩm ướt chính là cơ hội để các vi nấm xuất hiện, sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Điều này còn nghiêm trọng hơn vào mùa mưa, khi mà bạn có thể phải ngồi hàng giờ với đôi giày thể thao ướt sũng và khó lòng phơi khô giày để tiêu diệt vi khuẩn, nấm trong điều kiện thời tiết như thế.
2. Vệ sinh kém
Bên cạnh môi trường ô nhiễm và khí hậu thì vệ sinh là nguyên nhân bị nấm kẽ chân tay hàng đầu và phổ biến nhất. Nhiều người thường chủ quan nên tắm rửa không kỹ mà không hề biết rằng đã tạo điều kiện để vi khuẩn, vi nấm gây bệnh tấn công, xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt, những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi và sơ sài trong việc tẩy rửa, đặc biệt là ở những vùng da bị khuất như các kẽ tay chân.
3. Do lây nhiễm
Nhiều người thường chủ quan cho rằng bệnh ngoài da này sẽ không lây lan, nhưng thực chất nguyên nhân gây bệnh nấm kẽ chân tay được nhắc đến nhiều nhất chính là do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Cụ thể, những loại nấm này có thể lây từ người này sang người khác thông qua những vật dụng cá nhân như bao tay, vớ, giày dép,…hoặc khi bạn chạm vào vùng da bệnh.
Nếu như bạn thường xuyên đi đến nhà tắm công cộng, hồ bơi,…thì nguy cơ bị nấm kẽ chân tay của bạn sẽ cao hơn hẳn những người khác. Nên để phòng tránh bệnh này thì bạn nên sử dụng đồ cá nhân, tránh dùng chung và hạn chế tiếp xúc với những người bị nấm.
4. Môi trường ô nhiễm
Môi trường nóng ẩm, ô nhiễm là một trong những nơi cư trú lý tưởng của vi khuẩn, vi nấm gây bệnh. Đây cũng là môi trường tạo điều kiện để các vi nấm gây bệnh nấm kẽ chân tay sinh sôi, phát triển và lây lan dễ dàng hơn. Chính vì vậy, những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước, sống gần sông ngòi ô nhiễm thường dễ bị nấm kẽ chân tay.
Môi trường, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều của Việt Nam cũng là một cơ hội thuận lợi để nấm gây bệnh phát triển, đồng thời gây khó khăn nhiều trong điều trị. Nhất là trong mùa mưa, nhiều tác nhân cộng hưởng với nhau như nước mưa, quần áo ẩm ướt, vớ tất,…sẽ khiến tình trạng bệnh phát triển nguy hiểm.
5. Hệ miễn dịch suy yếu
Hệ thống miễn dịch là một hàng rào quan trọng để bảo vệ cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn. Do đó, vì bất cứ nguyên nhân nào mà hệ thống miễn dịch suy yếu cũng sẽ khiến cho vi khuẩn, vi nấm, các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập. Thông thường, những người đang ở nhóm tuổi có hệ miễn dịch kém như trẻ, người già, những người bị tiểu đường, cường giáp có nguy cơ bị nhiễm nấm cao hơn người bình thường.
Đồng thời, những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học, sinh hoạt không phù hợp, thường xuyên thức khuya, lười vận động, căng thẳng khiến cho tình trạng sức khỏe kém cũng sẽ dễ nhiễm nấm hơn.
6. Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân bị nấm kẽ chân tay khác có thể kể đến như thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa. Những hóa chất này có thể gây kích ứng, tạo điều kiện cho sự viêm nhiễm, nấm hoạt động mạnh mẽ gây bệnh và khiến bệnh dễ dàng tiến triển.
Những người có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh cũng dễ mắc bệnh hơn bình thường. Bởi cơ địa nhiều mồ hôi, cộng với việc thường xuyên đi giày hoặc môi trường ẩm ướt sẽ khiến bệnh khó điều trị và ngăn ngừa.
Sau cùng đó là do những vết thương hở ở chân và tay không được chăm sóc một cách kỹ lưỡng sẽ khiến cho nấm dễ xâm nhập gây bệnh.
Bạn có thể thấy rằng những nguyên nhân bị nấm kẽ chân tay đều hết sức thông thường, chính là vậy mà nhiều người do chủ quan hoặc không tìm hiểu nên đã tạo cơ hội cho bệnh xuất hiện, ở “lì” không chịu khỏi. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn.
Tìm hiểu ngay:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!