Nổi mẩn ngứa da đầu ở trẻ em do nguyên nhân nào và cách trị?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị mẩn ngứa ở đầu mà nhiều cha mẹ không hề hay biết. Việc xác định được nguyên nhân sẽ khiến cho việc phòng chống cũng như điều trị bệnh gặp nhiều thuận lợi hơn.

Nếu bạn thấy trẻ dùng tay gãi lên đầu quá thường xuyên thì đừng chủ quan mà hãy theo dõi những biểu hiện lạ trên da đầu của bé. Da bé khá nhạy cảm cùng với hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên có rất nhiều tác nhân có thể gây ra các bệnh về da. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Chính vì vậy hãy tìm ra những nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa ở da đầu và các hướng điều trị.

nổi mẩn ngứa da đầu ở trẻ em
Tình trạng nổi mẩn ngứa da đầu rất phổ biến hiện nay

4 nguyên nhân làm trẻ bị nổi mẩn ngứa ở da đầu

Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, trẻ hay bị ngứa ở da đầu do những nguyên nhân sau:

1/ Trẻ bị nổi mẩn ngứa ở đầu do dị ứng

Cơ địa của bé khá nhạy cảm cùng với sức đề kháng còn yếu nên khi tiếp xúc với các loại thức ăn dễ gây kích ứng như: hải sản, sữa,… bé có thể bị dị ứng, một trong những triệu chứng đó là hiện tượng ngứa ở da đầu.

Những yếu tố như môi trường ô nhiễm cũng có thể tác động làm cho các loại vi khuẩn xâm nhập và khiến cho bé bị ngứa ở đầu.

2/ Trẻ bị ngứa đầu do thay đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi cũng làm ảnh hưởng đến da của bé và cũng có thể gây ra triệu chứng ngứa ở da đầu. Chẳng hạn như khi trời lạnh, độ ẩm giảm xuống làm cho da mất đi độ ẩm tự nhiên và dễ dàng bị kích ứng.

Trẻ bị nổi mẩn ngứa da đầu
Thay đổi thời tiết cũng dễ làm trẻ bị nổi mẩn ngứa ở da đầu

3/ Di truyền là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa da đầu

Có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên vì điều này nhưng theo nhận định của nhiều bác sĩ chuyên khoa thì bệnh ngứa da đầu có tính di truyền. Tức nếu bé sinh ra trong gia đình có người mắc bệnh viêm da thì khả năng bé bị ngứa da đầu sẽ cao hơn những đứa trẻ khác. Nhưng đối với những trẻ bị mắc bệnh do nguyên nhân này thì việc điều trị bệnh sẽ khó hơn rất nhiều lần.

4/ Dầu gội đầu có thể làm trẻ bị ngứa đầu

Các chuyên gia luôn khuyến cáo việc sử dụng dầu gội dành riêng cho bé. Vì da của trẻ có độ pH khác người lớn. Khi dùng dầu gội của người lớn da dễ bị khô, kích ứng và nổi mẩn đỏ.

Cách điều trị ngứa da đầu ở trẻ em

Triệu chứng ngứa da đầu làm cho trẻ tỏ ra khó chịu, hay quấy khóc và làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Nhưng nghiêm trọng hơn là nó có thể phát triển thành bệnh mãn tính và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

1/ Dùng thuốc khi trẻ bị ngứa đầu

Sau khi thăm khám cũng như dựa vào kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn các bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng bệnh của bé. Từ đó có thể vạch ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp.

Điều trị nổi mẩn ngứa da đầu cho trẻ
Đưa trẻ đi khám bác sĩ khi bị nổi mẩn ngứa ở da đầu

Thông thường bé hay được chỉ định dùng các loại thuốc sau:

  • Thuốc trị mẩn ngứa nhằm giảm ngứa, tránh viêm nhiễm: thuốc crotamiton, thuốc eurax,..
  • Thuốc kháng histamin để giảm dị ứng, mẩn ngứa
  • Nhóm thuốc steroid: betamethasone, prednisolon, hydrocortison,… giúp kháng viêm kháng khuẩn,…

Việc dùng thuốc cần phải tuân thủ theo những gì mà bác sĩ đã chỉ định, tuyệt đối không được tự ý cho bé dùng thuốc khác. Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất kì phản ứng bất thường nào cũng nên liên hệ với bác sĩ để có phương án can thiệp.

2/ Dùng các cách điều trị tại nhà

Trong dân gian vẫn duy trì khá nhiều bài thuốc hay với các nguyên liệu tự nhiên có thể làm giảm ngứa da đầu cho bé khá tốt. Nhưng những cách này thường chỉ phù hợp với các bé bị bệnh ở mức độ nhẹ. Bạn có thể tham khảo những cách sau:

# Dùng lá hương nhu

Theo kinh nghiệm của các thầy thuốc dân gian, hương nhu có vị cay tính ấm có khả năng kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi. Nhờ đó mà các độc tố được giải phóng ra ngoài dễ dàng hơn.

chữa mẩn ngứa da đầu cho bé tại nhà
Sử dụng lá hương nhu để điều trị nổi mẩn ngứa ở da đầu

Bạn chỉ cần dùng nguyên liệu này như sau:

  • Lấy một nắm lá hương nhu rửa thật sạch rồi bỏ vào nồi nước đun sôi cùng một chút muối.
  • Để nước nguội rồi dùng để gội đầu cho bé.
  • Áp dụng hàng ngày thì triệu chứng ngứa sẽ giảm hẳn.

# Giấm táo

Trong tinh chất của nguyên liệu này có chứa acid acetic có thể kháng viêm, kháng khuẩn và giảm ngứa da đầu cho bé.

chữa mẩn ngứa da đầu cho bé bằng giấm táo
Mẹ có thể dùng giấm táo để điều trị nổi mẩn ngứa ở da đầu cho bé

Bạn chỉ cần dùng một ít giấm táo pha loãng vào nước ấm rồi xịt lên đầu bé mỗi ngày vài lần. Tinh chất của nguyên liệu sẽ từ từ thấm vào da đầu và phát huy công dụng điều trị bệnh.

3/ Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng không nhỏ đối với trẻ trong giai đoạn này. Ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng bạn cũng nên biết nên cho trẻ ăn gì và không nên ăn gì để hỗ trợ việc điều trị bệnh.

chăm sóc bé bị mẩn ngứa da đầu
Cho bé uống nhiều nước để tăng cường khả năng thải độc

Trong chế độ ăn hàng ngày nên tăng cường dùng nhiều rau xanh và hoa quả tươi. Cố gắng cho bé uống nhiều nước để tăng cường khả năng trao đổi chất và thải độc. Ngoài ra nên hạn chế cho trẻ dùng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: sữa, hải sản,…

4/ Áp dụng các biện pháp chăm sóc da cho trẻ đúng cách

Da của bé lúc này vô cùng nhạy cảm nên chúng ta cần áp dụng các biện pháp hữu hiệu để chăm sóc da cho bé. Cụ thể bạn nên:

  • Vệ sinh da cho bé thường xuyên và đúng cách để hạn chế sự tấn công của các loại vi khuẩn có thể làm cho bệnh trầm trọng hơn.
  • Mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi… Bên cạnh đó cũng nên tìm cách bảo vệ da của bé trước tác động của ánh sáng mặt trời, khói bụi…
  • Dưỡng ẩm cho da bé thường xuyên để duy trì lớp bảo vệ tự nhiên đồng thời giảm ngứa cho bé.
  • Động viên trẻ không nên gãi quá nhiều, có thể làm cho da đầu bị trầy xước, gây chảy máu và viêm nhiễm.

Tình trạng nổi mẩn ngứa da đầu ở trẻ có thể được khắc phục nếu chúng ta kiên trì và áp dụng các phương pháp điều trị đúng đắn. Chúng tôi nghĩ bạn nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để có những lời khuyên hữu ích nhất.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Ẩn

Cập nhật lúc: 12:35 AM , 23/09/2021

Bình luận

Nổi mẩn ngứa da đầu ở trẻ em do nguyên nhân nào và cách trị?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *