Tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mẩn đỏ khiến không ít người lo lắng, bởi nó có thể chỉ là dị ứng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa và nổi mẩn đỏ
Nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt là hiện tượng những nốt hoặc mảng đỏ gồ cao, sần nề trên da mặt. Khi bệnh trở nên trầm trọng, những đám mẩn đỏ sẽ càng rõ hơn, gây ngứa ngáy và có thể lan sang khắp cơ thể. Khi da mặt bị ngứa và nổi mẩn đỏ, nguyên nhân có thể là do các bệnh ngoài da hoặc các bệnh từ bên trong cơ thể:
- Viêm da dị ứng: Bệnh lý ngoài da này thường gặp ở những người có làn da nhạy cảm. Khi gặp phải những tác nhân gây dị ứng như cọ xát với đồ dùng giặt bằng xà bông chứa chất tẩy rửa, nước hoa, phấn, bụi khói, phấn hoa, lông chó mèo,…biểu hiện của bệnh là những mảng đỏ rát, sần sùi, ngứa và tăng sắc tố tại những vùng da tổn thương.
- Dị ứng thời tiết: Đây cũng là nguyên nhân phổ biến. Vào những thời điểm khí hậu thay đổi quá lạnh hoặc quá nóng, đột ngột sẽ khiến nhiều người gặp phải tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mẩn đỏ.
- Dị ứng hóa chất: Một số người sau khi tiếp xúc với hóa chất thông qua kem dưỡng da, sữa rửa mặt, kem dưỡng da, mỹ phẩm,…thì mặt nổi mẩn đỏ ngứa rát.
- Dị ứng với thuốc: Sau khi sử dụng những loại thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị, phản ứng phụ của thuốc có thể khiến da mặt ngứa nổi mẩn đỏ.
- Bệnh Lupus ban đỏ: Vốn là một bệnh lý do miễn dịch, nó không chỉ gây nên hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt mà còn gây tổn thương vào nội tạng bên trong như gan, tim, thận, thần kinh,…
- Mề đay: Là bệnh dị ứng da phổ biến do tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như thời tiết, thực phẩm, thay đổi hormone,… Biểu hiện của mề đay là những nốt sần to hoặc nhỏ, hay kết thành từng mảng lớn, ngứa ngáy, khó chịu. Mề đay có 2 dạng là cấp tính và mạn tính.
- Nấm da: Khi vi khuẩn xâm nhập vào da có thể làm xuất hiện những nốt mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.
- Bệnh thận: Suy thận là một trong những nguyên nhân khiến da mặt bị ngứa và nổi mẩn đỏ. Tình trạng này sẽ càng nặng khi vào hè.
- Bệnh gan: Khi chức năng gan suy giảm, chất độc không được đào thải nên tích tụ trong cơ thể gây nóng rồi dẫn đến nổi mẩn đỏ ngứa trên mặt.
- Bệnh cường tuyến giáp: Một số bệnh nhân cường tuyến giáp gặp phải tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên mặt.
- Bệnh về máu như tăng Eosin trong máu, đa hồng cầu, bạch huyết, tiểu cầu,…gây dị ứng nổi mẩn ngứa trên mặt.
- Một số bệnh lý khác như tiểu đường, thiếu máu cũng có thể là nguyên nhân khiến da mặt ngứa nổi mẩn đỏ.
Cách trị nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt
Khi da mặt bị ngứa và nổi mẩn đỏ, bạn nên có biện pháp cải thiện tình trạng này đúng đắn và tức thời để hạn chế tình trạng thêm tồi tệ.
1. Thuốc trị mẩn ngứa trên mặt
Thông thường để giảm những cơn ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, bạn có thể dùng những loại thuốc kháng histamin. Thuốc sẽ giúp ức chế sự sản sinh histamin, vô hiệu hóa những tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, tân dược thường có những tác hại của nó, để tránh những tác dụng phụ không mong muốn thì tốt nhất bạn nên thăm khám và chữa trị với bác sĩ có chuyên môn.
Hoặc thay vào đó, bạn có thể thử áp dụng những cách cải thiện ngứa và mẩn đỏ dân gian như:
- Mướp đắng: Nhờ tính mát, thanh nhiệt và giải độc nên mướp đắng có thể chống viêm, kháng khuẩn, giảm nổi mẩn đỏ ngứa trên mặt. Bạn rửa sạch 1 – 2 mướp đắng, bổ đôi rồi bỏ ruột đem ngâm nước muối trong khoảng 10 phút. Sau khi cắt mướp đắng thành từng khúc thì đem đi xay nhuyễn. Vệ sinh sạch sẽ da mặt rồi thoa nước cốt mướp đắng lên. Khoảng 15 phút sau rửa sạch lại bằng nước mát.
- Đu đủ nấu giấm: Trong đu đủ có chứa emzymes kháng sinh tự nhiên giúp loại bỏ độc tố gây ngứa nhanh chóng. Đầu tiên bạn hãy rửa sạch 100g đu đủ, 6g gừng tươi rồi gọt bỏ vỏ. Thái đu đủ, gừng thành từng miếng nhỏ. Cho giấm, gừng và đu đủ vào nồi, đun với lửa nhỏ cho đến khi giấm cạn. Ăn món này mỗi ngày.
- Gừng nấu đường thẻ: rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi thái nhỏ gừng tươi. Cho 500g gừng tươi, ½ chén giấm, 100g đường thẻ vào nồi đất. Cho thêm lượng nước vừa đủ rồi đun nhỏ lửa. Đến khi còn ½ chén nước thì tắt bếp, lọc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
Để giảm những triệu chứng ngứa nổi mẩn đỏ trên mặt gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì bạn nên chú ý đến những vấn đề sau:
- Tuyệt đối không được gãi những vùng da bị mẩn đỏ. Hành động này không chỉ khiến da tổn thương mà còn là nguyên nhân phóng thích histamin làm lây lan sang những vùng da lành.
- Tránh những nguyên nhân dễ khiến mẩn đỏ, ngứa thêm trầm trọng như thực phẩm gây dị ứng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa,…
- Hạn chế rửa mặt với nước nóng bởi da bị khô, mất nước sẽ khiến ngứa ngáy thêm trầm trọng.
- Bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế những chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
Da mặt bị ngứa và nổi mẩn đỏ nếu không cải thiện sau khi đã áp dụng biện pháp điều trị thì bạn hãy thăm khám các bác sĩ có chuyên môn để tìm nguyên nhân và điều trị thích hợp.
Tìm hiểu thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!