Dị ứng thuốc kháng sinh nguy hiểm như thế nào? nên làm gì?

Dị ứng thuốc kháng sinh có mức độ nặng nhẹ khác nhau, trong nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Mọi người nên hiểu biết về tình trạng dị ứng và cách sơ cấp cứu kịp thời để tránh nguy hiểm tính mạng.

dị ứng thuốc kháng sinh
Dị ứng thuốc kháng sinh là một trong những vấn đề nguy hiểm đến tính mạng

Dị ứng thuốc tây có nguy hiểm không?

Dị ứng thuốc tây có nhiều biến chứng khá nguy hiểm cho sức khỏe, một số trường hợp còn dẫn đến tử vong.

1. Nguyên nhân dị ứng thuốc kháng sinh

Thông thường, dị ứng thuốc kháng sinh là do cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, nguyên nhân chính còn có thể là do ý thức của người dùng thuốc.

  • Cơ địa quyết định khá lớn đến việc tiếp nhận thuốc, do một số người có cơ thể kháng thành phần nào đó của thuốc kháng sinh, cả thuốc đông y. Dị ứng với thành phần của thuốc đa phần đều là do di truyền từ cha mẹ sang con cái.
  • Thuốc đã quá hạn sử dụng sẽ không còn tác dụng chữa bệnh mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể. Do đó đây cũng là nguyên nhân dị ứng thuốc kháng sinh thường gặp.
  • Tự ý dùng thuốc là nguyên nhân dị ứng thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ lớn. Việc tự ý dùng thuốc không chỉ gây ra dị ứng, nguy hiểm tức thời mà có thể khiến cơ địa nhờn thuốc kháng sinh, gây khó khăn khi điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng về sau.
  • Lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc sử dụng thuốc thường xuyên, lâu dài với liều cao như thuốc tránh thai, thuốc giảm đau,…sẽ gây dị ứng với thuốc tây.

Dị ứng thuốc kháng sinh xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi, bắt nguồn từ thói quen tự điều trị, tự mua thuốc mà không qua thăm khám và tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn.

2. Dấu hiệu dị ứng thuốc kháng sinh

Dấu hiệu dị ứng thuốc kháng sinh còn tùy thuộc vào cơ địa từng người mà có biểu hiện khác nhau, mức độ nặng nhẹ hay xuất hiện nhanh hay chậm. Nhưng thông thường, nếu bị dị ứng thuốc kháng sinh, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Nổi mề đay xuất hiện ở phần lớn người bị ứng với kháng sinh. Đây là biểu hiện lâm sàng nhẹ thường xuất hiện sau khi sử dụng thuốc từ 5 – 10 phút hoặc 1 – 2 ngày. Người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát trên da, ngứa ngáy và xuất hiện những nốt sần nề màu đỏ hồng, tròn và liên kết với nhau thành 1 mảng lớn. Các nốt mề đay sẽ sang rộng hơn nếu người bệnh gãi ngứa.
  • Sốc phản vệ là dấu hiệu dị ứng thuốc kháng sinh cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến cơ quan nội tạng nên thường gây tử vong cao. Cơ thể sẽ phản ứng sau khi người bệnh dùng thuốc khoảng 30 phút với những triệu chứng khó thở, hạ huyết áp, chóng mặt, đau đầu do suy hô hấp. Bên cạnh đó có thể buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc thể hiện qua da với hiện tượng sưng phù, mẩn ngứa,..
  • Phù Quincke (phù mạch) là dấu hiệu dị ứng thuốc kháng sinh. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi dùng thuốc 15 – 20 phút, dị ứng thuốc sưng mắt, miệng, tứ chi, bộ phận sinh dục, họng hoặc cơ quan nội tạng như đường hô hấp, tiêu hóa khiến bệnh nhân khó thở, đau bụng,…gây nguy hiểm tính mạng.
  • Viêm da dị ứng do dị ứng với thuốc tây có biểu hiện là những nốt mụn nước đỏ, ngứa ngáy. Khi mụn nước vỡ sẽ làm lây lan sang vùng da lành.
  • Đỏ da toàn thân gây nổi ban, phù đỏ toàn thân, bệnh nhân sẽ sốt cao, ngứa ngáy, tiết dịch và tróc vảy. Thường là do các loại thuốc giảm đau, an thần, hạ sốt,…gây nên.
  • Hội chứng Stevens – Johnson thường xảy ra do dị ứng thuốc giảm đau, hạ sốt hoặc penicilline,.. Ban đầu, người bệnh sẽ nhức đầu, sốt cao, mệt mỏi, xuất hiện ở bọng nước ở tay chân. Dần dần, dị ứng kháng sinh nặng khiến người bệnh loạn nhịp tim, hôn mê, nhiễm khuẩn huyết nên có thể dẫn đến tử vong.
  • Hội chứng Lyell (hoại tử thượng bì do nhiễm độc) là biểu hiện dị ứng thuốc kháng sinh nặng nhất. Hội chứng này sẽ xuất hiện sau sớm nhất là 1 ngày, trung bình là 14 ngày chậm nhất là 45 ngày kể từ khi dùng thuốc với triệu chứng lâm sàng là suy nhược cơ thể, mất ngủ, nhức đầu, sốt cao, rét run,… Sau 2 – 3 ngày xuất hiện triệu chứng, nếu như không được điều trị thì người bệnh sẽ sốt cao liên tục, hôn mê, da rát đỏ có bọng nước, tổn thương nội tạng, niêm mạc,…
  • Chứng mất bạch cầu hạt thường xảy ra khi dùng các thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc chống viêm, kháng sinh,… Người bệnh sẽ bắt gặp triệu chứng sức khỏe giảm sút nhanh, đột ngột sốt cao, nhiễm trùng huyết và dẫn đến tử vong.
  • Bệnh huyết thanh do dị ứng thuốc xuất hiện sau khoảng 1 – 4 ngày hoặc chậm nhất là 6 – 21 ngày. Biểu hiện là những tấy đỏ, lở loét ngoài da, nổi hạch, đau khớp, khó thở, sốt cao,…

Thông thường, dị ứng thuốc nhẹ sẽ được điều trị dễ dàng thông qua can thiệp y tế từ bác sĩ có chuyên môn, không gây ảnh hưởng tính mạng. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, biểu hiện nặng không được cấp cứu thì sẽ dẫn đến tử vong. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng thì người bệnh nên thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất.

triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh
Phù mạch là một trong những triệu chứng của dị ứng thuốc kháng sinh

Dị ứng thuốc kháng sinh và cách điều trị

Khi phát hiện dị ứng thuốc kháng sinh, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất, thông báo với bác sĩ có chuyên môn về trường hợp để được thực hiện một số chẩn đoán và điều trị.

1. Chẩn đoán dị ứng thuốc kháng sinh

# Tiền sử và quá trình sử dụng thuốc

Đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về tiền sử và quá trình sử dụng thuốc để tạo cơ sở thiết yếu điều trị bệnh. Tiếp theo, xác định thời gian triệu chứng xuất hiện, phản ứng tức thì hay phản ứng muộn hơn từ thời điểm sử dụng thuốc để định hướng các xét nghiệm da.

# Xét nghiệm da

Xét nghiệm da/xét nghiệm sinh hóa/xét nghiệm kích thích đặc hiệu được áp dụng để chẩn đoán dị ứng thuốc, mức độ nặng nhẹ qua biểu hiện lâm sàng. Người bị dị ứng thuốc kháng sinh được xét nghiệm da tùy thuộc vào:

  • Phản ứng tức thì (triệu chứng xuất hiện ngay khi uống thuốc lần đầu): thực hiện Test chích da (Prick-tests) trong giai đoạn đầu, nếu âm tính sẽ dùng Test trong da (IDR) liều tăng dần, thử nhiều lần, mỗi lần cách nhau 20 – 30 phút.
  • Phản ứng chậm (sau vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần): thực hiện Test dưới da lần đầu (đọc kết quả sau 48, 72, 96 tiếng) và Test trong da (IDR) đọc kết quả sau 24, 48 tiếng.

# Test kích thích hay test tái nhiễm

Trước đó, người bị dị ứng thuốc có thể được thực hiện chẩn đoán sinh học. Sau đó kiểm định bằng chứng dị ứng thông qua test kích thích ở liều thấp. Tuy nhiên, xét nghiệm này được nhận định là nguy hiểm nên có thể được thực hiện hoặc không.

2. Điều trị dị ứng thuốc

Tùy theo triệu chứng lâm sàng do dị ứng mà điều trị triệu chứng sẽ khác nhau. Nhưng thông thường phương pháp điều trị dị ứng thuốc kháng sinh như sau:

  • Dùng Adrenalin trong trường hợp sốc phản vệ (có thể được kết hợp với corticoid toàn thân hoặc đường uống)
  • Dùng corticoid tại chỗ trong trường hợp eczema hoặc độc tính da nghiêm trọng.
  • Dùng thuốc kháng histamin trong trường hợp bị mề đay.
  • Điều trị chứng bỏng rát khi xảy ra hội chứng Lyell.

Đồng thời, trong trường hợp dị ứng với thuốc điều trị dị ứng thuốc trên, bệnh nhân sẽ được thay thế bằng thuốc có tác dụng tương tự nhưng thuộc nhóm cấu trúc hóa học khác.

3. Phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh

Để tránh những biến chứng nguy hiểm, mọi người nên:

  • Tránh tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, liều lượng tham khảo và hạn sử dụng thuốc.
  • Không lạm dụng thuốc, sử dụng theo thời gian quy định.
  • Nếu phát hiện triệu chứng dị ứng thì nên lập tức thông báo cho bác sĩ để dừng thuốc và điều trị triệu chứng.

Hy vọng rằng những kiến thức về dị ứng thuốc kháng sinh trên đây đã giúp bạn có thể bảo vệ được sức khỏe, hạn chế những nguy hiểm.

Tìm hiểu thêm:

Cập nhật lúc: 4:36 PM , 18/09/2021

Bình luận

Dị ứng thuốc kháng sinh nguy hiểm như thế nào? nên làm gì?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *