Hiện tượng nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay và cách khắc phục

Nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay có thể là triệu chứng của một số bệnh lý. Việc cần làm ngay lập tức là tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và có khắc phục kịp thời, hợp lý.

Nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay

Thông thường nhiều người khi xuất hiện mẩn đỏ thường kèm theo triệu chứng ngứa. Nhưng có một số bệnh lý gây nên mẩn đỏ nhưng không ngứa ở đây, đó là các bệnh:

1. Giãn mao mạch

Bị nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay, nguyên nhân có thể là do bạn bị giãn mao mạch. Bệnh lý này có thể là do cô trùng đốt, thiếu hụt vitamin, tổn thương hoặc viêm da do môi trường,…thường xuất hiện ở những vùng da mỏng, yếu và dễ bị tổn thương như vùng má, mũi, hai bên thái dương, tay, chân,…

Tình trạng phình giãn các mạch máu nhỏ (mao mạch) và các tĩnh mạch ngoại biên làm xuất hiện dưới da những mạch máu giãn li ti như mạng nhện, vùng da sẫm màu, bên ngoài là mụn hoặc mẩn đỏ nhưng không ngứa. Đặc biệt, những nốt mẩn đỏ này khi dùng tay ấn thì thấy biến mất, thả tay thì lại xuất hiện.

2. Viêm mao mạch dị ứng

Người mắc bệnh viêm mao mạch dị ứng thường nhận thấy sự xuất hiện của mẩn đỏ, xuất huyết, gây phù nề trên da nhưng không ngứa. Đây vốn là bệnh dị ứng, thường gặp ỏ trẻ em và người trẻ tuổi tuy nhiên không rõ nguyên nhân gây bệnh.

Khi bệnh phát triển có thể gây nên những tổn thương ở hệ thống vi mạch gồm da, xương khớp, ruột. Nếu như bệnh này không được chữa trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm đó là hạn chế cử động, tổn thương thận, đau bụng lồng ruột cấp, tổn thương đường hô hấp, khớp,..

 3. Nhiễm virus siêu vi

Khi bị nhiễm virus siêu vi, cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình như sốt, mệt mỏi. Sau đó, khi bệnh tiến triển sẽ bắt đầu xuất hiện những nốt mẩn đỏ li ti ngoài da nhưng thường không gây ngứa. Bệnh lý này có thể biến mất sau 7 – 10 ngày, tuy nhiên tốt nhất điều trị để kiểm soát tình trạng bệnh, tránh những biến chứng không mong muốn.

4. Bệnh thủy đậu

Tương tự như nhiễm virus siêu vi, khi virus varicella zoster xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên bệnh thủy đậu với những triệu chứng điển hình là nốt mẩn đỏ có nước. Đồng thời người bệnh còn bị sốt, nôn ói, đau cơ, đau đầu. Khi bệnh càng nặng, các nốt mẩn biến thành mụn nước chứa mủ màu trắng đục xuất hiện càng nhiều.

Mặc dù khi mắc bệnh thủy đậu, nổi mẩn đỏ ở tay nhưng không ngứa, bạn cũng không nên chủ quan vì thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da, viêm phổi, viêm não,…

5. HIV

Bệnh giang mai là bệnh xã hội lây qua đường tình dục không an toàn, bệnh này có nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần được chữa trị kịp lúc. Nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay, gan bàn chân hoặc khắp cơ thể xuất hiện vào giai đoạn hai của bệnh. Tuy nhiên triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với những bệnh ngoài da khác nên thường không được phát hiện và chữa trị đúng lúc.

Một số triệu chứng khác khi bạn mắc bệnh giang mai gồm có sưng tuyến hạch, sốt, đau họng, nhức đầu, rụng tóc,… Còn giai đoạn giang mai trễ sẽ dẫn đến khó cử động cơ, tê, mù, liệt, sa sút trí tuệ, làm hư hại cơ quan nội tạng và gây tử vong.

6. Vẩy phấn hồng

Vẩy phấn hồng là một trong những nguyên nhân khiến nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, một số cho rằng đó là sự nhiễm khuẩn, virus, nấm, tự nhiễm độc hoặc virus HHV6, HHV7. Biểu hiện của bệnh có thể là những mảng đỏ hoặc hồng ở tay chân, lưng, bụng. Sau đó bệnh có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị trong 4 – 8 tuần, thăm khám và điều trị giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.

nguyên nhân nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay
Bệnh vảy phấn hồng có thể là nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay

Cách khắc phục bị nổi mẩn đỏ ở tay không ngứa

Một trong những khuyến cáo của các bác sĩ da liễu là bạn nên thăm khám để phát hiện nguyên nhân gây bệnh từ đó điều trị hợp lý. Nổi mẩn đỏ không ngứa ở cánh tay thường khiến nhiều người chủ quan nhưng nó có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, ngay khi bắt gặp hiện tượng cánh tay nổi mẩn đỏ không ngứa, bạn nên:

  • Vệ sinh da đúng cách: Việc vệ sinh da bằng nước ấm là một cách đơn giản nhưng có thể làm giảm nổi mẩn đỏ. Giữ da sạch sẽ cũng hạn chế những tác nhân khiến tình trạng này thêm tồi tệ.
  • Lựa chọn trang phục thoải mái, rộng rãi, nhẹ nhàng, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Cải thiện chế độ ăn uống giàu vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Tập luyện thể thao cũng là gợi ý tuyệt vời để tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm.
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các thuốc kháng sinh hay tăng, giảm liều dùng, không nên ngừng quá trình điều trị vì điều này không chỉ khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Trong trường hợp đã áp dụng những cách cải thiện mà không hiệu quả, bạn nên đến những địa chỉ có chuyên khoa da liễu để thăm khám với các bác sĩ có chuyên môn.

Tìm hiểu thêm:

Ẩn

Cập nhật lúc: 12:59 PM , 15/09/2021

Bình luận

Hiện tượng nổi mẩn đỏ không ngứa ở tay và cách khắc phục

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *