Viêm da cơ địa là một căn bệnh ngoài da khá phổ biến. Nó có thể xuất hiện ở cả nam và nữ, thậm chí là cả trẻ sơ sinh. Viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn bởi các triệu chứng của nó. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu một số thông tin về bệnh để có cách khắc phục kịp thời.

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là một căn bệnh ngoài da rất phổ biến. Trên thực tế có tới 18 triệu người trưởng thành ở Mỹ mắc bệnh này. Viêm da dị ứng có thể bắt đầu từ lúc bạn còn nhỏ tuổi, thông thường là bé dưới 6 tháng tuổi. Một sô trẻ sẽ khỏi viêm da cơ địa khi trường thành. Một số khác, bệnh sẽ theo bé lớn lên.

Những người bị hen suyễn hoặc gia đình có người mắc bệnh thì khả năng bệnh sẽ cao hơn. Viêm da cơ địa được xem là một căn bệnh nghiêm trọng và có thời gian phát triển lâu dài. Do đó, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để phòng ngừa. Ngoài ra, chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng góp phần rất quan trọng. Tham khảo thêm ở phần bên dưới.

1. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Mặc dù nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa là chưa rõ ràng. Nhưng các chuyên gia cho rằng có một số lý do có liên quan đến viêm da cơ địa.

Các nguyên nhân có thể gây ra viêm da cơ địa bao gồm:

  • Di truyền. Nếu bạn mắc bệnh viêm da cơ địa thì khả năng bạn sinh con mắc bệnh là 50%. Nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh viêm da cơ địa thì khả năng di truyền cho con cái sẽ cao hơn.
  • Môi trường sống. Tình trạng viêm da cơ địa phổ biến ở thành phố hơn nông thôn. Điều này chứng tỏ rằng môi trường sống chính là một nguyên nhân của viêm da cơ địa. Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm cũng khiến bạn dễ mắc viêm da cơ địa hơn.
  • Cơ thể bạn có thể dị ứng với một số chất và gây nên viêm da cơ địa. Bạn có thể bị dị ứng với thức ăn hoặc không khí và gây ra viêm da cơ địa.
  • Tiếp xúc với một số đồ vật cũng có thể là nguyên nhân gây viêm da cơ địa. Trang sức, thắt lưng, phụ kiện cũng là nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa.
  • Sức đề kháng kém cũng là nguyên nhân của viêm da cơ địa. Sức đề kháng kém khiến cơ thể bạn yếu ớt, không thể chống lại các yếu tố gây bệnh.

Trên đây không phải là tất cả các nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa. Một số trường hợp, nguyên nhan gây viêm da cơ địa vẫn chưa được xác định.

2. Các dấu hiệu của viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một chứng bệnh mãn tính, có nghĩa là nó không thường biến mất sau một vài ngày. Nó có thể trở nên tồi tệ hoặc các triệu chứng có thể tái phát trở lại.

 

Viêm da cơ địa thường gây ngứa dữ dội. Da bạn cũng có thể bị trầy xước do gãi ngứa và khiến tình trạng viêm da trầm trọng hơn. Viêm da cơ địa có thể xuất hiện trên má, cánh tay và chân. Có nghĩa là bất cứ nơi đâu có trên cơ thể cũng có thể bộc phát viêm da cơ địa.

Các triệu chứng của viêm da cơ địa bao gồm:

  • Da khô, có vảy.
  • Đỏ.
  • Ngứa.
  • Có vết nứt.
  • Phát ban trên má, cánh tay, hoặc chân.
  • Các vết lở loét, vỡ ra, gây chảy máu hoặc dịch vàng.
  • Nếu da của bạn đã bị nhiễm trùng, nó có thể tạo thành một lớp vỏ màu vàng hoặc các nốt nhỏ chứa mủ. Da bạn cũng có thể trở nên dày hơn do gãi và cọ xát.

Các loại bệnh viêm da khác, ví dụ như viêm da dị ứng hay nổi mề đay cũng có các triệu chứng tương tự. Do đó, bạn cần nhận biết rõ các triệu chứng cũng như nguyên nhân viêm da cơ địa để có cách điều trị kịp lúc.

3. Các yếu tố làm cho viêm da cơ địa bùng phát

Sau một thời gian phơi nhiễm, viêm da cơ địa của bạn có thể bùng phát trở lại. Tùy từng trường hợp mà nguyên nhân khiến viêm da cơ địa bùng phát có thể khác nhau. Tuy nhiên, các yếu tố có thể làm cho viêm da cơ địa bùng phát, bao gồm:

  • Da khô. Điều này làm cho cấu trúc da dễ bị gãy vỡ, có vảy và thô ráp.
  • Các chất kích thích hóa học. Trong các sản phẩm mà bạn dùng hàng ngày, bao gồm cả sưa dưỡng ẩm, đều chứa chất hóa học. Các chất này có thể khiến cho da bị bỏng, ngứa hoặc trở nên khô và đỏ.
  • Căng thẳng có thể làm cho tình trạng viêm da cơ địa của bạn trở nên trầm trọng. Căng thẳng làm hại đến hệ thần kinh của bạn, khiến cho hệ miễn dịch suy yếu. Đây là nguyên nhân gián tiếp khiến bạn dễ mắc viêm da cơ địa.
  • Nóng quá hoặc lạnh quá cũng có thể khiến viêm da cơ địa trở nên trầm trọng. Nóng quá sẽ gây đổ mồ hôi. Lạnh quá sẽ khiến da bị khô. Điều này đều không tốt cho viêm da cơ địa.
  • Nhiễm trùng từ vi khuẩn trong môi trường sống của bạn cũng khiến viêm da cơ địa bùng phát.
  • Hormone, đặc biệt là phụ nữ có thể là nguyên nhân gây viêm da cơ địa.
  • Các chất gây dị ứng hàng ngày trong môi trường, bao gồm lông thú cưng, nấm móc. Côn trùng, sâu bọ cũng sẽ khiến viêm da cơ địa bộc phát.

Trên đây chỉ là những yếu tố phổ biến khiến viêm da cơ địa trầm trọng. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố sẽ khiến bệnh tình của bạn trầm trọng hơn. Do đó, hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay khi thấy bệnh đang rời khỏi tầm kiểm soát của bạn.

Điều trị viêm da cơ địa như thế nào?

Viêm da cơ địa có thể đeo bám day dẳng. Tuy nhiên, bạn có thể thử nhiều cách khác nhau để khắc phục viêm da cơ địa. Có một điều bạn cũng nên nhớ, là dù cho bạn đã điều trị khỏi viêm da cơ địa thì nó vẫn có thể tái phát.

Điều quan trọng là bạn phải nhận ra các triệu chứng viêm da cơ địa để điều trị kịp lúc. Nếu việc giữ ẩm và chăm sóc da cẩn thận không có tác dụng điều trị bệnh, bác sĩ có thể đề nghị một số cách điều trị khác.

1. Thuốc tây điều trị viêm da cơ địa

Một số loại thuốc điều trị viêm da cơ địa khá hiệu quả mà bạn có thê thử. Nó bao gồm kem bôi, thuốc kháng sinh để hạn chế phát triển của bệnh.

 

Kem kiểm soát ngứa và giúp hồi phục những tổn thương:

  • Bác sĩ có thể kê thuốc mỡ hoặc kem bôi da. Bao gồm thuốc mỡ corticosteroid. Điều bạn cần làm là bôi thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm cả làm mỏng da.
  • Một số loại kem có chứa chất ức chế calcinerin được chỉ định để điều trị viêm da cơ địa. Điển hình là tacrolimus hoặc pimecrolimus có thể tác động đến hệ miễn dịch của bạn. Các loại thuốc này được sử dụng cho trẻ em trên 2 tuổi để kiểm soát tình trạng viêm da.

Các loại thuốc bôi này có thể hạn chế các triệu chứng của viêm da cơ địa. Tuy nhiên nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Do đó, hãy thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi áp dụng các loại thuốc này. Các loại kem bôi điều trị viêm da cơ địa có thể làm da bạn bị mẩn cảm với ánh nắng. Do đó hãy che chắn cẩn thận khi bạn cần đi ra ánh nắng

Thuốc chống nhiễm trùng:

Bác sĩ có thể kê một toa thuốc kháng sinh nếu da của bạn có dấu hiệu nhiễm trùng. Bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng.

Thuốc kiểm soát tình trạng viêm:

Đối với các trường hợp bệnh nặng bác sĩ có thể kê thuốc corticosteroid đường uống. Những loại thuốc này có thể có hiệu quả điều trị nhưng tiềm ẩn một số tác dụng phụ. Do đó, đây là cách chỉ định cho các trường hợp nặng.

Thuốc điều trị viêm da cơ địa dạng sinh học:

Cục Quản lý thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) gần đây đã phê duyệt một loại thuốc sinh học mới. Loại thuốc này có thể tiêm trực tiếp vào cơ thể được gọi là Dupixent.

Nó được chỉ định cho các trường hợp nặng mà các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, đây là một loại thuốc mới, do đó nó không có nhiều hồ sơ ghi chép về tác dụng phụ và lưu ý sử dụng. Hiện tại nó vẫn chưa có mặt ở Việt Nam. Và giá của nó rất đắt.

2. Điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc Đông y

Thuốc Đông y cũng là một cách mà nhiều người lựa chọn để điều trị viêm da cơ địa. Điều trị viêm da cơ địa bằng Đông y có thể kết hợp uống trong và thoa ngoài. Bên cạnh đó thuốc Đông y cũng nhiều ưu điểm trong việc điều trị viêm da cơ địa.

 

Các bài thuốc thảo dược có thể giúp bạn sát khuẩn cho làn da, từ đó cải thiện tình hình viêm da cơ địa.Bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa còn giúp giữ ẩm cho làn da của bạn. Da đủ độ ẩm sẽ không bị sừng hóa, ngăn ngừa bệnh lan rộng và giúp phục hồi nhanh hơn. Còn một lợi ích khác khi trị bệnh bằng thuốc Đông y là không phải lo về tác dụng phụ. Vì nó được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, lành tính dùng được cho cả trẻ nhỏ và người trưởng thành.

Thuốc Đông y không chứa Corticoides nên không gây bào mòn da của bạn. Bạn có thể yên tâm sử dụng thuốc Đông y để điều trị viêm da cơ địa.

Ngoài ra, thay đổi lối sống hoặc một vài loại thức ăn cũng có thể giúp bạn điều trị viêm da cơ địa. Bạn có thể tham khảo một số loại thức ăn tốt và không tốt cho viêm da cơ địa ở ngay dưới đây.

Người bị viêm da cơ địa nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Một trong những nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa là dị ứng thực phẩm. Mặc dù nhiều người có thể có nhu cầu thực phẩm khác nhau, nhưng những người mắc bệnh viêm da cơ địa cần có chế độ ăn riêng.

Để biết các loại thức ăn tốt cho người mắc bệnh viêm da cơ địa, hãy tham khảo bên dưới. Cũng như, có một số loại thức ăn mà người viêm da cơ địa nên tránh.

1. Người bị viêm da cơ địa nên ăn gì?

Các loại thực phẩm chống viêm có thể giúp bạn khắc phục hoặc làm giảm viêm da cơ địa.

 

Một số loại thức ăn mà người viêm da cơ địa nên ăn, bao gồm:

Cá béo

Bạn có thể làm giảm triệu chứng của viêm da cơ địa bằng cách ăn cá béo. Chẳng hạn như cá trích, cá hồi. Hàm lượng omega – 3 cao trong dầu cá có thể chống viêm và hạn chế viêm da cơ địa lan rộng.

Nói chung bạn có thể bổ sung 250 mg chất béo omega – 3 mỗi ngày. Bạn cũng có thể bổ sung omega – 3 qua thực phẩm chức năng, tuy nhiên, tốt nhất vẫn là từ thức ăn.

Trái cây tươi và rau xanh

Trái cây tươi và rau xanh cung cấp một chất chống oxy hóa và kháng histamin khá mạnh. Điều này có nghĩa là nó có thể làm giảm viêm cũng như mức độ histamin trong cơ thể của bạn. Một số loại trái cây tốt cho người bị viêm da cơ địa bao gồm:

  • Táo.
  • Viết quất.
  • Anh đào.
  • Bông cải xanh.
  • Rau bina.
  • Cải xoăn.

Bạn có thể thêm các loại thức ăn này vào bữa ăn hàng ngày như một món tráng miệng hoặc ra ăn kèm. Thường xuyên ăn rau và trái cây còn giúp hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh chống lại nhiều bệnh tật.

Thực phẩm chứa probiotic

Chẳng hạn như sữa chua chứ các vi sinh vật giúp cho hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh. Điều này có thể giảm thiểu bùng phát viêm da cơ địa. Thực phẩm giàu probiotic bao gồm:

  • Sữa chua.
  • Dưa chua lên men tự nhiên.
  • Phô mai mềm.
  • Bắp cải không tiệt trùng.

Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử dị ứng với một loại thực phẩm nào đo, hãy tránh xa nó. Các loại thực phẩm trên có thể tốt cho người viêm da cơ địa và hạn chế bùng phát bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn dị ứng với nó, lại là một vấn đề khác.

2. Thức ăn người bị viêm da cơ địa nên tránh

Những gì bạn ăn có thể không gây ra bệnh viêm da cơ địa, nhưng nó sẽ làm bùng phát các triệu chứng. Điều này có thể đúng nếu bạn sử dụng một số thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc quá nhạy cảm.

 

Một số thức ăn mà người viêm da cơ địa cần tránh, bao gồm:

  • Sữa hoặc các sản phẩm làm từ sữa.
  • Trứng.
  • Đậu nành.
  • Nước ngọt, cà phê, rượu, chất kích thích nói chung.
  • Bánh, kẹo và đồ ăn ngọt.
  • Đồ ăn nhanh như bánh mì kẹp hay gà rán.

Thực phẩm có chứa các chất bảo quản và thành phần nhân tạo có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Thức ăn có thể dẫn đến tình trạng viêm từ đó làm trầm trọng thêm bệnh viêm da cơ địa.

Tập trung vào một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn điều trị viêm da cơ địa. Nhiều tác nhân kích thích từ thức ăn cũng có thể gây ra viêm da cơ địa. Do đó, hãy chọn cho mình một chế độ ăn uống thích hợp để hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa.

Một số lưu ý khi mắc bệnh viêm da cơ địa

Nhiều nghiên cứu về viêm da cơ địa cho thấy, một lối sống lành mạnh có thể giúp làm thuyên giảm bệnh. Để giảm ngứa và viêm da, ngoài sử dụng thuốc để điều trị, bạn còn cần một số lưu ý.

Các lưu ý để điều trị viêm da cơ địa ngay tại nhà, bao gồm:

  • Dưỡng ẩm cho da của bạn, ít nhất hai lần một ngày. Hãy tìm một số sản phẩm phù hợp với da của bạn, tốt nhất là có chiết xuất từ thiên nhiên. Đối với trẻ em, bôi kem trước lúc đi ngủ và trước khi đi học. Tuy nhiên, thuốc mỡ bôi da có thể gây nên một ít nhờn rít trên da.
  • Thoa kem chống ngứa vào vùng da bị ảnh hưởng. Có một số loại kem không kê đơn có thể áp chế cơn ngứa tạm thời. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng các loại thuốc này, chỉ nên bôi nó 1 hoặc 2 lần một ngày.
  • Uống thuốc dị ứng hoặc thuốc chống ngứa. Các loại thuốc chống ngứa có thể kháng histamin chẳng hạn như cetirizine hoắc allegra. Ngoài ra, benadryl cũng có thể hữu ích nếu bạn bị ngứa nghiêm trọng. Tuy nhiên, các loại thuốc này lại gây buồn ngủ, do đó hãy uống nó khi bạn định đi ngủ.
  • Tránh gãi. Thay vì gãi, bạn nên ấn da xuống mỗi khi cảm thấy ngứa. Che chắn vùng da ngứa để hạn chế gãi. Đối với trẻ em, bạn có thể cắt ngắn móng tay để chúng không làm tổn thương bề mặt da.
  • Tắm nước ấm. Ngâm mình 15 phút trong bồn nước ấm có rắc một ít baking soda có thể là một giải pháp chống ngứa. Tuy nhiên, sau đó bạn cần bôi kem dưỡng ẩm cho da.
  • Chọn loại xà phòng nhẹ nhàng không chứa các chất kích ứng da. Sau khi tắm, hãy chắc chắn là bạn loại bỏ sạch xà phòng trên da.
  • Mặc quần áo mịn màng, không thô ráp. Không mặc quần áo quá chật hoặc bằng các chất liệu dễ gây ngứa như len.
  • Giữ tâm trạng thoải mái. Tránh căng thẳng và rối loạn cảm xúc. Điều này có thể làm vấn đề viêm da cơ địa thêm trầm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Viêm da cơ địa có thể gây căng thẳng, đặc biệt là gây khó chịu cho người bệnh. Nó có thể làm bạn mất ngủ vì ngứa, tổn thương da do gãi. Do đó hãy tìm hiểu thông tin về viêm da cơ địa để có biện pháp khắc phục kịp thời. Điều quan trọng là bạn phải nhận biết các triệu chứng để có cách điều trị sớm nhất. Hy vọng các thông tin mà chúng tôi cung cấp hữu ích đối với bạn. Chúc bạn khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ nên làm gì?

Cập nhật lúc: 12:13 PM , 15/09/2021

Bình luận

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *