Khác với bệnh mề đay cấp tính, mề đay mãn tính kéo dài dai dẳng, tương đối khó điều trị và tốn nhiều thời gian. Người bệnh nên hiểu rõ về bệnh để có phương pháp điều trị đúng đắn và đạt được kết quả cao.
Tìm hiểu chung về bệnh mề đay mãn tính
Mề đay (urticaria) là tình trạng da bị tổn thương sưng phù, có thể phát ban, liên quan mật thiết đến phản ứng mao mạch của da. Khác với mề đay cấp tính thường chỉ kéo dài không quá 6 tuần thì mề đay mãn tính liên tục hay ngắt quãng trên 6 tuần.
1. Nguyên nhân gây bệnh mề đay mãn tính
Về nguyên nhân gây bệnh, với thể mề đay mãn tính thông thường là do tiếp xúc với những tác nhân gây kích thích như:
- Hóa chất, mỹ phẩm, thực phẩm.
- Côn trùng như bọ, kiến, sâu, ong,…thường gặp ở người bệnh mẫn cảm.
- Thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt lạnh hoặc nóng gây nên thể mề đay vật lý.
- Một số loại thuốc có thể gây mề đay như Cephalosporins, Aspirin, Penicillins, Opioids, NAIDs,…
Bên cạnh đó, một số giả thuyết liên quan đến kháng thể, miễn dịch của cơ thể được của các nhà khoa học cho là nguyên nhân gây nên thể mề đay mãn tính không rõ nguyên nhân. Một số vấn đề đó bao gồm:
- Yếu tố liên quan đến thụ thể ái lực cao FcεRIα, kháng thể IgG và IgE globulin miễn dịch.
- Bệnh lý ảnh hưởng khả năng miễn dịch như bệnh lupus ban đỏ hệ thống, bệnh celiac, bệnh tuyến giáp, bệnh bạch biến,…
- Sự tác động của vi khuẩn, virus ngoài da đến hệ miễn dịch.
- Một số bệnh tự miễn gồm bệnh tuyến giáp tự miễn, Cryoglobulinemia, SLE, viêm khớp dạng thấp.
Sau khi tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh, một chất hóa học là histamin sẽ được giải phóng từ các tế bào da gây nên hiện tượng ngứa ngáy. Các Histamin này tiếp tục làm cho mạch máu rộng hơn nên các tế bào máu dễ dàng đi đến tế bào da, sự giải phóng chất lỏng từ mạch máu vào da là nguyên nhân mề đay mẩn ngứa xuất hiện.
2. Triệu chứng của bệnh mề đay mãn tính
Bệnh mề đay mãn tính có nhiều dấu hiệu nhận biết, tuy nhiên thường bị nhằm lẫn với nhiều bệnh ngoài da như sởi, viêm da. Do đó, người bệnh ngay khi phát hiện những dấu hiệu sau đây thì nên theo dõi hoặc thăm khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị kịp thời, cụ thể:
- Sau khi tiếp xúc với những yếu tố kích thích, da có cảm giác nóng bừng, ngứa ngáy.
- Những sẩn phù màu hồng xuất hiện, khi gãi các sẩn phù này sẽ càng nhiều hơn.
- Các nốt tròn hoặc hình bầu dục xuất hiện ở mặt, đầu, tứ chi hoặc khắp người.
- Một số trường hợp còn kèm theo hiện tượng đau rát nếu bị côn trùng cắn.
Người bệnh mề đay mãn tính sẽ thấy triệu chứng kéo dài hơn.
4. Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Thông thường bệnh mề đay mãn tính không gây nguy hiểm, nhưng trong một số trường hợp bạn cần phải thăm khám và điều trị với bác sĩ để kiểm soát tình hình như:
- Ngứa ngáy dữ dội làm gián đoạn cuộc sống.
- Đau đớn cho mề đay.
- Không đáp ứng các phương pháp điều trị, không cải thiện.
- Cảm thấy choáng váng, tức ngực khó thở hoặc sưng họng, khô lưỡi.
Chữa bệnh mề đay mãn tính
Mề đay mãn tính có thể kiểm soát được nhưng thực tế là điều trị dứt điểm khá khó khăn. Biện pháp thường là điều trị trong đợt bùng phát và ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là một số biện pháp mang tính tham khảo.
1. Thuốc chữa mề đay mãn tính
Để điều trị bệnh mề đay mãn tính hiệu quả bằng thuốc tây, bạn sẽ được thăm khám và chẩn đoán bằng xét nghiệm tổng thể, kháng thể kháng tuyến giáp, ANA, dị nguyên, IgE,..cùng đánh giá tiền sử bệnh để xác định nguyên nhân gây bệnh. Khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp với bệnh nhân, thông thường đó là:
- Nhóm thuốc Histamin như cetirizin hydroclorid, promethazin hydroclorid, fexofenadin, clorpheniramin maleat, acrivastin,…được dùng để cải thiện triệu chứng mẩn ngứa, dị ứng, mề đay.
- Nhóm thuốc kháng Leukotriene như Verlukast, Tomelukast, Zafirlukast, Motelukast,…có công dụng kiểm soát hoạt chất histamin, receptor để cải thiện tình trạng mẩn ngứa do mề đay gây nên.
- Nhóm thuốc ức chế miễn dịch chỉ được dùng trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với những nhóm thuốc khác.
- Nhóm thuốc Corticoid như methylprednisolon, dexamethason, prednisolon,..được dùng để ngăn cản sự lan rộng của mề đay mãn tính không đáp ứng nhóm thuốc kháng histamin.
2. Trị bệnh mề đay mãn tính bằng đông y
Trong đông y có một số bài thuốc dùng để đặc trị bệnh mề đay mãn tính khá an toàn và lành tính như:
- Bài thuốc 1: ý dĩ, kinh giới, lá đơn mỗi thứ 16g, phòng phong, đan sâm mỗi thứ 12g, bạch chỉ, quế chi mỗi thứ 8g, sinh khương và tế tân mỗi thứ 6g. Mỗi ngày uống một thang.
- Bài thuốc 2: sắc các vị thuốc gồm kim ngân hoa, sinh địa, ngưu bàng, đan bì, đại thanh diệp, lá đơn, bèo cái, liên kiều mỗi thứ 10g, phòng phong, cam thảo, thuyền thoái, kinh giới mỗi thứ 6g thành nước uống mỗi ngày.
- Bài thuốc 3: kim ngân hoa, bồ công anh mỗi thứ 15g, xích thược, hoàng cầm, hoạt thạch, linh bì mỗi thứ 10g, trần bì, hậu phác, cam thảo mỗi thứ 6g. Sắc các vị thuốc thành nước uống mỗi ngày.
- Bài thuốc 4: kinh giới, ké đầu ngựa mỗi thứ 16g, thổ phục linh, tía tô mỗi thứ 12g, ý dĩ 10g, quế chi, lá lốt mỗi thứ 8g, gừng tươi 6g. Mỗi ngày uống 1 thang.
3. Phương pháp dân gian chữa bệnh mề đay
Cùng với các bài thuốc đông y, trong dân gian có một số bài thuốc để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ của bệnh mề đay từ các cây thảo dược thiên nhiên lành tính như:
- Lá khế: Rửa sạch 1 nắm lá khế, đem đi sao sàng, bọc bằng miếng vải sạch rồi chà xát nhẹ nhàng lên những vùng da bệnh.
- Cây đinh lăng: Rửa sạch 150 – 200g lá đinh lăng rồi đem đun sôi với khoảng 200ml nước trong khoảng 5 – 7 phút. Chắt lấy nước uống mỗi ngày.
4. Chế độ sinh hoạt khi bị mề đay mãn tính
Bên cạnh đó, để đạt được kết quả điều trị mề đay mãn tính tốt nhất thì người bệnh nên lưu ý một số vấn đề trong chế độ ăn uống và sinh hoạt như:
- Hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà,…
- Mặc ấm khi thời tiết lạnh và quần áo rộng rãi, thoáng mát khi trời nóng.
- Chú ý giữ vệ sinh cơ thể để tránh sự xâm nhập, kí sinh của các vi sinh vật, vi khuẩn.
- Tắm rửa với nước ấm vừa phải, hạn chế tắm với nước nóng vì sẽ gây nên hiện tượng khô da.
- Tránh tiếp xúc với những nguy cơ gây dị ứng từ môi trường như khói bụi, phấn hoa,…
- Sử dụng mỹ phẩm, chăm sóc da và vệ sinh cơ thể có tính dịu nhẹ.
- 6 tháng nên tẩy giun một lần để tránh bệnh mề đay mãn tính do giun sán.
Bệnh mề đay mãn tính sẽ được điều trị hiệu quả hơn nếu như bạn được thăm khám và điều trị tại cơ sở y tế với bác sĩ có chuyên môn.
Tìm hiểu thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!