7 loại thuốc chống dị ứng cho trẻ em thường dùng hiện nay

Sử dụng thuốc dị ứng cho trẻ em là một giải pháp để giảm những triệu chứng hắt hơi, ho, sổ mũi. Tuy nhiên không phải loại thuốc chống dị ứng nào cũng phù hợp với trẻ em, dưới đây là những loại thuốc thường được dùng nhất cho trẻ em.

thuốc dị ứng cho trẻ em
Dưới đây là 7 loại thuốc dị ứng cho trẻ em được nhiều người tin dùng

7 loại thuốc dị ứng cho trẻ em

Thuốc uống và thuốc bôi dị ứng trẻ em có nhiều loại, tùy thuộc vào tình trạng dị ứng mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhất.

1. Thuốc Chlorphenamin

Chlorphenamin là thuốc dị ứng cho trẻ em thường được sử dụng để làm giảm và kiểm soát các triệu chứng như chảy nước mắt/mũi, phát ban, đỏ, ngứa hoặc dị ứng không điều trị các nguyên nhân gây ra. Việc sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

# Liều lượng tham khảo

  • Trẻ em từ 1 – 2 tuổi uống 1mg mỗi ngày 2 lần.
  • Trẻ em từ 2 – 5 tuổi uống 1mg mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ (tối đa 6mg mỗi ngày).
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi uống 2mg mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ (tối đa 12mg mỗi ngày).

2. Thuốc Desloratadine

Desloratadine cũng là một loại thuốc có chức năng ngăn chặn sự hoạt động histamin gây dị ứng nên làm giảm nhanh những triệu chứng dị ứng như ngứa, phát ban, hắt hơi, chảy nước mũi/mắt. Thuốc này thường được dùng theo đường uống, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ tùy vào tình trạng bệnh.

# Liều lượng tham khảo

  • Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi uống 1mg mỗi ngày 1 lần.
  • Trẻ từ 1 – 6 tuổi uống 1,25mg mỗi ngày 1 lần.
  • Trẻ từ 6 – 11 tuổi uống 2,5mg mỗi ngày 1 lần.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên uống 5mg mỗi ngày 1 lần.

3. Thuốc Levocetirizine

Thuốc dị ứng cho trẻ em Chlorphenamin là dạng thuốc kháng histamin nên sẽ ngăn chặn histamin gây dị ứng trên cơ thể, được dùng để lảm giảm triệu chứng chảy nước mũi, chảy nước mắt, hắt hơi, ngứa mũi/mắt, ngứa, phát ban.

# Liều dùng tham khảo

  • Trẻ từ 2 – 5 tuổi uống 1,25mg mỗi ngày 1 lần vào buổi tối.
  • Trẻ từ 6 – 11 tuổi uống 2,5mg mỗi ngày 1 lần vào buổi tối.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên uống 5mg mỗi ngày 1 lần vào buổi tối.

4. Thuốc dị ứng Clarityne

Đây là thuốc dị ứng cho trẻ em, được dùng để làm giảm tạm thời những triệu chứng dị ứng như chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mắt/mũi/cổ họng,… Clarityne còn được dùng điều trị một số chứng khác như đỏ da, ngứa do nấm nhưng không ngăn ngừa phát ban.

# Liều lượng tham khảo

  • Trẻ em dưới 2 tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Trẻ em từ 2 – 6 tuổi uống 1 muỗng cà phê thuốc mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 6 tuổi trở lên uống 2 muỗng cà phê mỗi ngày.
 thuốc dị ứng cho trẻ em
Clarityne là một loại thuốc dị ứng cho trẻ em

5. Thuốc dị ứng Lorastad

Lorastad thuộc nhóm sản phẩm chống dị ứng cho trẻ em, dùng để làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay hoặc các trường hợp bệnh về da do dị ứng. Loại thuốc này chỉ thích hợp với trẻ em trên 12 tuổi.

# Liều dùng tham khảo

  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên uống 1 viên mỗi ngày.

6. Montelukast sodium

Montelukast ngăn chặn sự phóng thích các chất tự nhiên gây ra hiện tượng dị ứng. Thuốc chống dị ứng này thường được dùng để ngăn chặn và làm giảm những triệu chứng viêm mũi dị ứng (sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi hoặc hắt hơi), giảm cơn hen suyễn, thở khò khè, sưng viêm đường hô hấp.

# Liều lượng tham khảo

  • Trẻ em từ 6 – 23 tháng tuổi uống 4mg dạng hạt uống, mỗi ngày 1 lần.
  • Trẻ em từ 1 – 2 tuổi uống 4mg hạt uống, mỗi ngày 1 lần vào buổi tối.
  • Trẻ em từ 2 – 5 tuổi uống 4mg dạng nhai hoặc hạt uống mỗi ngày 1 lần.
  • Trẻ em từ 6 – 14 tuổi uống 5mg dạng nhai uống mỗi ngày 1 lần.
  • Trẻ em từ 15 tuổi trở lên mỗi ngày uống 10mg dạng hạt uống, mỗi ngày 1 lần.

7. Nhóm thuốc crotamiton

Đây là thuốc bôi dị ứng cho trẻ em dạng thuốc mỡ, được sử dụng phổ biến để làm giảm những triệu chứng ngứa, bội nhiễm với tác dụng nhanh chóng chỉ trong 6 giờ. Việc sử dụng thuốc dị ứng cho trẻ em này nên được chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý dùng.

Lưu ý khi dùng thuốc dị ứng cho trẻ em

Điều quan trọng và cần thiết nhất khi sử dụng thuốc dị ứng cho trẻ em là cần xác định đúng nguyên nhân gây dị ứng. Giới chuyên môn phân các bệnh dị ứng thành 4 nhóm chính gồm: Dị ứng tuýp I (nhóm dị ứng tức thì và phản ứng phản vệ), dị ứng tuýp II (nhóm quá mẫn độc tế bào), dị ứng tuýp III (nhóm bệnh quá mẫn do phức hợp miễn dịch), dị ứng tuýp IV (nhóm quá mẫn do chậm qua trung quan tế bào). Với nhiều nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và mức độ biến chứng khác nhau nên cần thăm khám để xác định rõ.

Đồng thời, các bố mẹ nên tuân thủ một số lưu ý sau:

  • Tránh tự ý sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bố mẹ, bởi thuốc có thể gây ra một số phản ứng phụ gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc thấm vào thần kinh trung ương ức chế sự phát triển của bộ não, ảnh hưởng tư duy trong trường hợp nặng.
  • Nên tuân thủ theo liều lượng sử dụng của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm, bỏ liều.
  • Nếu như bắt gặp bất cứ tác dụng phụ nào thì nên ngưng thuốc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, tạo môi trường sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều dưỡng chất, khoáng chất và vitamin. Tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa bò, đậu phộng, hải sản,…
  • Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi.

Tuy thường được sử dụng nhưng tốt nhất không nên lạm dụng thuốc dị ứng cho trẻ em để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Các mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tìm hiểu thêm:

Cập nhật lúc: 4:35 PM , 18/09/2021

Bình luận

7 loại thuốc chống dị ứng cho trẻ em thường dùng hiện nay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *