Bạn không nên chủ quan khi bé bị nổi mẩn ngứa ở mông vì có thể đó là triệu chứng của một vài bệnh ngoài da cần phải điều trị sớm. Vì càng để lâu thì càng nguy hiểm và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bé.
Thắc mắc bạn đọc: “Bác sĩ ơi không hiểu sao mà gần đây vùng xung quanh mông của bé nhà em hay xuất hiện mẩn đỏ, kèm theo ngứa làm cho bé vô cùng khó chịu. Em muốn hỏi cách để chữa khi bé bị mẩn đỏ ở mông ạ. Bác sĩ hướng dẫn giúp em với ạ.” (Thùy Minh – Bạc Liêu)
Cảm ơn bạn Thùy Minh đã tin tưởng gửi câu hỏi về chuyên trang của chúng tôi. Bạn có nêu câu hỏi về hướng điều trị khi bé bị nổi mẩn ngứa ở mông. Tình trạng này rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là những bé hay mặc bỉm. Chính vì vậy mẹ nên chuẩn bị các phương án để đối phó với triệu chứng này.
Tại sao bé lại bị nổi mẩn ngứa ở mông ?
Việc xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng bệnh sẽ giúp chúng ta tìm được hướng điều trị hiệu quả nhất cho bé. Thông thường bé bị nổi mẩn ngứa ở mông là do các bệnh ngoài da, cụ thể đó là những bệnh như sau:
- Dị ứng da: do da bé rất nhạy cảm nên dễ gây ra phản ứng khi tiếp xúc với các tác nhân từ thời tiết, thức ăn… Thông thường trên da thường hay nổi mẩn đỏ, sưng tấy và gây ngứa rất nhiều.
Ảnh: Có rất nhiều nguyên nhân làm bé bị nổi mẩn ngứa ở mông
- Bệnh ghẻ cũng có thể làm nổi mẩn ngứa ở mông. Bạn sẽ dễ dàng quan sát những triệu chứng bệnh qua làn da bị ngứa, xuất hiện mụn nước…
- Da của bé bị nhiễm nấm thì trên khu vực mông sẽ xuất hiện những vết mẩn đỏ kèm theo ngứa khó chịu. Các tổn thương trên da có xu hướng lan rộng sang các vùng da khác.
- Bệnh chàm: trên da xuất hiện mụn nước và một thời gian sau khi mụn sẽ vỡ ra, khô lại và bong vảy.
Do các bệnh ngoài da thường khá giống nhau nên rất khó phân biệt. Việc phân biệt khá khó nên cần phải có sự thăm khám và chẩn đoán của bác sĩ. Chúng ta cần phải biết được bé mắc bệnh gì rồi từ đó mới có hướng điều trị hiệu quả.
Những điều mà mẹ nên làm khi bé bị nổi mẩn ngứa ở mông
Hiện tượng bé bị nổi mẩn ngứa ở mông làm cho bé vô cùng khí chịu, hay quấy khóc và có thể chuyển sang bệnh mãn tính nếu không điều trị. Chính vì vậy phải tiến hành các biện pháp chữa bệnh càng sớm càng tốt.
1/ Đưa bé đi khám bác sĩ
Các bác sĩ sẽ chỉ định cho bé thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra. Tổng hợp lại các xét nghiệm, phỏng đoán bác sĩ mới vạch ra được phác đồ chữa trị thật sự phù hợp.
Do da của bé rất nhạy cảm cũng như sức đề kháng còn rất kém nên việc dùng thuốc cần hết sức cẩn trọng. Thông thường bác sĩ hay chỉ định các loại thuốc sau:
- Thuốc bôi ngoài da: thuốc BSI, thuốc ASA, thuốc Antimycose…
- Thuốc dùng toàn thân: Itraconazole, Ketoconazole…
Các bậc cha mẹ phải tuyệt đối tuân thủ theo những gì đã được chỉ định mới chữa dứt điểm các triệu chứng bệnh ở bé. Trong quá trình dùng thuốc cũng cần phải theo dõi sát sao, nếu bé có biểu hiện bất thường thì phải đưa đến gặp bác sĩ ngay. Điều này để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
2/ Áp dụng bài thuốc dân gian
Da của bé khá nhạy cảm nên việc áp dụng các bài thuốc dân gian khá tốt trong điều trị bệnh. Đó là nhờ khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và ức chế các bệnh ngoài da mà các nguyên liệu này có thể mang lại. Bạn có thể tham khảo các cách như sau:
# Dùng lá trầu không
Đây là nguyên liệu có khả năng điều trị các bệnh ngoài da đã được ông bà ta truyền tụng từ xa xưa. Nhờ tinh dầu mà lá trầu không có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cũng như giảm ngứa cho bé khá hữu hiệu. Mẹ có thể tiến hành việc điều trị bệnh theo các bước như sau:
- Chuẩn bị: 30g lá trầu không cùng một ít phèn chua
- Bỏ lá trầu không vào nồi chứa khoảng 500ml rồi nấu lên.
- Khi nước sôi thì bỏ phèn chua đã giã nát vào.
- Dùng để ngâm rửa vùng mông bị tổn thương của bé. Chú ý lấy bả lá trầu chà xát nhẹ lên vùng da bị bệnh.
- Kiên trì thì những tổn thương sẽ khô và lành hẳn.
# Dùng cây sài đất
Nhiều mẹ vẫn hay dùng nguyên liệu này để điều trị bệnh ngoài da cho bé. Khi bé có dấu hiệu nổi mẩn đỏ ở mông, hãy áp dụng cách như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 30g sài đất, 10g ké đầu ngựa cùng 15g kim ngân hoa
- Cho tất cả nguyên liệu nấu cùng 2 lít nước cho đến khi các tinh chất tan ra trong nước.
- Dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị viêm da cơ địa.
- Áp dụng mỗi ngày một lần cho đến khi lành bệnh.
3/ Chăm sóc da cho bé đúng cách
Ngoài việc áp dụng các cách điều trị thì mẹ cũng cần biết cách chăm sóc da cho bé. Da lúc này rất nhạy cảm nên dễ bị các yếu tố bên ngoài xâm hại và gây bệnh. Chính vì vậy, bạn không nên bỏ qua các bước sau:
- Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách. Chúng ta nên dùng các loại xà phòng có độ pH phù hợp với da của bé. Đồng thời không nên dùng nước ấm vì có thể làm mất đi lớp ẩm tự nhiên.
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với da để tăng cường độ ẩm và giảm ngứa.
- Cho bé mặc các trang phục thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi.
4/ Xây dựng chế độ ăn phù hợp cho bé
Chế độ ăn không chỉ cung cấp năng lượng cho các hoạt động mà còn hỗ trợ việc điều trị bệnh. Mẹ nên chú trọng cho bé dùng nhiều rau xanh, trái cây tươi vì nhóm thực phẩm này chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó nên hạn chế cho bé dùng sữa, đậu phộng, các loại hải sản… vì rất dễ gây kích ứng da.
Đừng quá lo lắng khi bé không may bị nổi mẩn ngứa ở mông mà hãy cố gắng xác định nguyên nhân gây bệnh và hướng điều trị hiệu quả. Rất nhiều bé đã chữa khỏi bệnh nhờ áp dụng các phương pháp điều trị đúng đắn.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!