Thuốc Aerius không chỉ được sử dụng để giảm nhanh triệu chứng của viêm mũi dị ứng mà còn dùng điều trị mề đay. Thông tin trong bài viết dưới đây giúp bạn hiểu thêm về loại thuốc chống dị ứng Aerius này.
Thông tin chung về thuốc Aerius
Thuốc Aerius có tên gốc là desloratadin, thuộc nhóm thuốc kháng histamin, kháng dị ứng được sử dụng phổ biến. Bao gồm 2 loại sản phẩm là viên uống và sirô.
1. Thành phần của thuốc Aerius
Thành phần chính của thuốc Aerius là desloratadine có công dụng là ức chế có chọn lọc thụ thể histamine H1 ngoại biên. Nghiên cứu cho thấy sự hấp thụ Desloratadine khá tốt khi phát huy tối đa hiệu quả sau khoảng 3 giờ, hiệu quả kéo dài suốt 24 tiếng ở thanh thiếu niên và người lớn.
2. Thuốc Aerius có tác dụng gì?
Thuốc Aerius được chỉ định trong những trường hợp:
- Viêm mũi dị ứng để làm giảm những triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, sốt, ngứa họng, ho…
- Mề đay, đặc biệt là mề đay tự phát mãn tính để giảm ngứa, số lượng ban và kích cỡ ban.
3. Liều dùng thuốc Aerius
Tùy theo cơ địa, tình trạng và mức độ mề đay mà liều dùng có thể khác nhau. Dưới đây chỉ là liều dùng mang tính tham khảo, để biết chính xác thì người bệnh nên thăm khám và điều trị với bác sĩ có chuyên môn.
- Trẻ từ 6 tháng – 11 tháng tuổi uống 2ml (1mg) một lần mỗi ngày.
- Trẻ từ 1 – 5 tuổi uống 2.5ml (1.25mg) một lần mỗi ngày.
- Trẻ từ 6 – 11 tuổi uống 5ml (2.5mg) một lần mỗi ngày.
- Thanh thiếu niên trên 12 tuổi và người lớn uống 10ml (5mg) một lần mỗi ngày.
# Nếu bạn quên một liều
Trong trường hợp bạn quên một liều thì nên uống sớm nhất có thể. Nếu đã gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua và sử dụng liều kế tiếp.
# Nếu bạn uống quá liều
Trong trường hợp dùng quá liều, nếu xuất hiện những biểu hiện như buồn nôn, tiêu chảy, co giật, tím tái,…thì người bệnh nên thông báo cho cơ sở y tế gần nhất hoặc trung tâm cấp cứu.
# Thuốc Aerius uống trong bao lâu?
Dựa theo tình trạng và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc chống dị ứng Aerius trong khoảng thời gian phù hợp. Người bệnh tránh tự ý tăng liều để thuốc tăng công dụng hay giảm liều khi đã thuyên giảm triệu chứng. Tăng hay giảm liều đều có thể gây ra những tác dụng xấu cho sức khỏe, tốt nhất nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Chỉ định và chống chỉ định
# Chỉ định
Thuốc Aerius được chỉ định cho những trường hợp
- Những người bị viêm mũi dị ứng.
- Những người bị mề đay tự phát mãn tính.
# Chống chỉ định
Những đối tượng không thích hợp dùng thuốc Aerius
- Những người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc
- Phụ nữ đang cho con bú vì desloratadine được tiết vào sữa mẹ
5. Tác dụng phụ của thuốc Aerius
Phản ứng phụ thường gặp sau khi dùng thuốc Aerius là:
- Phát ban, ngứa
- Phù nề
- Nhịp tim nhanh, không đều, bất thường
- Tiêu chảy
- Sốt, nhức đầu, mất ngủ, mệt mỏi
- Khô miệng
Ngoài ra còn xuất hiện một số phản ứng phụ ít gặp bao gồm:
- Cơn động kinh, tăng hoạt động tâm thần vận động
- Tăng men gan, viêm gan
- Tăng bilirubin
6. Lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc thuốc Aerius
Trước khi sử dụng thuốc Aerius, nếu ở trong một trong những trường hợp sau thì bạn nên thông báo với bác sĩ:
- Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú
- Dị ứng với thành phần của thuốc
- Đang dùng một loại thuốc khác như thảo dược, thuốc có hoặc không kê toa, thực phẩm chức năng.
- Trẻ em hoặc người cao tuổi.
- Từng mắc một số bệnh lý như gan, thận.
7. Tương tác thuốc Aerius
Nếu như đang sử dụng một loại thuốc nào đó, bạn nên thông báo với bác sĩ và liệt kê danh sách thuốc. Bởi thuốc Aerius có thể làm tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ thông qua tương tác thuốc. Cụ thể những thuốc có thể tương tác với Aerius bao gồm: Metformin, Celebrex® (celecoxib), Cymbalta® (duloxetine), Cetirizine, Augmentin® (amoxicillin/clavulanate), Atorvastatin, Crestor® (rosuvastatin), Naproxen, Ibuprofen, Escitalopram.
Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Aerius chữa mề đay, mẩn ngứa và viêm mũi dị ứng. Nếu muốn sử dụng thuốc, bạn hãy thăm khám và sử dụng đúng liều lượng được chỉ định.
Tìm hiểu thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!