Cách chữa nổi mề đay khi mang thai tự nhiên luôn được khuyến khích hơn vì an toàn, lành tính, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Dưới đây là những cách chữa nổi mề đay khi mang thai cực tốt mà các mẹ có thể tham khảo và áp dụng.
Tại sao bà bầu bị nổi mề đay khi mang thai?
Mề đay là những nốt hoặc mảng sần phù có màu hồng hay đỏ nổi trên bề mặt da, thường gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh lý ngoài da này có thể xuất hiện rồi biến mất sau vài giờ đến vài giờ, nhưng lại dễ tái phát và có thể kéo dài.
Nguyên nhân gây nổi mề đay khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị nổi mề đay khi mang thai. Cụ thể gồm:
- Sự thay đổi hormone trong cơ thể, tiêu biểu là sự sản xuất hormone Estrogen nhiều hơn.
- Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, các loại đậu, bơ, sữa,…
- Những tác nhân gây dị ứng mề đay từ môi trường như phấn hoa, lông thú, bụi bẩn, ký sinh trùng.
- Những ổ nhiễm trùng từ các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang cũng có thể gây nổi mề đay.
- Thuốc kháng sinh, an thần, trị đau nhức xương,…có thể gây nên tác dụng phụ là tình trạng nổi mề đay.
- Một số yếu tố khác như thay đổi nhiệt độ, khí hậu, căng thẳng, sự cọ xát của quần áo cũng là nguyên nhân hàng đầu hình thành mề đay.
Biểu hiện nổi mề đay khi mang thai
Thông thường mề đay thường xuất hiện vào giai đoạn đầu hoặc cuối của thai kỳ với những biểu hiện tiêu biểu là xuất hiện những nốt hoặc mảng đỏ ở vùng bụng, chân tay kèm theo ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. Chứng nổi mề đay khi mang thai khác biệt với bệnh lý mề đay thường là nó sẽ bắt đầu từ vùng bụng.
Sự ảnh hưởng của bệnh lý nổi mề đay đến thai nhi vẫn còn khá mơ hồ. Nhiều nghiên cứu cho rằng bệnh lý không gây ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều nghiên cứu lại cho rằng có thể gây chứng mề đay bẩm sinh, thai khó phát triển,…
Những cách chữa mề đay khi mang thai hiệu quả
Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết giúp cách chữa nổi mề đay khi mang thai tự nhiên đạt được hiệu quả tốt nhất.
1. Tắm nước lá đinh lăng, tía tô và sả
Đây là một cách chữa mề đay khi mang thai khá tốt, an toàn mà lại hiệu quả. Trong cả ba nguyên liệu này đều chứa nhiều tinh dầu có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa để cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 nắm lá đinh lăng, 1 nắm lá sả, muối ăn.
- Cách thực hiện: Đầu tiên, bạn rửa sạch lá đinh lăng cùng lá sả, để cho ráo nước. Đem đi đun sôi với nước và một ít muối trong khoảng 20 phút. Sau khi tắt bếp, để cho ấm rồi tắm hoặc ngâm ngừa những vùng da bị nổi mề đay.
2. Rau tần chữa nổi mề đay khi mang thai
Chữa nổi mề đay khi mang thai bằng rau tần cực kỳ đơn giản, nó sẽ làm giảm những triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ của mề đay mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 nắm rau tần ô
- Cách thực hiện: Rửa sạch rau tần ô rồi đem đi phơi khô. Cho vào trong nồi nước sôi, đun trong khoảng 15 phút. Dùng nước này để uống mỗi ngày 3 lần.
3. Chữa nổi mề đay khi mang thai bằng cây đinh lăng
Cây đinh lăng thường được dùng để giải độc, thanh nhiệt, mát gan nên có thể cải thiện triệu chứng nổi mề đay khi mang thai hiệu quả mà không lo sợ tác dụng phụ.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 10 rễ cây đinh lăng.
- Cách thực hiện: Rửa sạch 10 rễ cây đinh lăng rồi đem phơi khô. Đem đi sắc để lấy nước, chia làm 3 lần uống mỗi ngày, sau thời gian ngắn sẽ thấy sưng phù giảm đi rõ rệt.
4. Cách chữa mề đay khi mang thai bằng lá khế
Lá khế có công dụng thanh nhiệt, giải độc nên khá hiệu quả trong việc làm giảm những cơn ngứa ngáy, khó chịu do chứng nổi mề đay khi mang thai đem lại.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 nắm lá khế
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá khế, để ráo nước rồi đem đun với muối và nước trong khoảng 10 phút. Pha thêm với nước lạnh để tắm mỗi ngày.
5. Rau ngò om chữa nổi mẩn ngứa khi mang thai
Rau ngò om có công dụng kháng viêm, sát trùng, giảm ngứa ngáy nên đặc biệt hiệu quả để chữa mề đay khi mang thai.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50g rau ngò om
- Cách thực hiện: Rửa sạch rau ngò om rồi nấu cùng với 600ml nước trong khoảng 10 phút. Chắt lấy nước, chia làm 2 lần uống mỗi ngày.
Bên cạnh những cách điều trị trên, các mẹ bầu nên áp dụng thêm một số biện pháp như:
- Giữ vệ sinh: đừng tin vào những lời đồn cho rằng phải kiêng nước. Việc tắm rửa, giữ vệ sinh cho làn da sẽ loại bỏ những tác nhân gây dị ứng trên da, dưỡng ẩm và giúp da được thông thoáng hơn. Tuy nhiên, không nên sử dụng nước quá nóng hay các loại xà phòng để tắm rửa.
- Dùng khăn lạnh, ấm chườm nóng: cách này có thể làm giảm ngứa ngáy, ngăn ngừa hình thành những nốt mẩn ngứa khác. Mỗi ngày 3 lần, bạn ngâm một chiếc khăn mềm trong nước lạnh hoặc ấm, vắt ráo nước rồi đắp lên những vùng da nổi mề đay khoảng 30 phút.
- Mặc quần áo cotton thoải mái: loại bỏ quần áo chật, chất vải dễ gây dị ứng. Thay vào đó hãy chọn những loại quần áo có chất liệu thoáng mát, rộng rãi.
Với sự hiệu quả, lành tính của những cách chữa nổi mề đay khi mang thai trên đây, các mẹ có thể an tâm áp dụng để giảm những cơn ngứa ngáy, khó chịu mà không sợ ảnh hưởng đến thai nhi.
Tìm hiểu thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!