Hiện tượng bà bầu ngứa bụng khi mang thai rất dễ gặp phải, nhất là trong những tháng cuối của thai kì. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của mẹ cũng như sự phát triển của bé.
Trong thời kì mang thai, do những biến đổi của cơ thể nên chị em gặp phải rất nhiều nhiều triệu chứng khó chịu. Trong đó tình trạng ngứa bụng khi mang thai làm chị em khó chịu và lo lắng vì không biết là nên làm gì để nhanh khỏi. Đừng lo, chúng tôi sẽ giúp bạn đối diện với vấn đề này một cách nhẹ nhàng nhất.
Bà bầu ngứa bụng khi mang thai – triệu chứng hay gặp
Trước khi hiểu rõ về vấn đề này, chúng ta hãy cùng nghe một tâm sự của bà mẹ đang mang thai ở tháng thứ 6. Đó là bạn Quỳnh Chi: “Hồi mấy tháng trước em chẳng bị ngứa gì cả. Thời gian gần đây không hiểu sao da hay bị ngứa, nổi mẩn đỏ, nhất là những chỗ rạn da thì càng ngứa nhiều hơn. Dùng thuốc thì sợ ảnh hưởng đến con nhưng để lâu thì mệt mỏi quá. Nhiều hôm em không tài nào chợp mắt nổi.”
Không chỉ bạn Quỳnh Chi mà còn rất nhiều bạn khác đang rơi vào tình trạng giống như bạn. Trước hết, các bạn đừng lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường trong giai đoạn mang thai. Biểu hiện này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như:
- Rối loạn chức năng gan hay cụ thể là tình trạng ứ mật trong gan. Hay trong y học gọi là ứ mật thai kì. Điều này làm cho việc lọc thải các chất độc hại ở gan gặp nhiêu khó khăn. Hơn nữa nội tiết tố cũng làm thay đổi dòng mật trong gan, làm mật tràn vào trong máu và thể hiện bên ngoài da.
- Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai làm cho mẹ bầu bị đối diện với hàng loạt vấn đề về sức khỏe, trong đó có tình trạng nổi mẩn ngứa ở bụng bầu.
- Thai nhi lớn lên làm vùng da ở bụng căng lên, liên kết giữa các tế bào da bị đứt gãy làm da mất dần độ ẩm cũng là một trong những nguyên nhân gây ngứa da thường gặp.
Ngoài ra còn rất nhiều lý do khác khiến cho mẹ bầu bị mẩn ngứa trong quá trình mang thai. Đây là biểu hiện hết sức bình thường của cơ thể và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Vì vậy mẹ không nên quá lo lắng khi thấy mình có biểu hiện như vậy.
Những điều nên làm khi bị bụng bầu bị mẩn ngứa
Khi mang thai, việc dùng thuốc điều trị bệnh có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, mẹ cần hết sức cẩn trọng, cách tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thông thường để giảm mẩn ngứa cũng như các triệu chứng bệnh ngứa khi mang thai, các bác sĩ hay tham vấn cho các mẹ các biện pháp như sau:
# Chườm lạnh, chườm nóng
Biện pháp này giúp giảm các triệu chứng ngứa nhanh chóng, hạn chế được tình trạng gãi, dễ làm da bị trầy xước.
Nếu chườm lạnh, mẹ chỉ cần dùng một cái khăn mỏng, bọc vào một ít đá rồi chườm lên vùng bụng. Chú ý di chuyển, không để yên ở 1 vị trí quá lâu có thể làm da bị tổn thương.
# Dùng các mẹo giảm ngứa
Trong dân gian vẫn duy trì một số mẹo giảm ngứa đơn giản mà mẹ bầu nên áp dụng. Do sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn, không sợ gây tác dụng phụ. Bạn có thể tham khảo 2 cách đơn giản như sau:
Dùng nha đam: tận dụng khả năng kháng viêm, kháng khuẩn của nguyên liệu này. Bạn chỉ cần dùng gel nha đam đắp lên vùng da bị ngứa trong khoảng 20 phút rồi vệ sinh lại. Độ ẩm được cung cấp cùng các tinh chất sẽ làm cho da có cảm giác mát lạnh, triệu chứng ngứa giảm rõ rệt.
Dùng yến mạch: cũng có tác dụng tốt trong điều trị các triệu chứng mẩn ngứa ở mẹ bầu. Chỉ cần pha bột yến mạch vào nước rồi ngâm bụng thì các triệu chứng ngứa sẽ giảm ngay. Khá nhiều người đã thử và ngạc nhiên về khả năng điều trị ngứa của nguyên liệu này.
# Dưỡng ẩm thường xuyên cho da
Đây là biện pháp giảm ngứa cũng như duy trì độ ẩm cần thiết, giảm tình trạng khô rát mà nhiều mẹ phải chịu.
Chúng ta cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm khi mang thai. Cách tốt nhất là dùng sản phẩm cho bà bầu, ít có hương liệu. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể thử trước ở một vùng da, nếu không có phản ứng gì mới tiếp tục áp dụng cho các vùng da khác.
# Chú trọng dinh dưỡng
Bổ sung dinh dưỡng cũng là điều rất quan trọng trong suốt thai kì để đảm bảo sức khỏe cho mẹ cũng như sự phát triển của bé. Khi mẹ bị ngứa bụng, cần chú ý lựa chọn các loại thức ăn đầy đủ dưỡng chất nhưng cũng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Trong chế độ ăn nên tăng cường ăn thêm nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung vitamin và khoáng chất, giúp nâng cao sức đề kháng.
Uống nhiều nước để tăng cường trao độ chất cũng như cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Thỉnh thoảng có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước ép, nước trái cây để bổ sung dinh dưỡng hiệu quả hơn.
Mẹ nên chú ý không nên ăn uống vô tội vạ mà cần biết cách chọn lọc hơn. Cụ thể, không nên ăn đồ ăn cay nóng, hải sản, trứng…
# Vệ sinh da thường xuyên
Việc vệ sinh da tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều mẹ lại không thực hiện đúng. Trong khi điều này giúp bảo vệ da và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn có thể gây ngứa. Chú ý không nên vệ sinh quá nhiều, dùng nước nóng có thể làm mật lượng ẩm tự nhiên.
Đồng thời, trong quá trình mang thai nên dùng xà phòng có độ pH thấp và sử dụng ít hương liệu. Như vậy thì mức độ an toàn cho da sẽ cao hơn.
Ngoài những biện pháp giảm ngứa ở trên, khi mẹ bầu bị ngứa da vùng bụng cũng cần lưu ý một vài vấn đề như sau:
- Không nên gãi, vì việc gãi không làm giảm ngứa ngược lại còn làm cho tổn thương ngày càng nghiêm trọng. Lúc này da rất nhạy cảm nên việc gãi dễ làm da bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm trên da.
- Mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh tình trạng bí bách, ra nhiều mồ hôi dễ làm cho cơ thể bị ngứa.
- Cố gắng tạo cho mình tâm trạng thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, giúp tinh thần thoải mái. Nhờ đó mà việc điều trị bệnh sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Nếu bà bầu bị ngứa bụng khi mang thai thì cần phải tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Đừng để bệnh chuyển qua nặng rồi mới bắt đầu chữa thì sẽ rất lâu khỏi. Nếu không biết nên làm gì thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được tư vấn thêm.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!