Tuy rẳng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng một số người lại bị dị ứng thịt ba ba. Để khắc phục tình trạng dị ứng ba ba, người bệnh có thể tham khảo một số cách đơn giản sau đây.
Ăn ba ba có bị dị ứng không?
Trong ba ba có chứa một lượng dinh dưỡng dồi dào, cụ thể 100g thịt ba ba có chứa hơn 13 đơn vị quốc tế vitamin A, 0,37 mg vitamin B2, 0,62 mg vitamin B1, 1,4 mg Fe, 135g Iod, 1,6g carbohydrate,…nhiều nghiên cứu cũng cho thấy thịt ba ba có thể kháng ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được thịt ba ba. Một số nguyên nhân chủ yếu khiến dị ứng thịt ba ba là:
- Do cơ địa dị ứng, mẩn cảm với một số loại thịt như thịt ba ba, hải sản.
- Trong ba ba có chứa hàm lượng protein quá cao nên khi hấp thụ vào cơ thể có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
- Dị ứng do ăn thịt ba ba chết, lúc này lượng đạm, acid amin được chuyển hóa thành amin nên gây độc cho người ăn. Hơn nữa, ba ba chết nên cũng không thể tự đào thải độc tố trong ruột ra ngoài, hoạt động này ngưng trệ nên thịt của ba ba chết sẽ chứa nhiều độc.
- Ba ba thường hay ăn những động vật chết nên trong cơ thể nó tồn tại nhiều chất độc, nếu không được chế biến cẩn thận sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của người ăn thịt ba ba.
Triệu chứng khi dị ứng thịt ba ba
Nếu người ăn bị dị ứng với thịt ba ba thì sau khoảng vài phút hoặc vài giờ, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện. Dị ứng thịt ba ba có biểu hiện chủ yếu gồm:
- Toàn thân ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa, mề đay và da mặt có thể bị đỏ.
- Đau bụng kèm theo tiêu chảy không tự chủ.
- Mệt mỏi, bồn chồn, hốt hoảng, khó thở, huyết áp không ổn định, mạch đập nhanh.
- Tình trạng dị ứng thịt ba ba nghiêm trọng, người bệnh sẽ thấy rối loạn nhịp tim, nghẹt thở, co giật, mặt tím tái, hôn mê.
Cách chữa dị ứng khi ăn ba ba
Sau khi phát hiện ra triệu chứng dị ứng ba ba, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc đông y hoặc tây y, tuy nhiên nên thăm khám và điều trị với bác sĩ có chuyên môn. Những giải pháp và thuốc dùng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo.
1. Chữa dị ứng ba ba bằng tây y
Một số thuốc tây thường được sử dụng trong trường hợp này gồm: cimetidin, atarax, periactin, chlorampheniramin, dimedron, phenecgan,…thuốc có công dụng giảm ngứa, giảm kích thích đường ruột. Trong trường hợp dị ứng thịt ba ba nghiêm trọng, người bệnh sẽ được sử dụng nhóm thuốc corticoid như: cocticotropin, dexamethason, prednisolon,…đường uống hoặc tiêm.
Việc sử dụng thuốc nên thông qua chỉ định của bác sĩ có chuyên môn, tránh tự ý mua thuốc sử dụng để hạn chế gặp phải tác dụng phụ. Thuốc cũng là một trong những tác nhân khiến tình trạng dị úng thêm trầm trọng nếu không được sử dụng đúng cách.
2. Cách chữa dị ứng ba ba bằng đông y
Đông y sử dụng những dược liệu thiên nhiên để làm giảm triệu chứng dị ứng thức ăn nói chung và dị ứng thịt ba ba nói riêng. Những bài thuốc này được đánh giá là an toàn và lành tính.
- Sắc ngưu bàng tử, cát cánh, bạc hà mỗi thứ 12g, đậu xị, cam thảo, liên liều, kim ngân hoa mỗi thứ 10g, trúc diệp, kinh giới mỗi thứ 8g thành nước uống. Uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
- Rửa sạch 1 nắm lá kinh giới tươi hoặc tía tô, đem sao vàng rồi bọc trong miếng vải sạch, chà xát lên những vùng da bị nổi mẩn ngứa dị ứng. Không nên uống nước lá kinh giới sau khi ăn thịt ba ba.
- Hoặc để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ ngoài da, bạn hãy thực hiện xông hơi vùng bị bệnh với nước thuốc từ rễ cây bèo cái, thổ phục linh, củ ráy dại thái mỏng, lá ba chạc.
Những đối tượng không nên ăn ba ba
Để tránh dị ứng thịt ba ba, một số đối tượng không nên ăn thực phẩm này, cụ thể gồm:
- Người có địa tạng hàn: Do thịt ba ba có tính hàn nên người tạng hàn ăn vào sẽ dễ bị dị ứng. Thông thường sẽ ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa, chất dinh dưỡng không được hấp thụ nên sẽ gây buồn nôn, đau bụng.
- Người từng bị dị ứng hải sản: Những người từng bị dị ứng với hải sản thì không nên ăn thịt ba ba, bởi phản ứng dị ứng sau có thể nguy hiểm hơn trước.
- Cơ thể không khỏe: Mặc dù thịt ba ba có nhiều chất bổ dưỡng nhưng người ốm yếu và đang ốm thì ăn thịt ba ba có thể gây dị ứng.
- Thai phụ: Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh con thì không nên ăn thịt ba ba bởi có thể nguy cơ gây sảy thai cao.
- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, rong kinh, từng huyết dạ dày cũng khôgn nên ăn thịt ba ba do nó có công dụng thông huyết mạnh.
- Người thừa đạm: Những người thừa đạm không nên ăn thịt ba ba do trong thịt có chứa nhiều protein do có thể gây dư thừa đạm dẫn đến bệnh gout, huyết áp, viêm khớp,…
3. Phòng chống dị ứng thịt ba ba
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, người bệnh nên lưu ý khi chế biến để tránh dị ứng thịt ba ba:
- Tuyệt đối không ăn thịt ba ba đã chết.
- Không nên ăn thịt ba ba chế biến sẵn vì có thể đây là thịt chết hoặc mang sẵn chất độc.
- Nên lựa chọn ba ba có nguồn gốc đảm bảo, chất lượng.
- Không nên ăn chung thịt ba ba với rau kinh giới, rau cải, trứng gà, đào,…
Hy vọng rằng với những cách điều trị dị ứng thịt ba ba trên đây có thể giúp bạn cải thiện triệu chứng hiệu quả nhất. Trong trường hợp biểu hiện diễn biến nặng hơn thì nên thông báo với bác sĩ có chuyên môn để điều trị kịp thời.
Tìm hiểu thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!