Nghệ là một nguyên liệu làm đẹp quen thuộc, tuy nhiên nhiều chị em lại mắc chứng dị ứng với nghệ. Không ít người có hiện tượng này tuy nhiên cách khắc phục như thế nào thì chưa nhiều người biết.
Nghệ không chỉ là một gia vị giúp kích thích vị giác mà nó còn là một vị thuốc có tác dụng trong việc chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên một số người lại bị dị ứng với nghệ và để tìm hiểu về thông tin cũng cách xử lý khi bị dị ứng với nghệ tươi thì mời các bạn đọc kỹ chuyên đề bên dưới đây.
I. Nguyên nhân bị dị ứng với nghệ?
Trước hết chúng ta cần nắm rõ khái niệm cũng như một vài hoạt tính có trong nghệ để tìm ra nguyên nhân vì sao dị ứng với nghệ.
Nghệ hay còn gọi là nghệ nhà có tên theo Đông y là Khương hoàng, thuộc họ gừng, thân thảo, củ chìm bên dưới mặt đất. Cây được trồng và thu hoạch hàng năm để lấy củ được dùng làm gia vị hay sử dụng như một vị thuốc.
Từ hàng ngàn năm trước, nghệ được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa các bệnh liên quan đến gan và dạ dày, cũng như làm lành các vết lở loét ngoài da. Khoa học hiện đại có nhiều chứng minh trong củ nghệ có nhiều tinh chất kháng viêm và có lợi cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên, ngày nay càng nhiều báo cáo cho thấy sau khi sử dụng nghệ thì một số người có biểu hiện như nổi mề đay, mẩn đỏ, ngứa không đều trên da. Thông thường triệu chứng này sẽ xuất hiện sau vài giờ từ lúc người bệnh dùng nghệ tươi hay nghệ sấy khô.
Trong một vài trường hợp nặng, người bị dị ứng có thể nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy thậm chí là gây ra tình trạng sốc phản vệ gây hôn mê và tử vong. Vậy việc dị ứng với nghệ là do đâu thì các bạn có thể điểm qua một vài nguyên nhân mà chúng tôi liệt kê dưới đây:
⊗ Thứ nhất: Do chất lượng nghệ không đảm bảo.
- Theo nhiều nghiên cứu Đông và Tây y đều cho thấy căn bản nghệ không chứa các chất gây ngộ độc hay có hại cho cơ thể người. Do đó việc ngộ độc dị ứng với nghệ chỉ có thể xảy ra khi nguồn gốc của nghệ không được đảm bảo.
- Một phần lý do khiến nghệ bị nhiễm độc phải kể đến vùng đất nơi mà nghệ sinh trưởng có chứa các chất độc hại, kim loại nặng thì việc nghệ tiếp thu các chất đó và hấp thụ nó trong suốt một thời gian làm tồn đọng chất độc trong củ nghệ.
- Hoặc do người nông dân vì quá ham mê lợi nhuận hoặc bất kỳ một lý do nào khác mà phun thuốc trừ sâu quá nhiều với cường độ thường xuyên khiến cho củ nghệ bị ngấm độc tố thụ động, hình thành nên các chất có hại chống lại hệ miễn dịch của con người.
- Trường hợp khác là trong quá trình vận chuyển người ta buộc phải dùng hóa chất để tẩm ướp nghệ, giúp chúng giữ được độ tươi mới khi đến tay người dùng. Hoặc nếu bạn mua tinh bột nghệ ở nơi sản xuất không đảm bảo vệ sinh, cách thức chế biến hoặc thêm một vài chất phụ gia nào đó, thì cũng dẫn đến hiện tượng dị ứng nghệ.
⊗ Thứ hai, dị ứng nghệ là do lạm dụng, dùng quá liều:
- Quá liều cũng là một nguyên nhân chính có thể gây ra chứng dị ứng nghệ. Ông bà ta thường dạy, cái gì cũng phải có chừng mực, vừa đủ là tốt nhất. Không chỉ có nghệ mà bất cứ một cái gì dùng quá liều cũng đều có thể gây nên tác dụng phụ.
- Thành phần chính của nghệ là Curcumin là một dạng polyphenol khi dùng quá nhiều có thể gây ra đau bụng, làm chậm quá trình đông máu gây xuất huyết bên trong. Vì vậy, sử dụng nghệ cần phải cân nhắc đến số lượng cũng như cơ địa và tuổi tác của người sử dụng.
- Trong nghệ có chứa 5% là tinh dầu, khi tiếp xúc với da hoặc niêm mạc ruột có thể thẩm thấu nhanh gây ra hiện tượng ngứa nếu sử dụng số lượng quá nhiều và thường xuyên. Thậm chí nếu bạn ăn một lượng lớn nghệ trong một thời gian có thể dẫn đến chứng vàng da, biến đổi sắc tố da và tích tụ độc tố bên dưới da, lâu ngày hình thành bệnh mề đay mẩn ngứa và gây khó khăn trong công tác điều trị.
II. Cách chữa dị ứng với nghệ đơn giản, hiệu quả
Với trường hợp bạn dị ứng nghệ qua đường ăn uống thì bạn cần ngay lập tức cách ly bản thân ra khỏi tác nhân gây dị ứng và các sản phẩm có chiết xuất từ nghệ. Nếu sức đề kháng bạn tốt thì cơ thể có thể tự khỏi các dấu hiệu di ứng trên cơ thể hay dị ứng da mặt. Để làm dịu cơ thể bạn có thể uống một tách trà gừng làm làm ấm bụng và giúp cơ thể thoải mái hơn một chút.
Trong trường hợp bạn dị ứng với nghệ khi tiếp xúc trực tiếp thì bạn cần phải bình tĩnh, rửa mặt thật sạch bằng nước ấm và nước muối sinh lý. Bạn dùng nước ấm để rửa sạch nghệ dính trên mặt, sau đó lại dùng nước muối sinh lý để sát khuẩn lại da mặt thêm một lần nữa. Nước muối sinh lý có thể kháng viêm và ngăn chặn cơn ngứa ngay lập tức.
Trong trường hợp này bạn không nên sử dụng thuốc để bôi da bừa bãi hay dùng bất cứ loại sữa rửa mặt hay dung dịch chứa hóa chất tổng hợp nào tác động lên da để tránh tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn.
⊗ Một số cách làm giảm nhanh triệu chứng ngứa và dị ứng với nghệ:
- Sử dụng vỏ cam để làm giảm triệu chứng dị ứng nghệ. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong vỏ cam có chứa tinh dầu axit mạnh có khả năng kháng khuẩn cao, do vật khi bạn bị dị ứng với nghệ thì có thể lấy vỏ cam chà xát nhẹ nhàng lên chỗ ngứa hay nỏi mẩn đỏ. Hiện tượng dị ứng sẽ thuyên giảm ngay, tuy nhiên bạn không nên chà xát mạnh tay và chỉ nên duy trì trong 5 đến 10 phút thì rửa sạch lại với nước sạch.
- Sữa chua không đường cũng là một nguyên liệu mà bạn có thể nghĩ ngay đến khi mà bạn có dấu hiệu của chứng dị ứng nghệ. Sữa chua không đường cũng là một thần dược mà nhiều chị em không thể thiếu trong việc chăm sóc sắc đẹp. Khi bị dị ứng nghệ bạn chỉ cần lấy sữa chua không đường bôi trực tiếp lên da ngay chỗ đang dị ứng, để yên trong 15 phút rồi rửa lại với nước sạch. Bạn có thể dúng cách này để chữa dị ứng nghệ và làm đẹp da.
- Ngoài ra lô hội (nha đam) chính là một nguyên liệu thần kỳ trong việc chữa dị ứng do nghệ gây ra. Do đó bạn có thể lấy phần thịt nha đam để bổ lên những chỗ bị ngứa và dị ứng để cảm nhận rõ sự mát lạnh mà nha đam mang đến. Tuy nhiên bạn lưu ý là không nên để phần nhựa nha đam (phần dịch màu vàng chảy ra khi bạn cắt đi phần vỏ xanh bên ngoài) tiếp xúc với chỗ bị dị ứng, nếu không cơn ngứa sẽ càng nghiêm trọng hơn.
- Bên cạnh việc khắc phục hiện tượng dị ứng với nghệ ngay tại chỗ thì bạn cần hạn chế tối đa việc chà xát mạnh lên vùng da bị dị ứng, không nên tự ý mua thuốc về bôi hay uống vì điều này có thể gây ra tác dụng phụ và hình thành một số bệnh lý khác.
- Trong tình trạng dị ứng nghệ nghiêm trọng, tức là bạn bị buồn nôn, tiêu chảy hay lở loét tại vị trí tiếp xúc thì bạn phải đến cơ sở y tế uy tín gần nhất để được thăm khám và được tư vấn hướng dẫn của bác sỹ.
Trên đây là một vài chia sẻ về nguyên nhân cũng như cách chữa dị ứng với nghệ mà chuyên trang chuyenkhoadalieu.net mang đến cho bạn. Chúc bạn mau chóng thoát khỏi hiện tượng dị ứng nghệ và luôn khỏe mạnh.
Thông tin hữu ích cho bạn: Cách chữa dị ứng da hiệu quả được chuyên gia chứng nhận
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!