Mẩn ngứa HIV xuất hiện ở hầu hết người bệnh vào thời kỳ sơ nhiễm. Tuy nhiên, dấu hiệu này lại dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề về da khác, thường phát hiện khi bệnh đã chuyển biến nặng. Do đó việc theo dõi tiến triển của bệnh lý cũng như thay đổi của cơ thể đóng vai trò quan trọng để phát hiện và điều trị.
Nổi mề đay mẩn ngứa do HIV
Nổi mề đay HIV là biểu hiện rõ rệt nhưng lại dễ nhầm lẫn nhất của bệnh xã hội này. Thông thường, phát ban sẽ xuất hiện khoảng 2 – 3 tuần sau khi nhiễm virus gây bệnh. Đi kèm theo đó là những triệu chứng khác như phản ứng dị ứng, sốt,…
1. HIV là bệnh gì?
HIV/AIDS hay hội chứng nguy giảm miễn dịch mắc phải ở người, là chứng bệnh tê liệt khả năng đề kháng gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người là HIV. Con đường lây truyền chủ yếu của bệnh là qua quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con, truyền máu từ người bệnh.
Đây là một bệnh không thể chữa lành, các biện pháp điều trị chỉ làm chậm tiến trình của bệnh, kéo dài tuổi thọ. Bởi khi bệnh tiến triển, nó gây ảnh hưởng ngày càng lớn đến hệ miễn dịch, khiến bệnh nhân không thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó bệnh nhân thường chết do bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc bệnh ác tính liên quan đến suy giảm hệ thống miễn dịch.
Một số trường hợp sẽ chuyển biến từ HIV sang giai đoạn AIDS (giai đoạn cuối) trong vòng 10 năm sau khi nhiễm HIV, nhưng cũng có một số trường hợp chuyển sớm hơn. Nếu được điều trị, bệnh nhân AIDS có thể sống thêm 5 năm, ngược lại nếu không được điều trị thì bệnh nhân sẽ chết trong vòng 1 năm.
2. Vì sao HIV lại nổi mề đay
Vào giai đoạn virus HIV bắt đầu xâm nhập vào cơ thể trong khoảng 1 – 2 tháng đầu (khoảng 2 – 6 tuần), có từ 40 – 90% bệnh nhân sơ nhiễm HIV phát hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa, mề đay ngoài da. Những triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với mề đay thông thường gây ra bởi những tác nhân kích ứng, dị ứng hoặc bệnh lý nội tạng như suy giảm chức năng gan, thận,…
Tuy nhiên hiện tượng mẩn ngứa HIV là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang chống lại sự tấn công của virus HIV.
3. Dấu hiệu nổi mề đay mẩn ngứa HIV
Căn cứ vào một số dấu hiệu điển hình của mề đay mẩn ngứa HIV và dấu hiệu đi kèm để phát hiện tình trạng bệnh. Cụ thể:
# Dấu hiệu ngoài da
Trong giai đoạn sơ nhiễm, tùy theo cơ địa mỗi người mà sẽ có những có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nhưng nhìn chung dấu hiệu nổi mẩn đỏ ngứa HIV có biểu hiện như sau:
- Trên da xuất hiện mẩn ngứa, mề đay, mẩn đỏ, phát ban.
- Vết sưng rải rác hoặc các nốt mụn nhỏ ở vị trí trên cơ thể.
- Có nốt ban đỏ dạng dát ửng hoặc dạng sẩn có màu đỏ hoặc hồng.
- Mề đay mẩn ngứa HIV thường rải rác hoặc cục bộ tại các vị trí như mặt, thân, bàn chân, bàn tay, bộ phận sinh dục, miệng.
# Dấu hiệu đi kèm
Song song đó, những bệnh nhân HIV trong giai đoạn sơ nhiễm còn xuất hiện những triệu chứng cảnh báo bệnh như:
- Thường xuyên mệt mỏi, khó chịu nhưng không rõ nguyên nhân.
- Cảm giác co thắc cơ hoặc đau mỏi cả người.
- Đau họng, đau miệng, sau đó sưng họng.
- Sốt nhẹ và sưng hạch bạch huyết, nhất là khu vực nách, cổ.
- Ăn không ngon miệng, nặng bụng, tiêu chảy,…
- Giảm cân đột ngột.
- Mờ mắt.
Những biểu hiện này thường bị bệnh nhân nhầm lẫn với cảm cúm, nhưng thực chất đây là quá trình đánh dấu bạch cầu trong cơ thể bị giảm.
Phân biệt mề đay thông thường và mề đay HIV
Triệu chứng mề đay mẩn ngứa HIV thường dễ nhầm lẫn với bệnh mề đay thông thường do các biểu hiện, vị trí xuất hiện tương tự nhau. Nhưng những trường hợp bị mề đay mẩn ngứa thông thường sẽ xuất hiện triệu chứng sau khi tiếp xúc với tác nhân kích ứng như bụi bẩn, phấn hoa, thời tiết, thuốc, thực phẩm,…
Còn mẩn ngứa HIV không rõ nguyên nhân, bất chợt và đi kèm với những dấu hiệu phụ, đặc biệt là sốt – triệu chứng hiếm gặp ở người bị nổi mề đay bình thường. Các nốt mẩn đỏ, mề đay sẽ xuất hiện sau sốt 48 – 72 tiếng, kéo dài từ 8 – 14 ngày rồi biến mất.
Cách xử lý khi có dấu hiệu nổi mề đay mẩn ngứa HIV
Điều đầu tiên, người bệnh cần làm là theo dõi tình trạng mẩn ngứa, nếu như nhận thấy những dấu hiệu đi cùng thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám với bác sĩ có chuyên môn. Sự can thiệp y tế vào thời điểm này sẽ giúp bạn xác định mẩn ngứa HIV hay chỉ là mẩn ngứa thông thường và có phương án điều trị thích hợp.
# Xét nghiệm HIV
Tiến hành xét nghiệm HIV là bước quan trọng. Nếu có kết quả dương tính, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị, kê đơn thuốc chống HIV cùng các thuốc đặc trị như thuốc kháng histamine (Benadryl hoặc Atarax), thuốc bôi corticosteroid,…để cắt cơn ngứa, giamr mẩn ngứa HIV sau 1 – 3 tuần.
Nếu kết quả âm tính, nghĩa là nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa không phải do nhiễm HIV. Các bác sĩ sẽ tiến hành xác định nguyên nhân thật sự để điều trị kết quả tốt hơn.
# Điều trị phát ban tại nhà
Cùng với thuốc kê đơn, người bệnh nên có phương án chăm sóc tại nhà để cải thiện mẩn ngứa HIV:
- Thoa kem thuốc: Để làm giảm cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống dị ứng tại chỗ như kem kháng histamine. Bạn hãy thoa kem theo đúng hướng dẫn trên bao bì.
- Tránh ánh nắng mặt trời bằng cách thoa kem chống nắng, mặc quần áo dài tay, đội mũ nón, khẩu trang.
- Tránh nhiệt độ quá lạnh bằng cách giữ ấm cơ thể.
- Tắm nước mát để xoa dịu những triệu chứng ngứa ngáy và nên sử dụng kem dưỡng ẩm tự nhiên ngay sau khi tắm.
- Hạn chế tắm với nước nóng vì có thể kích thích phát ban.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái từ chất liệu cotton mềm.
- Uống đủ liều lượng thuốc chống HIV để cải thiện lượng tế bào T và giảm các triệu chứng phát ban.
- Nếu nhạy cảm với một số thành phần của thuốc chống HIV thì bạn nên thông báo với bác sĩ để ngừng thuốc hiện tại và đưa ra thuốc thay thế.
Mẩn ngứa HIV là báo hiệu cho chứng bệnh nguy hiểm, do đó bạn nên hết sức lưu ý và nên thăm khám, điều trị ngay khi phát hiện ra triệu chứng.
Tìm hiểu thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!