Nổi mẩn ngứa khắp người như muỗi đốt là một hiện tượng khá phổ biến xuất hiện ở mọi giới tính và tuổi tác. Hiện tượng này tuy không lây lan nhưng nó lại là dấu hiệu của nhiều bệnh tìm ẩn khác.
Nổi mẩn ngứa là hiện tượng trên da xuất hiện những vết ửng đỏ như bị muỗi đốt hay côn trùng cắn. Các vết này thường gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu, làm cho người bệnh có xu hướng gãi mạnh tay. Bởi vì các triệu chứng này thường hay bị nhầm lẫn thành dấu muỗi đốt nên người bệnh thường không hay quan tâm đến, cứ xoa dầu rồi thôi nhưng lại không biết nó lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy khắp người thì người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra để phát hiện ra bệnh lý và có hướng xử lý tốt nhất.
I. Nổi mẩn ngứa khắp người như muỗi đốt là bệnh gì?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến việc nổi mẩn ngứa toàn thân cho nên người bệnh khó có thể xác định được đâu là nguyên nhân chính. Có thể là do dị ứng thời tiết, nổi mề đay hoặc là do suy giảm một số chức năng gan, thận, nhiễm giun, sán,….
Có một vài nguyên nhân khá phổ biến có thể liệt kê như sau:
- Do da tiếp xúc với các vật thể lạ, có chứa chất bẩn, độc hại khiến cơ thể ngứa ngáy, khó chịu.
- Do cơ thể nhiễm giun sán: Vì vậy, khi trên người có hiện tượng nổi mẩn ngứa một cách bất thường thì người bệnh nên kiểm tra lại xem mình có tẩy giun sán theo đúng định kỳ hay không. Hiện tượng giun sán sinh sôi làm cho cơ thể bị suy nhược, tắc nghẽn ống mật gây ra hiện tượng nổi mẩn ngứa. Tốt nhất người bệnh nên đến cơ sở y tế để kiểm tra lại để chắn chắn.
- Do dị ứng với thời tiết và môi trường sống: nếu người bệnh vừa mới thay đổi môi trường sống hoặc nơi làm việc đột ngột khiến cơ thể không thể thích nghi kịp, cũng có thể gây ra hiện tưởng nổi mẩn ngứa khắp người. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi ngời bệnh đi du lịch.
- Do bệnh mề đay: Bệnh mề đay là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay có biểu hiện là những nốt mẩn đỏ gây ngứa rất dữ dội, những mảng ngứa này có thể lan rộng ra các vùng da xung quanh, tạo thành một mảng lớn, có thể gây sốt cao mỗi đợt nổi mẩn và lặn đi tùy cơ địa mỗi người có thể kéo dai từ 3 – 4 ngày đến 1 – 2 tuần.
- Do bệnh vẩy nến: Dấu hiệu của bệnh vẩy nến là những vết nổi mẩn đỏ kèm theo mảng bong tróc màu trắng. Vùng da bệnh thường ngứa ngáy, rất khó chịu nên người bệnh có xu hướng gãi làm da bị trầy xước, chảy nước rồi lan ra các vùng da lân cận.
- Do cơ thể mắc các bệnh về viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc: Trên da sẽ xuất hiện những mảng da lớn, đỏ, càng gãi càng lan mạnh ra xung quanh. Các bệnh này thường phổ biến vào màu hè hoặc khi tiếp xúc với một số hóa chất lạ.
- Do các bệnh ghẻ lở chấy rận: cũng sẽ xảy ra hiện tượng nổi mẩn ngứa nếu người bệnh sử dụng quân áo, khăn tắm hay đồ sinh hoạt chung với nhiều người khác có thể làm lây lan các bệnh về ghẻ lở hay cháy rận, bệnh này thường gây ngứa, khó chịu ở các vị trị mà tuyến mồ hôi hoạt động mạnh như kẽ ngón tay, nách, ngực,…
- Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân khác về bệnh lý bên trong cơ thể như sự suy yếu chức năng gan, thận. Ví dụ như tắc gan, tắc mật mà biểu hiện đầu tiên chính là nổi mẩn ngứa khắp người như muỗi đốt. Hoặc các bệnh tiểu đường, suy giảm chức năng tuyến giáp, thiếu máu do thiếu chất sắt cúng gây ra hiện tượng như trên.
Có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến hiện tượng nổi mẩn ngứa khắp người như muỗi đốt cho nên chúng tôi khuyến cáo người bệnh nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, không nên tự ý chữa bệnh, cũng như uống thuốc, bôi thuốc tại nhà.
II. Cách xử lý khi bị nổi mẩn ngứa khắp người như muỗi đốt
Trong trường hợp các triệu chứng ngứa chỉ mới xuất hiện, người bệnh cần bình tĩnh, cẩn thận quan sát và theo dõi cẩn thận. Nếu ngứa kéo dài vài ngày, xuất hiện và biến mất không rõ nguyên nhân thì người bệnh cần đi kiểm tra ở các cơ sở y tế.
Nếu nghi ngờ việc nổi mẩn ngứa là do dị ứng thì người bệnh cần phải làm test da để xem da có phản ứng khác thường gì không. Còn nếu trường hợp bạn nghi ngờ bản thân có các bệnh lý bên trong cơ thể thì người bệnh nên di làm xét nghiệm máu để kiểm tra gan thận, mức đường huyết trong cơ thể để biết rõ nguyên nhân của bệnh lý.
Dưới đây là một vài biện pháp xử lý bên ngoài cũng như môi trường sống mà người bệnh tham khảo để cải thiện phần nào các hiện tượng nổi mẩn ngứa như bị muỗi đốt:
1. Vệ sinh vùng da bị ngứa:
Vệ sinh da trên cơ thể hàng ngày đúng cách cũng là bí quyết giúp bạn điều trị cơn ngứa mà không cần phải dùng đến thuốc. Vậy vệ sinh vùng da bị ngứa như thế nào mới là đúng cách?
Đầu tiên bạn cần phải biết khi đang bị ngứa vùng da rất dễ nhạy cảm do đó bạn không nên tắm bằng nước lạnh và sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm… có chứa hoá chất để tắm. Thay vào đó bạn nên dùng nước có độ ấm vừa phải để tắm hoặc sử dụng các loại nước lá từ thảo dược thiên nhiên như lá khế, lá chè, lá khổ qua rừng… sẽ làm giảm tình trạng nổi mẩn đỏ trên da, hạn chế cơn ngứa xuất hiện.
2. Bôi chất làm ẩm da sau khi tắm:
Sau khi tắm xong ngoài việc lau người bằng khăn mềm cho ráo nước, bạn cũng nên sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm chống viêm, giảm ngứa để bôi bên ngoài da.
Lưu ý: Nên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, không chứa hoá chất hoặc dược tính quá cao. Khi dùng bạn nên bôi kem lên lớp mỏng bên ngoài da, không được bôi gần khu vực mắt, miệng hoặc các vết thương hở nhé.
3. Không gãi vùng da bị ngứa:
Con người chúng ta luôn có một phản xạ tự nhiên đó chính là “ngứa thì phải gãi”. Tuy nhiên, đối với những triệu chứng ngứa thông thường bạn có thể gãi, sau khi gãi xong sẽ làm giảm ngay cơn ngứa không gây ra bất kì biến chứng nào làm ảnh hưởng tới làn da của bạn.
Còn trường hợp ngứa nổi mẩn đỏ như muỗi đốt thế này việc gãi ngứa chỉ làm “đã ngứa” nhất thời, nhưng sẽ làm cơn ngứa sẽ càng dữ dội hơn và sẽ làm tổn thương đến làn da của bạn. Cụ thể là da sẽ bị bong tróc, viêm nhiễm, nhiễm trùng, chảy mủ để lại vết sẹo thâm về sau.
4. Tạo tâm lí thoải mái:
Trong lúc này, người bệnh thường có cảm giác khó chịu, bứt rứt, đặc biệt khi cơn ngứa càng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tâm lí người bệnh. Do đó, cách tốt nhất bạn nên tạo cho mình một tâm lí vững vàng, thoải mái ít suy nghĩ đến chúng sẽ tốt hơn.
5. Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ:
Phòng ngủ ẩm ướt, bụi bẩn, bề bộn (mền, màn, chăn gối không được vệ sinh thường xuyên để lâu ngày dễ bị ẩm mốc…) cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ngoài da.
Một trong những biện pháp xử lí tốt nhất đó chính là vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ nhất là vỏ gối, chăn trải giường, mền…. Thường xuyên giặt giũ, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Người bệnh cũng cần lau dọn phòng ngủ mỗi ngày để tránh bụi bẩn, ẩm mốc ủ thành mầm bệnh.
6. Hạn chế tiếp xúc các tác nhân gây bệnh:
Mỹ phẩm, nước tẩy rửa, hóa chất, thuốc nhuộm tóc, găng tay, khói bụi, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, lông thú nuôi trong nhà…. cũng là những tác nhân có nguy cơ khiến làn da bạn trở nên dị ứng, mẫn cảm.
Chính vì thế trong lúc này nếu bạn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của việc nổi mẩn ngứa như muỗi đốt khắp người thì cách tốt nhất là nên hạn chế tiếp xúc với chúng.
Nếu cảm thấy cần thiết thì người bệnh có thể đeo găng tay bảo hộ kĩ lưỡng khi cần tiếp xúc với hóa chất như bột giặt hay nước rửa chén.
7. Trang phục thích hợp:
Người bệnh nên lựa chọn và sử dụng các loại quần áo có chất liệu vải thấm hút mồ hôi cực tốt. Không nên mặc đồ quá chật, bó sát trong cơ thể, chất liệu quần áo bằng vải len, vải cotton, vải không thấm hút…. sẽ làm cho da bạn cảm thấy khó chịu hơn.
8. Chế độ dinh dưỡng phù hợp:
Khi đã bị mẩn ngứa, bạn nên thiết lập chế độ ăn uống phù hợp, nên ăn các loại thực phẩm chứa vitamin A, C, E tốt cho làn da của bạn.
Uống nhiều nước lọc và nước ép hoa quả từ cam, dưa hấu đỏ, cà rốt, nha đam giúp dưỡng ẩm cho làn da.
Hạn chế sử dụng thức uống có gas, thức ăn có chứa hàm lượng chất béo cao, thực phẩm cay nóng… hoặc các loại hải sản như tôm, sò, cua,…. và thức ăn có mùi tanh.
9. Thảo dược làm giảm ngứa:
Rất đơn giản, bạn chỉ 1 quả chanh tươi rửa sạch sau đó cắt chanh thành từng miếng, chà xát nhẹ nhàng vào vùng da bị ngứa. Hoặc có thể dùng khăn thấm nước cốt chanh lau nhẹ. Hàm lượng axit có trong chanh có tác dụng giảm ngứa rất hữu hiệu.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thêm bột yến mạch, bột mì, mật ong hoặc dấm táo thoa lên vùng da bị ngứa. Chỉ trong thời gian 10-15 phút tình trạng ngứa sẽ được cải thiện hiệu quả
10. Sử dụng thuốc chống ngứa khi cần thiết
Có nhiều loại thuốc bôi trị dị ứng trên da được giới thiệu, tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng an toàn và mang lại hiệu quả. Do vậy trước khi sử dụng thuốc bôi chống ngứa người bệnh cần phải tham khảo và làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Một vài loại thuốc chống ngứa bôi ngoài da được nhiều chuyên gia và bác sỹ chuyên khoa da liễu khuyên dùng: Thuốc bôi Corticiod, thuốc bôi dị ứng Histamin,…. đều là những loại thuốc bôi ngoài da chống ngứa được sử dụng rất phổ biến. Các loại thuốc này có tác dụng tăng kháng sinh và hạn chế collagen tổng hợp, chống viêm da nhờ các tác động ức chế bạch cầu giúp giảm ngứa nhanh chóng.
Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý: Không lạm dụng hay phụ thuộc quá nhiều vào thuốc vì nó sẽ gây nên những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Bôi thuốc ở gần mí mắt có nguy cơ bị đục thủy tinh thể, dùng thuốc lâu ngày có thể làm thuốc ngấm qua da làm rạn da, thay đổi sắc tố da gây bội nhiễm.
III. Lưu ý khi bị mẩn ngứa như muỗi đốt
Khi bắt đầu xuất hiện nổi mẩn ngứa như bị muỗi đốt người bệnh cần chú ý một số vấn đề như sau:
- Loại bỏ các tác nhân gây hại như vi khuẩn bằng cách vệ sinh cơ thể hàng ngày một cách sạch sẽ và an toàn nhất.
- Tuyệt đối không gãi để tránh làm trầy xước cho da có thể gay nhiễm trùng.
- Nên sớm đi kiểm tra nguyên nhân dẫn đến việc nổi mẩn ngứa, khi chưa xác định được nguyên nhân thì tuyệt đối tránh xa các tác nhân gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa, bụi gỗ, bụi vải,…
- Khi chưa biết nguyên nhân thì không nên tự điều trị tại nhà, tự chế thuốc hoặc tự tìm thấy để bôi lên da cũng như uống vào trong cơ thể.
- Nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tốt nhất là các sản phẩm từ thiên nhiên, thảo dược tự nhiên để hạn chế việc gây kích ứng cho da cũng như điều trị việc da bị nổi mẩn đỏ như bị muỗi cắn.
- Hiện tượng nổi mẩn ngứa như muỗi đốt thường diễn ra vào mùa hè, thờ tiết nắng nóng, lại mưa nhiều. Nên người bệnh cần lưu ý các biểu hiện liên quan, nếu chẳng may trên da xuất hiện những biểu hiện này thì nên nhanh chóng đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tình hình và có hướng điều trị sớm nhất.
- Ban biên tập muốn gửi một vài lời khuyên từ đến các bạn độc giả như sau:
- Do nguyên nhân và diễn biến của bệnh này khá phức tạp cho nên người bệnh không nên tự ý chữa trị. Phải xác định xem tác nhân gây bệnh do đâu mà có hướng khắc phục đúng đắn.
- Các xét nghiêm về bệnh mề đay và bệnh gan có thể có chút tốn kém và mất thời gian, có khi lại không thu về kết quả như mong muốn nên người bệnh chỉ nên làm các xét nghiệm này nếu hiện tượng bệnh này kéo dài từ 4 đến 6 tháng.
- Đối với trường hợp bệnh kéo dài day dẵng hơn thì người bệnh nên tính đến vấn đề ăn kiêng, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và kiêng các chất gây ngứa như thịt gà hay hải sản.
- Ngoài ra các việc như việc phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ và giữ môi trường sống lành mạnh, không hút thuốc hay dùng các chất kích thích như rượu, chè, cà phê,…
Trên đây là một số chia sẻ của ban biên tập chúng tôi muốn gửi đến các bạn, mong những thông tin trên đây sẽ giúp ít được việc phòng ngừa cũng như điều trị hiện tượng nổi mẩn ngứa như muỗi đốt khắp người.
Chúc các bạn sức khỏe!
Lâm Vũ Linh
Một số thông tin thêm cho bạn: Da bị nổi mẩn ngứa khắp người: Nguyên nhân và cách điều trị
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!