Bị dị ứng uống thuốc gì để giảm cơn ngứa rát và khó chịu

Sử dụng các loại thuốc từ Tây y để chữa dị ứng là cách điều trị mang lại những tác dụng nhanh chóng, tức thời. Nó giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu do bệnh gây ra. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các loại thuốc kháng dị ứng thường được dùng trong bài viết dưới đây.

Các loại thuốc kháng dị ứng thường được sử dụng

Sử dụng các loại thuốc kháng dị ứng để làm giảm các triệu chứng dị ứng
Sử dụng các loại thuốc kháng dị ứng để làm giảm các triệu chứng dị ứng

Ăn thức ăn dễ gây kích ứng da, thời tiết thay đổi thất thường hoặc tiếp xúc với các dị nguyên dễ làm cho da bị kích ứng như phấn hoa, lông động vật… có thể gây dị ứng cho bạn. Để cắt nhanh chóng các cơn ngứa ngáy và khó chịu, bạn có thể sử dụng các loại thuốc tây để điều trị. Những loại thuốc kháng dị ứng thường được sử dụng bao gồm:

1. Nhóm thuốc Anti – Ige

Thuốc này có tác dụng kháng lại kháng thể IgE. Nó được dùng để chữa trị, ngăn chặn các triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng. Tương tự như nhiều loại thuốc kháng dị ứng khác, thuốc Anti – Ige ức chế quá trình giải phóng histamin – chất kích hoạt các yếu tố gây dị ứng trong cơ thể. Những loại thuốc được dùng trong nhóm này bao gồm:

  • Omalizumab: Đây là thuốc được dùng để trị các triệu chứng của bệnh hen suyễn, các biểu hiện của dị ứng và cả chứng bệnh hen suyễn vô căn.
  • Leukotriene Modifiers: Thuốc này có tác dụng chữa trị bệnh hen suyễn kéo dài. Ngoài ra, còn có tác dụng chữa trị triệu chứng của viêm mũi. Nó có khả năng giảm bớt tình trạng viêm sưng đường hô hấp, giúp thư giãn các cơ xung quanh của đường hô hấp. Từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh dị ứng. Tuy nhiên, khác với các loại thuốc steroid dạng xịt, công dụng điều trị dị ứng của nó lại ở các mức độ khác nhau.

2. Nhóm thuốc kháng histamin

Các loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin được xem là những loại thuốc có vai trò quan trọng nhất trong việc điều trị dị ứng. Sử dụng loại thuốc này sẽ làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa, giảm đau… do dị ứng gây ra dựa trên cơ chế ức chế quá trình hoạt động của histamin trong cơ thể.

Ngăn chặn được hoạt động của histamin cũng là cơ chế hoạt động của hầu hết các loại thuốc chống dị ứng hiện nay do đây là một chất tự nhiên được hệ miễn dịch tiết ra khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Chất này sau khi được tiết ra sẽ bám vào thụ thể của các các mạch máu xung quanh, khiến các mạch máu này bị giãn nở. Ngoài ra, chất này cũng sẽ bám vào các thụ thể khác trên vùng mũi gây đỏ, sưng, ngứa ngáy. Vì thế, ngăn chặn được quá trình tiết histamin đồng nghĩa với việc các triệu chứng của dị ứng sẽ được loại bỏ.

Thuốc kháng histamin thường có các dạng viên nén, thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mắt hoặc dạng siro.

Thuốc nhỏ mắt:

Các loại thuốc nhỏ mắt có thể làm giảm triệu chứng dị ứng ở mắt
Các loại thuốc nhỏ mắt có thể làm giảm triệu chứng dị ứng ở mắt

Nếu bị dị ứng ở vùng mắt mà không bị phản ứng với các loại thuốc kháng histamin thì bạn có thể sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt chứa các thành phần kháng histamin để điều trị. Tuy nhiên, để quá trình chữa trị mang lại tác dụng tốt thì bạn cần tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ trong thời gian dùng thuốc, tránh không được dùng tay để dụi mắt hoặc tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên gây kích ứng tránh làm tình trạng bệnh trầm trọng thêm.

Thuốc xịt mũi:

Đây là loại thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng ở mũi, chúng thường ở các dạng như sau:

  • Thuốc thông mũi: Đây là loại thuốc có sẵn, thường không được kê toa, có tác dụng làm thông thoáng và sạch sẽ đường mũi. Tuy nhiên, người bệnh không nên dùng quá 3 ngày vì chúng có thể sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Corticosteroid: Đây là thuốc tương tự như cortisol. Được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng ở mũi và viêm mũi. Những trường hợp bị sổ mũi, nghẹt mũi… mà không phải do dị ứng thì cũng có thể sử dụng loại thuốc này để điều trị. Mỗi liệu trình điều trị bằng các loại thuốc này thường kéo dài từ 1 – 2 tuần.
  • Dung dịch nước muối: Nó thường được dùng để làm giảm tắc nghẽn nhẹ ở mũi. Đồng thời giúp cho các chất nhầy được lỏng ra khiến chúng dễ được tống ra ngoài. Trong thành phần của dung dịch này không chứa bất cứ thành phần thuốc nào khác.
  • Kháng histamin: Thuốc được kê theo toa, những loại thuốc xịt mũi chứa chất này cũng sẽ làm giảm các triệu chứng dị ứng nhanh chóng.

➥  Sử dụng kết hợp các loại thuốc chống dị ứng:

Để làm tăng hiệu quả điều trị, một số loại thuốc dị ứng có thể kết hợp giữa thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi. Các loại thuốc thường được sử dụng là Claritin-D® và Zyrtec-D®, Allegra-D®.

Tuy nhiên, nếu là người đã và đang bị chứng bệnh huyết áp cao thì nên thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này, tốt nhất là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

3. Epinephrine

Đây là thuốc dạng tiêm được sử dụng để chống sốc phản vệ, chúng thường phát huy tác dụng nhanh chóng nhưng để đảm bảo an toàn cho người bệnh sau khi dùng thuốc thì cần phải quan tâm đặc biệt đến quá trình chăm sóc sau khi tiêm.

Vì sốc phản vệ được xem là phản ứng dị ứng nghiêm trọng nhất, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh do đó, sử dụng Epinephrine sẽ giúp cho người bệnh mau chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm này.

4. Nhóm thuốc chứa steroid

Các loại thuốc bôi ngoài cũng thường được sử dụng để điều trị dị ứng
Các loại thuốc bôi ngoài cũng thường được sử dụng để điều trị dị ứng

Ngoài các loại thuốc kháng dị ứng vừa nêu thì steroid cũng được sử dụng để làm giảm các triệu chứng dị ứng và giảm viêm. Nhóm thuốc này thường tồn tại ở các dạng như sau:

  • Steroid dùng tại chỗ: Với những trường hợp da bị dị ứng như bị phát ban do nổi mề đay, viêm da dị ứng thì có thể dùng các loại thuốc bôi ngoài có chứa Steroid để điều trị. Tuy nhiên, dùng các loại thuốc này thường gây ra những tác dụng phụ không tốt như làm mỏng da, teo da…, do đó phải thận trọng khi sử dụng.
  • Thuốc xịt mũi: Steroid cũng thường có trong các sản phẩm dùng để xịt mũi. Nó làm giảm tình trạng hắt hơi, sổ mũi, các triệu chứng dị ứng do nhiều tác nhân khác gây ra. Tuy không được kê theo toa nhưng khi sử dụng cũng nên phải cẩn thận. Tránh gặp các vấn đề không mong muốn trong quá trình sử dụng.

Ngoài ra, liệu pháp miễn dịch cũng là một trong những biện pháp được sử dụng khá phổ biến. Nó được xem là phương pháp chữa trị mang lại tác dụng tốt nhất. Được áp dụng khi các cách chữa trị khác không còn mang lại tác dụng. Nó thường được chỉ định cho các trường hợp viêm mũi dị ứng, ong chích hoặc bị hen suyễn dị ứng….

Bài viết tham khảo

Cập nhật lúc: 9:32 PM , 18/09/2021

Bình luận

Bị dị ứng uống thuốc gì để giảm cơn ngứa rát và khó chịu

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *