Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cơ sở 145 Hoa Lan, P2, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh hiện là một trong những địa chỉ khám chữa bệnh bằng Đông y uy tín và được đông đảo người dân trên cả nước tin tưởng. Để làm nên thành công này là nhờ có sự tận tâm tận lực của đội ngũ y bác sĩ tại nơi đây, trong đó không thể không kể đến lương y Đặng Thị Nhân Tâm, người đã dành cả cuộc đời làm nghề hành thiện đúng với tên của mình.
Chân dung lương y Đặng Thị Nhân Tâm qua lời kể của bệnh nhân cũ
Sau khi nhận được nhiều yêu cầu của quý độc giả muốn biết thêm thông tin về bác sĩ Đặng Thị Nhân Tâm, nhóm phóng viên chúng tôi đã có một cuộc hẹn với bác sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cơ sở phía Nam, số 145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh để trở thành cầu nối đưa thông tin tới độc giả.
Có mặt tại Trung tâm vào đầu giờ chiều trong tiết trời khá nóng của Sài Gòn bước vào mùa khô, chúng tôi ghi nhận khá đông bệnh nhân tại phòng chờ. Qua thăm hỏi ban đầu, chúng tôi biết được những bệnh nhân này đều ở xa tới đây thăm khám, họ biết đến danh tiếng của Trung tâm thông qua lời giới thiệu của người thân và bạn bè – những bệnh nhân cũ được Trung tâm điều trị thành công.
Hình ảnh bệnh nhân ngồi chờ khá đông tại phòng khám Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cơ sở 145 Hoa Lan, P2, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh.
Khi được hỏi về bác sĩ Đặng Thị Nhân Tâm, nhiều người trong số đó đã cởi mở chia sẻ cùng chúng tôi, vậy là trước khi bắt đầu cuộc hẹn với bác sĩ, chúng tôi đã được lắng nghe những chia sẻ chân thực nhất về quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân tại nơi đây, qua sự thăm khám của bác sĩ Đặng Thị Nhân Tâm.
Người đầu tiên muốn chia sẻ cùng chúng tôi câu chuyện của mình là bác Nguyễn Hoàng Kỳ (50 tuổi, trú tại Thủ Thừa, Long An). Bác Hoàng Kỳ cho biết bản thân là bệnh nhân vảy nến đã hơn 3 năm, sau một thời gian dài chạy chữa bằng Tây y và mẹo dân gian nhưng không khỏi, bác được người thân giới thiệu tới Trung tâm Thuốc dân tộc để mong thu về kết quả tích cực hơn:
“Sau khi lên đây thăm khám, tôi được gặp bác sĩ Nhân Tâm. Bác sĩ đã tư vấn và khám chữa cho tôi thoát khỏi cảnh bệnh tật. Thoạt đầu tôi cứ nghĩ bệnh viện thì bệnh viện nào cũng như nhau, bác sĩ thì ở đâu cũng vậy, có bệnh nhân đến thì bác sĩ thăm khám và đưa đơn thuốc thôi.
Nhưng bác sĩ Nhân Tâm cho tôi một cái nhìn hoàn toàn khác. Thoạt đầu, bác sĩ trò chuyện với bệnh nhân rất thân mật, để bệnh nhân là tôi được thoải mái chia sẻ hết về bệnh tình của mình, những khó khăn tôi gặp phải trong quá trình điều trị bệnh trước đây.
Sau khi kê đơn thuốc, bác sĩ còn tận tình căn dặn tôi nên tuân thủ những gì để có thể đem lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Đặc biệt, trong quá trình điều trị, bác sĩ vẫn thường xuyên liên lạc với tôi để lắng nghe tôi chia sẻ những biến chuyển của bệnh tật.
Đã 50 tuổi đầu, từng đi khám chữa nhiều nơi, tôi chưa thấy ai lại tận tình và chu đáo với bệnh nhân như bác sĩ Nhân Tâm. Quả là người đúng như tên, bác sĩ vô cùng tận tâm với nghề.”
Chia sẻ thêm về lý do mình có mặt tại Trung tâm sau khi chữa bệnh vảy nến thành công, bác Hoàng kỳ cho biết:
“Tôi hết bệnh rồi, hôm nay lên đây là gửi lời cảm ơn bác sĩ. Bác sĩ có tâm với nghề lắm, mình được bác sĩ điều trị thành công thì cũng nên có chút đáp lại. Tất nhiên đây là do tôi và bà nhà tôi tự nguyện, vì kính trọng và muốn bày tỏ lòng cảm ơn tới bác sĩ. Từ sáng sớm, bà nhà tôi đã chuẩn bị cho tôi chút quà quê để lên cảm ơn rồi.”
Nhìn món quà quê trên tay bác Hoàng Kỳ, chúng tôi có thể phần nào cảm nhận những tình cảm ấm áp, giản dị nhưng chân thành mà các bệnh nhận muốn gửi gắm tới vị bác sĩ đã điều trị thành công bệnh tình cho mình. Ngay sau đó, chúng tôi được mời lên phòng làm việc của bác sĩ Nhân Tâm để thực hiện cuộc phỏng vấn, lúc này, chúng tôi luyến tiếc nói lời tạm biệt với người bệnh trên đầu đã hai thứ tóc để có thể đúng lịch hẹn với bác sĩ.
Cuộc phỏng vấn dở dang và cái tâm sáng của người thầy thuốc Đặng Thị Nhân Tâm
Tại phòng làm việc của mình, bác sĩ Đặng Thị Nhân Tâm vẫn đang tư vấn cho một trường hợp bị á sừng ngón tay nên ra hiệu cho chúng tôi ngồi chờ trong ít phút. Cũng nhờ có thế, chúng tôi mới nhận ra rằng lời kể của bệnh nhân trung tuổi vừa rồi quả không ngoa chút nào. Đối với bệnh nhân, bác sĩ Nhân Tâm hết lòng tận tình, chu đáo, trò chuyện cùng người bệnh như những người bạn tâm giao không gặp lâu ngày.
Sau khi trường hợp bệnh nhân á sừng ngón tay được tư vấn điều trị rời khỏi căn phòng, chúng tôi mới có thể bắt đầu cuộc phỏng vấn với bác sĩ Đặng Thị Nhân Tâm. Tuy nhiên, câu đầu tiên của bác sĩ lại là câu “phủ đầu” hết sức khiếm tốn:
“Mình chẳng có gì để nói về mình đâu. Có nói về Trung tâm và nói về bệnh thì mình còn biết, bản thân mình tự thấy mình không có gì.”
Bác sĩ Đặng Thị Nhân Tâm, người lương y cần mẫn chỉ luôn trăn trở một điều: “Làm sao để chữa bệnh được cho nhiều bệnh nhân nhất có thể?”
Cách xưng hô của bác sĩ Đặng Thị Nhân Tâm dễ tạo cho người đối diện một cảm giác thân thiện, gần gũi, đồng thời cũng cho thấy bác sĩ là người hết sức khiêm tốn, không thích nói nhiều về bản thân, chỉ thích nói về nghề và nơi mình làm việc. Giới thiệu qua về bản thân, bác sĩ Đặng Thị Nhân Tâm gói gọn thông tin về mình qua đôi câu:
“Mình tốt nghiệp Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, hiện tại như các bạn thấy, đang làm bác sĩ khoa Da Liễu cho Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cơ sở phía Nam. Công việc của mình cũng như bao bác sĩ khác tại nơi đây, mỗi ngày đều không ngừng phấn đấu đem đến niềm vui cho bệnh nhân, giúp họ thoát khỏi những căn bệnh đeo bám dai dẳng, để họ có thể tiếp tục cuộc sống vui tươi không phiền muộn điều gì.”
Nói thêm về cơ duyên nghề nghiệp cũng như quá trình miệt mài với nghề y, bác sĩ Nhân Tâm cho hay:
“Chắc có lẽ là do nghề chọn người như cha ông ta vẫn thường nói. Mình sinh ra đã mang một cái tên khá đặc biệt: Đặng Thị Nhân Tâm, theo thời gian mình cũng làm một nghề đặc biệt cao quý – nghề tôn vinh cái tâm của người làm thầy thuốc. Từ khi bước chân vào trường Y, ý thức được trọng trách với đời với người, mình đã tự nhủ phải cố gắng hết sức mình để không tự hổ thẹn với cái tên của mình, với nghề nghiệp mình đang làm.”
Trò chuyện thêm ít lâu, bác sĩ Nhân Tâm chia sẻ cùng chúng tôi không biết bao nhiêu vui buồn trong chặng đường hành nghề y tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Buồn là vì không ít bệnh nhân đến với Trung tâm sau khi bệnh tình đã chuyển biến khá nặng, do chủ quan hoặc do chạy chữa ở địa chỉ không uy tín, cơ sở vật chất và thuốc men không đảm bảo, khiến bệnh đáng lý ra chỉ cần chữa trị nhẹ nhàng là khỏi lại thành ra dai dẳng, khó chữa hơn.
Còn vui là bởi cũng chính những trường hợp bệnh nhân đó, sau khi điều trị tại Trung tâm đã có những chuyển biến tích cực. Không ít người khỏi hoàn toàn và tìm lại niềm vui cuộc sống. Khi chia sẻ đến đây, ánh mắt bác sĩ Nhân Tâm không giấu nổi niềm vui, niềm xúc động khi nhắc nhớ lại những bệnh nhân mà mình ấn tượng mãi không quên.
Chỉ trong vài phút chuyện trò ngắn ngủi, dù cuộc phỏng vấn bị ngắt đoạn giữa chừng, nhưng nhóm phóng viên vẫn cảm nhận được cái tâm sáng từ vị bác sĩ trẻ tuổi nhưng giàu nhiệt huyết Đặng Thị Nhân Tâm.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi bị ngắt quãng khi có một trường hợp bệnh nhân bị vảy nến toàn thân, là một bé trai được mẹ đưa lên từ một tỉnh sông nước thuộc miền Tây Nam bộ. Lo lắng hai mẹ con phải chờ đợi và về muộn không kịp chuyến xe chiều, bác sĩ Nhân Tâm cáo bận với nhóm phóng viên chúng tôi, hẹn khi khác có dịp sẽ trò chuyện và chia sẻ nhiều hơn.
Vậy là cuộc hẹn giữa chúng tôi kết thúc chóng vánh, ngay cả khi chúng tôi chưa có thật nhiều thông tin về bác sĩ. Nhưng kỳ lạ thay, tôi lại chẳng thấy buồn về điều này. Ngược lại, trước sự lo lắng dành cho bệnh nhân của bác sĩ Nhân Tâm, chúng tôi thấy rõ sự tận tình của bác sĩ với những bệnh nhân đang trong tình trạng khó khăn, cấp bách. Để rồi chính từ những hành động đó, cái TÂM của bác sĩ toả sáng hơn bao giờ hết, đúng như tên gọi của mình: Đặng Thị Nhân Tâm.
Sau khi nán lại để dõi theo cuộc thăm khám của bác sĩ Nhân Tâm với bệnh nhân nhỏ tuổi kể trên, chúng tôi cũng xin phép được ra về để hoàn thiện bài phỏng vấn của mình. Vì chỉ cần nhìn cách bác sĩ ân cần với bệnh nhân và sự tin tưởng, ánh mắt biết ơn của người bệnh đã là quá đủ để nói về vị bác sĩ trẻ nhưng tận tâm với nghề.
Đơn giản chỉ vì điều gì xuất phát từ trái tim sẽ đến với trái tim, và bởi vì người thầy thuốc ấy đã hết lòng với bệnh nhân, nên chỉ cần cái tâm lương y còn sáng, bệnh nhân ắt hẳn sẽ biết đến nhiều mà chẳng cần những thông tin đài báo quá khoa trương.
Hiện tại, bác sĩ Đặng Thị Nhân Tâm đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cơ sở số 145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một trong những đơn vị khám chữa bệnh bằng Đông y uy tín và nhận được nhiều đánh giá cao của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT.
Trải qua gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã gây dựng được uy tín và tiếng vang trong công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng bằng Đông y trên toàn quốc. Hiện tại, Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển 2 cơ sở: Cơ sở 1 tại số 132 Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội; Cơ sở 2 tại số 145 Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh.
Với những đóng góp to lớn với sự phát triển của nền YHCT nước nhà, Trung tâm được cộng đồng và giới chuyên môn vinh danh bằng nhiều giải thưởng danh giá:
– Là ủy viên của Ban chấp hành Hội Nam y Việt Nam có sứ mệnh phục hưng tư tưởng “Nam dược trị Nam nhân” của Danh y Tuệ Tĩnh, Trung tâm hiện đang sưu tầm nghiên cứu và ứng dụng y dược liệu quý của y học cổ truyền.
– TOP 50 thương hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng năm 2017 và 2018.
– Cúp vàng vinh danh Sản phẩm uy tín – Dịch vụ hoàn hảo – Nhãn hiệu ưa dùng 2018.
– Chứng nhận chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Để thuận tiện hơn trong việc thăm khám và tư vấn, chuyên mục xin được gửi đến độc giả thông tin của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Cơ sở TP. Hồ Chí Minh:
– Địa chỉ: Số 145 Hoa Lan – Phường 2 – Quận Phú Nhuận – TP. Hồ Chí Minh.
– SĐT: (028) 7109 6699 – 0932 064 179
Cơ sở Hà Nội:
– Địa chỉ: Số
– SĐT: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
Tuyết Trinh (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!