Có nhiều mẹo chữa nổi mề đay dị ứng mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu một cách hiệu quả.
Dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không?
Nổi mề đay dị ứng là tình trạng da tiếp xúc với những nguyên nhân gây dị ứng mề đay như thời tiết, phấn hoa, lông chó mèo, thuốc,…làm xuất hiện các triệu chứng nổi ban đỏ hay trắng kèm theo ngứa trên một số vùng da hoặc lan rộng khắp cơ thể.
Mề đay dị ứng cấp tính có thể tự biến mất sau 24 tiếng hoặc không kéo dài quá 6 tuần, nhưng nếu chuyển biến thành mề đay mãn tính thì sẽ kéo dài hơn 6 tuần và thường xuyên tái phát. Thông thường mề đay dị ứng không gây đe dọa tính mạng nhưng trong một số trường hợp nặng như mề đay phù mạch, có thể gây sưng đường hô hấp, tiêu hóa,…gây khó thở, nguy hiểm tính mạng.
Do đó, sau khi phát hiện những dấu hiệu của mề đay dị ứng, trong trường hợp nhẹ, bạn có thể cải thiện thông qua một số mẹo dân gian. Nếu không cải thiện, hãy thăm khám ngay với bác sĩ có chuyên môn.
Những mẹo chữa nổi mề đay dị ứng
Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà thực hiện mẹo chữa nổi mề đay dị ứng bằng dân gian có kết quả nhanh hay chậm, tốt hay không. Tuy nhiên, nếu như thực hiện đúng hướng dẫn, kiên trì thì có thể giúp người bệnh cải thiện đáng kể.
1. Cách chữa dị ứng mề đay bằng ngải cứu
Trong ngải cứu có chứa một số tinh dầu hữu ích để sát trùng, kháng khuẩn, giảm đau nhức, chữa ngứa ngáy khó chịu như một số acid amin, adenin, cholin, các loại flavonoid,… Do đó, mẹo chữa mề đay dị ứng bằng ngải cứu thường được áp dụng.
- Cách 1: Sắc 90g ngải cứu, 30g phòng phong, 6g hoa tiêu, 6g hùng hoàng cùng với 300ml nước trong khoảng 15 phút. Dùng nước này để xông hơi hoặc ngâm rửa vùng da bị mề đay, mẩn ngứa.
- Cách 2: Rửa sạch 1 nắm ngải cứu, để cho ráo nước rồi đem rang với muối hạt. Rang với lửa riu riu trong khoảng 10 phút. Bọc hỗn hợp ngải cứu và muối bằng khăn sạch rồi chườm lên những vùng da bệnh.
2. Gừng chữa dị ứng mề đay
Gừng có chứa nhiều thành phần hóa học như xeton, zingiberene, citral,…có công dụng giảm ngứa, đau rát, sát trùng và kháng khuẩn nên có thể cải thiện được chứng dị ứng nổi mề đay khắp người.
- Cách 1: Gọt vỏ, rửa sạch rồi thái gừng thành từng lát mỏng. Nấu với nước, để cho ấm rồi uống từng ngụm nhỏ. Tốt nhất nên uống vào buổi sáng.
- Cách 2: Cạo vỏ, rửa sạch 50g gừng tươi rồi đem thái lát mỏng. Đun gừng tươi với 300ml nước lọc cùng với 100g đường thẻ. Đến khi còn 50ml nước thì đổ nước ra chén, để nguội rồi uống.
3. Chữa dị ứng mề đay với giấm
Giấm có chứa dung dịch acid acetic, thường được dùng để sát trùng ngoài da, kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy và sưng phù. Nên đây cũng là một trong những mẹo chữa mề đay dị ứng có thể áp dụng.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: ½ quả đu đủ, 100ml giấm gạo.
- Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch đu đủ, bạn gọt vỏ rồi cắt thành miếng, sau đó đem trộn đều với giấm tạo. Đem 2 nguyên liệu kia đi đun sôi với nước cùng gia vị và muối. Ăn hỗn hợp này với cơm trong 7 ngày.
4. Lá kinh giới chữa dị ứng nổi mề đay
Lá kinh giới có thể thanh nhiệt, giải độc cùng nhiều tinh dầu với công dụng kháng khuẩn, chống viêm nên giúp giảm ngứa ngáy, khó chịu của bệnh mề đay dị ứng.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 20g lá đinh lăng, 20g cỏ mần trầu, 16g kinh giới, 12g ngân hoa, 10g chi tử.
- Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu rồi đem nấu với nước sôi. Đem nồi nước đi xông hơi hoặc ngâm rửa những vùng da mề đay mẩn ngứa.
5. Trị dị ứng mề đay bằng lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ thường được dùng để kháng khuẩn mạnh, tiêu độc, chống dị ứng nên có thể cải thiện được tình trạng mề đay dị ứng, mẩn ngứa.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 10g lá đơn đỏ.
- Cách thực hiện: Đem lá đơn đỏ đi rửa sạch rồi băm nhỏ. Nấu lá đơn đỏ với 400ml nước cho đến khi còn 100ml nước. Chia nước làm 2 lần uống trong ngày.
6. Cách trị dị ứng mề đay tại nhà với lá hẹ tươi
Lá hẹ có tính ấm, vị hơi chua, hăng, trong đông y là vị thuốc có thể chữa ngứa ngáy, dị ứng, giải độc.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 bó hẹ.
- Cách thực hiện: Rửa sạch bó hẹ tươi, cắt nhỏ thành từng khúc nhỏ. Nấu hẹ cùng với lượng nước vừa đủ. Sau đó chắt lấy nước hẹ để uống mỗi ngày 1 – 2 lần.
Xem thêm: Cách chữa bệnh nổi mề đay tại nhà
Dị ứng nổi mề đay kiêng gì?
Thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay dị ứng nên người bệnh hãy lưu ý để lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp. Trước tiên, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm dễ gây dị ứng như:
- Sữa và nhóm thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,…
- Thực phẩm có chứa lactose, do sẽ gây dị ứng với một số người thiếu enzyme phân giải lactose.
- Trứng và nhóm thực phẩm từ trứng.
- Cá và các chế phẩm từ cá.
- Các loại ngũ cốc như yến mạch, đại mạch,… chứa gluten.
- Hải sản như tôm, cua,…
- Chế phẩm lên men từ ngũ cốc như rượu, bia.
- Đậu và các thực phẩm từ đậu.
- Mù tạt, mè,…
Người bệnh mề đay dị ứng nên ăn những thực phẩm có thể cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu như:
- Thực phẩm giàu omega-3 như quả óc chó, cá hồi.
- Thực phẩm giàu vitamin C như tỏi, cam chanh,…giúp ức chế enzyme chuyển hóa chất gây nhiễm trùng và thúc đầy nhanh làm lành vết thương.
- Thực phẩm giàu quercetin như rượu vang đỏ,…giúp giải phóng histamin nên hạn chế mẩn đỏ, giảm ngứa.
Những mẹo chữa mề đay dị ứng này thường an toàn và lành tính nhưng nên được kiên trì sử dụng thì mới đạt được hiệu quả.
Tìm hiểu thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!