Hơn 18 triệu người trên thế giới bị ảnh hưởng bởi viêm da cơ địa, trong đó có viêm da cơ địa ở chân. Các triệu chứng bệnh gây khó chịu, mất thẩm mỹ và dễ bị bội nhiễm nếu không được điều trị. Vậy, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa viêm da cơ địa ở chân như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp người bệnh, bạn đọc quan tâm nắm được kiến thức bệnh và gợi ý liệu pháp chữa viêm da bằng thảo dược tự nhiên ưu việt nhất hiện nay.
- Bài thuốc chữa mề đay hiệu quả lương y Đỗ Minh Tuấn
- Cách chữa nổi mề đay trẻ em tại nhà an toàn và hiệu quả các mẹ nên “bỏ túi”
I. Viêm da cơ địa ở chân là gì? có lây không?
Viêm da cơ địa ở chân là hiện tượng da chân phản ứng lại với các tác nhân gây hại ngoài môi trường. Các vùng da bắp chân, ngón chân, lòng bàn chân, mu bàn chân xuất hiện mụn nước, đỏ da, ngứa và bong tróc. Tình trạng này có thể bùng phát trong 2 – 4 tuần và sau đó tái phát nhiều lần khi có điều kiện thuận lợi.
Có khoảng 20% dân số thế giới mắc phải căn bệnh này, tập trung đông nhất ở các nước nghèo, đang phát triển. Da chân thường xuyên tiếp xúc với các nguồn vi khuẩn khác nhau. Các tổn thương ở chân do viêm da cơ địa nếu không được chữa trị dễ dẫn đến nhiễm khuẩn, bội nhiễm. Nhiều trường hợp nặng có thể gây mưng mủ, sưng đau, nhiễm trùng máu ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, công việc và sức khỏe.
Tình trạng nổi mụn, bong tróc da chân tay khiến nhiều người lo lắng viêm da cơ địa cơ thể lây sang người khác. Tuy nhiên, viêm da cơ địa là bệnh không lây ngoại trừ yếu tố di truyền. Có khoảng 60% trẻ em bị viêm da cơ địa do di truyền. Mặc dù không lây sang người khác nhưng tổn thương dễ lan rộng ra các vùng da khác. Do đó, người bệnh nên chữa trị sớm khi bệnh còn nhẹ.
II. Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở chân và cách chẩn đoán
Ở giai đoạn đầu, viêm da cơ địa ở chân thường khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với các vấn đề về da khác. Để nhận biết bệnh, bạn cần lưu ý một số triệu chứng dưới đây:
- Nứt nẻ ở đầu ngón chân, da khô, bong tróc, ranh giới giữa da bệnh và da lành thường không rõ ràng. Sau đó, các vết bong da lan rộng ra mu bàn chân, gót chân
- Bệnh có thể gây ngứa, khó chịu. Phản ứng ngứa – gãi mạnh dễ trầy da và tổn thương, chảy máu, nhiễm trùng.
- Vào mùa hè, viêm da cơ địa ở bàn chân gây ngứa dữ dội, đỏ tấy và nổi mụn nước. Khi các mụn nước vỡ tạo thành sẹo, đóng vảy và và tiết dịch.
- Vào mùa đông, tình trạng nứt nẻ da càng nặng thêm. Da chân nứt nẻ, ứa máu, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của người bệnh.
- Bệnh viêm da cơ địa ở chân thường khởi phát cùng với một số bệnh liên quan như bệnh hen suyễn, dị ứng thời tiết, hoặc do bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất hay do thay đổi thời tiết bất chợt.
II. Nguyên nhân bệnh viêm da cơ địa ở chân
Hiện chưa rõ nguyên nhân gây viêm da cơ địa là do đâu. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, bệnh viêm da cơ địa nói chung có liên quan đến yếu tố di truyền, dị ứng cơ địa và các tác nhân từ môi trường.
⊗ Do di truyền: Bệnh viêm da cơ địa có tính di truyền. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa thì tỷ lệ mắc bệnh ở con cái là 50%. Tỷ lệ này là 80% nếu cả bố và mẹ cũng mắc bệnh. 35% trẻ sơ sinh mang gen viêm da cơ địa.
⊗ Do yếu tố môi trường tác động: Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, bụi bẩn, dầu mỡ, nước, chân luôn ở môi trường ẩm ướt, nhiều vi khuẩn… thường dễ mắc viêm da cơ địa ở chân. Do đó, nông dân, công nhân môi trường, nhân viên vệ sinh, đầu bếp… là đối tượng dễ mắc bệnh.
⊗ Do cơ địa nhạy cảm: Người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, kích ứng với tác nhân môi trường, thực phẩm là nguyên nhân viêm da cơ địa ở ngón chân, bàn chân.
Việc không xác định được nguyên nhân gây bệnh có thể dẫn đến sai lầm trong điều trị. Chính vì vậy, khi nhận thấy chân có biểu hiện viêm da cơ địa người bệnh nên thăm khám để được xác định nguyên nhân và điều trị đúng cách.
III. Cách chữa bệnh viêm da cơ địa ở chân
Ở nước ta, số lượng bệnh nhân mắc viêm da cơ địa, trong đó có bệnh viêm da cơ địa ở chân ngày càng gia tăng và có diễn biến phức tạp. Dưới đây chúng tôi cũng xin đưa ra một số phương pháp được nhiều người tin tưởng áp dụng và điều trị bệnh thành công.
#1. Chữa viêm da cơ địa ở chân tại nhà bằng dân gian
Đa số người bệnh khi gặp các vấn đề về da đều tìm đến các cách chữa dân gian mà không cần biết là bệnh gì, nguyên nhân do đâu. Một số cách chữa viêm da tại nhà thường được áp dụng như:
Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không: Trầu không chứa 1 lượng lớn betel phenol có tác dụng khử trùng. Theo y học cổ truyền lá trầu vị cay nồng, mùi thơm, tính ấm được dùng được dùng để chữa các chứng viêm họng, cảm cúm, các bệnh ngoài da như nước ăn tay chân, viêm da cơ địa,… Cách áp dụng:
- Lấy 1 nắm lá trầu không 20 – 30 lá, rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút
- Cho lá trầu không vào nồi đun sôi nhỏ lửa cùng 2 lít nước.
- Dùng nước đó để ngâm chân bị viêm da cơ địa.
- Thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục trong 2 tuần
Tỏi giảm triệu chứng viêm da cơ địa ở chân: Tỏi chứa nhiều hoạt chất có tác dụng như kháng sinh tự nhiên, giúp kháng viêm, giảm ngứa do viêm da. Cách áp dụng như sau:
- Lấy vài nhánh tỏi, bóc vỏ, rửa sạch và giã nát lọc lấy nước.
- Dùng bông y tế bôi dung dịch tỏi lên vùng da chân bị viêm da cơ địa sau khi đã vệ sinh.
- Để dung dịch trong 15 – 20 phút và rửa sạch lại bằng nước, thấm khô.
- Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội – Bệnh viện YHCT TƯ, các mẹo chữa viêm da tại nhà thường chỉ có tác dụng giảm nhẹ 1 số triệu chứng ngoài da. Việc áp dụng không theo công thức, định lượng nhất định có thể khiến tổn thương nặng hơn. Bệnh tái phát liên tục sau khi ngưng áp dụng. Nguy cơ bội nhiễm do không đảm bảo vệ sinh trong chữa trị. Để tránh những rủi ro này, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
#2. Dùng thuốc chữa viêm da cơ địa ở chân
Các loại thuốc Tây nhằm kiểm soát triệu chứng viêm, ngứa ngáy, hạn chế gãi gây nhiễm trùng da. Thuốc phổ biến để chữa viêm da cơ địa ở chân hiện nay chủ yếu là:
- Các loại kem bôi dưỡng ẩm, giảm bong tróc
- Kem corticoid chống nhiễm khuẩn và viêm
- uống kháng sinh histamin để chống ngứa
Một số loại thuốc bôi phổ biến hiện nay có thể kể đến là: Mỡ kháng sinh để chống nhiễm khuẩn, dung dịch Jarish, thuốc tím 1/10 000, nước muối sinh lý 0,9%, thuốc mỡ goudron, ichthyol,….
Ngoài ra khi tình trạng bệnh chuyển nặng bệnh nhân sẽ được chỉ định uống kháng sinh histamin chống dị ứng, chống ngứa. Một số trường hợp có thể sẽ uống corticoid dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
Nói về hiệu quả của thuốc Tây, TSBS Nguyễn Thị Vân Anh cho biết: “Với sự phát triển của y học hiện đại, các nhóm thuốc Tây mang lại hiệu quả cao và nhanh khi điều trị. Người bệnh nhận thấy các triệu chứng viêm da nhanh chóng được khắc phục chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, sau khi ngưng điều trị, viêm da cơ địa dễ tái phát do Tây y chú trọng điều trị triệu chứng. Trường hợp lạm dụng thuốc, không tuân thủ chỉ định có thể gây tác dụng phụ teo da, rạn da, nhờn thuốc, kháng thuốc, tăng nguy cơ bội nhiễm da. Nhất là nhóm thuốc chứa corticoid”.
#3. Chữa viêm da cơ địa ở chân bằng thuốc Đông y
Đông y cho rằng viêm da cơ địa có căn nguyên sâu xa từ các yếu tố phong hàn, phong nhiệt, huyết táo, ngoại tà xâm nhập và chức năng gan, thận suy yếu. Muốn điều trị hiệu quả cần đẩy lùi các yếu tố gây bệnh từ gốc. Các bài thuốc thảo dược Đông y cùng lúc đẩy lùi nguyên nhân và triệu chứng hiệu quả, an toàn được tin dùng hiện nay.
Hiện nay, có nhiều đơn vị nghiên cứu và tung ra thị trường các loại sản phẩm để chữa bệnh viêm da cơ địa. Các thử nghiệm lâm sàng cho kết quả điều trị khả quan. Nổi bật nhất là bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc phát triển có tác dụng trị bệnh sâu tận căn nguyên, không lo tái phát.
Bài thuốc là thành quả của công trình nghiên cứu và ứng dụng thảo dược Đông y vào trị liệu, chăm sóc da. Thanh bì Dưỡng can thang kế thừa tinh hoa nhiều bài thuốc cổ bí truyền bản địa. Công thức thuốc hoàn chỉnh kết hợp trong 3 chế phẩm: Thuốc uống, thuốc ngâm rửa và thuốc bôi.
Một số loại dược liệu được dùng trong bài thuốc dạng ngâm rửa chữa viêm da cơ địa ở chân như: lá trầu không, ích nhĩ tử, ô liên rô, mò trắng… Những dược liệu này đều có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và tái tạo lại làn da bệnh rất tốt.
Thuốc dùng để bôi bên ngoài có thể có các nguyên liệu quen thuộc như mật ong, bí đao… đều có tác dụng làm mềm da, tái tạo lại tế bào biểu bì da, tăng cường sức khỏe của da.
Đặc biệt là bài thuốc uống có tác dụng tiêu viêm, giải độc, điều hòa cơ địa, chống dị ứng, tăng cường chức năng gan thận, điều trị viêm da từ sâu bên trong, ngăn tái phát. Thành phần gồm: Kim ngân hoa, Bồ công anh, Ké đầu ngựa, Đơn đỏ…
Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế dưới dạng thuốc sắc uống hoặc cao tinh chất từ 100% thảo dược tự nhiên. Dược liệu được sử dụng là dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO. Yếu tố này giúp bài thuốc an toàn, không tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng.
Nói về bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, TSBS Nguyễn Thị Vân Anh chia sẻ: “Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được hoàn thiện bởi đội ngũ chuyên gia bác sĩ đầu ngành. Các thành phần trong bài thuốc là dược liệu quý trong điều trị bệnh viêm da. Với cơ chế điều trị kết hợp cả trong lẫn ngoài, đúng với nguyên tắc Đông y. Bài thuốc hiện là giải pháp hiệu quả, an toàn mà người bệnh có thể tin tưởng trong điều trị viêm cơ địa”.
IV. Bị viêm da cơ địa ở chân cần lưu ý gì?
Viêm da cơ địa ở chân dù là giai đoạn khởi phát hay tái phát cũng cần được quan tâm và chăm sóc đúng mức. Do đó để phòng bệnh và chữa bệnh tốt nhất, người bệnh cần lưu ý:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung thực phẩm lành mạnh từ rau xanh, trái cây. Kiêng ăn đồ cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, hải sản, thịt đỏ, rượu bia, chất kích thích…
- Kiêng tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, nước, môi trường ô nhiễm, dung dịch tẩy rửa.
- Không dùng nước quá nóng để tắm, ngâm chân.
- Giữ ẩm cho làn da chân, nhất là vào mùa đông dễ làm da bong tróc.
- Vệ sinh chân sạch sẽ, sử dụng tất chân bằng vải cotton.
- Giữ phòng ngủ, giày dép sạch sẽ.
- Tránh các yếu tố dị ứng cho lông thú cưng, môi trường nhiều bùn đất.
Mong rằng bài viết đã cung cấp đến bạn đọc thông tin cơ bản về bệnh viêm da cơ địa ở chân. Để được tư vấn chi tiết cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả từ thảo dược người bệnh vui lòng liên hệ với Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Thông tin liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Hà Nội: Biệt thự B31, Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – SĐT, Zalo: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT, Zalo: 0972606773
Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 6699 – 0932 064 179
Website: http://www.thuocdantoc.org/ Fanpage: Trung tâm Thuốc dân tộc
Có thể bạn muốn biết: Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y ở đâu hiệu quả.
> Xem thêm Video: Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị viêm da cơ địa á sừng:
Họ đang bị viêm da cơ địa ở chân lâu năm đã hơn 5 năm rồi có chữa được không