Điều Trị Bệnh Chàm Ở Trẻ Em An Toàn Với Tư Vấn Từ Chuyên Gia

Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh chàm ở trẻ em rất đa dạng, phổ biến nhất là dùng kem bôi, thuốc uống hay áp dụng liệu pháp ánh sáng… Tuy nhiên, trước tiên các bậc phụ huynh cần hiểu rõ về bệnh, nhận biết đúng các dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây bệnh thì mới giúp bé điều trị bệnh triệt để.

Hiểu về bệnh chàm ở trẻ em

Ở nước ta, chàm là một trong số những căn bệnh da liễu có tỷ lệ người mắc khá cao. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, trong đó bao gồm cả trẻ em.

Khi con em mình bị bệnh chàm, chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh sẽ rất lo lắng không biết con mình bị bệnh do đâu? Làm cách nào để chữa bệnh cho con mau khỏi mà vẫn giữ được an toàn? Hay nên cho con ăn gì, uống thuốc gì để mau khỏi bệnh?… Tất cả những băn khoăn của cha mẹ sẽ được làm sáng tỏ ngay dưới đây.

1. Bệnh chàm ở trẻ em là gì?

Bệnh chàm ở trẻ em (hay là bệnh eczema) là cụm từ chỉ một nhóm các triệu chứng bất thường gặp trên da bé như đỏ da, nổi mụn nước ngứa. Căn bệnh này được chia thành nhiều loại như chàm dị ứng, chàm cơ địa, chàm tiếp xúc, chàm tổ đỉa hay chàm da tiết bã. Đây là những loại phổ biến có ảnh hưởng đến trẻ nhiều nhất.

Hình ảnh bệnh viêm da cơ địa bộc phát ở lưng trẻ
Hình ảnh bệnh viêm da cơ địa bộc phát ở lưng trẻ

Bệnh thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Theo thống kê, cứ 10 trẻ trong đó có ít nhất 1 trẻ mắc phải căn bệnh này. Bệnh chàm nói chung và bệnh chàm ở trẻ em nói riêng đều không có khả năng lây nhiễm nên các bậc phụ huynh có thể yên tâm chăm sóc tốt nhất cho con mình khi các bé bị bệnh.

Tuy nhiên, theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Giám đốc chuyên môn, Trưởng khoa Da Liễu Trung tâm Thuốc dân tộc, chàm ở trẻ em là bệnh lý rất hay hay tái phát nên việc tiến hành điều trị sớm và theo dõi sát sao diễn tiến của bệnh là rất quan trọng. Đặc biệt cha mẹ không nên tự ý mua bất kì loại thuốc nào về cho trẻ dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc Tây bừa bãi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

2. Nhận biết dấu hiệu của bệnh chàm ở trẻ em

Thực tế có không ít các trường hợp trẻ được đưa tới bệnh viện khám và điều trị khi bệnh tình đã khá nặng. Nguyên nhân là do cha mẹ chủ quan hoặc không có kiến thức về bệnh nên không phát hiện ra ngay khi có các dấu hiệu ban đầu. Vậy bệnh chàm ở trẻ em có những triệu chứng gì?

# Dấu hiệu chung của bệnh chàm ở trẻ:

Đi từ nhẹ đến nặng, bệnh chàm ở trẻ em có những biểu hiện lâm sàng chung như:

  • Da nổi hồng ban ngứa:

Các nốt hồng ban thường có nhiều kích thước khác nhau nhưng thường khá lớn và nổi rõ trên da. Chúng tập trung chủ yếu trên mặt hoặc ở các vùng khác như tay chân bụng. Điểm đặc trưng của các nốt hồng ban này là rất ngứa. Điều này có thể làm bé khó chịu, hay quấy khóc, cào gãi lên da và ngủ không yên giấc. Nếu con đang gặp phải triệu chứng này mẹ có thể tham khảo thêm một số mẹo chữa ngứa ngoài da hiệu quả để biết cách khắc phục cho bé.

  • Xuất hiện nhiều mụn nước:

Sau giai đoạn hồng ban, các nốt mụn nước có màu trắng trong hoặc màu vàng bắt đầu xuất hiện. Các mụn này không ăn sâu vào da, kích thước to nhỏ khác nhau. Chúng xuất hiện riêng rẻ hoặc tập trung thành một cụm dày đặc, đôi khi lại hợp thành một mụn nước lớn nằm trên nền da hồng ban.

Da nổi nhiều mụn nước là dấu hiệu chàm ở trẻ em
Da nổi nhiều mụn nước là một trong những dấu hiệu điển hình nhất của bệnh chàm ở trẻ em
  • Mụn nước tiết dịch và đóng vảy:

Một số mụn nước lớn có thể tự vỡ ra gây chảy dịch, nhưng đa số các trường hợp mụn vỡ là do bé cào gãi khi bị ngứa. Huyết thanh đọng lại trên da sẽ đóng vảy khô nơi nốt mụn bị bể. Khi bệnh chàm ở trẻ bước qua giai đoạn này nếu không được vệ sinh tốt da sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn.

  • Tróc vảy:

Các lớp vảy trên da khi khô lại sẽ bắt đầu bong tróc sau đó vài ngày. Lớp vảy bong ra sẽ để lại một lớp da non nhẵn mới được cơ thể tái tạo để sửa chữa tổn thương.

  • Da dày sừng:

Lớp da mới được tái tạo còn rất non yếu nên dễ bị rạn nứt. Da đóng vảy và bong tróc, tổn thương liên tục dần trở nên dày sừng. Dùng tay sờ vào khu vực này có cảm giác rất thô và cứng.

# Dấu hiệu bệnh chàm theo độ tuổi của trẻ

Các triệu chứng và vị trí của bệnh chàm có một vài điểm khác biệt nhỏ giữa các lứa tuổi của trẻ. Cha mẹ có thể dựa vào những triệu chứng chung ở trên kết hợp với các biểu hiện bệnh theo lứa tuổi dưới đây để có thể khẳng định con em mình có mắc bệnh chàm hay không.

  • Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi:

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường bị bệnh chàm nhiều nhất ở da đầu, hai bên má, trán và cằm. Theo thời gian, tổn thương có thể lan dần đến các vùng da lành trên cơ thể. Ở giai đoạn này, các nốt hồng ban có khuynh hướng trông đỏ hơn. Trẻ không biết nói nên hay quấy khóc vì ngứa ngáy khó chịu.

  • Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi:

Thời điểm này các bé đang bắt đầu tập bò, tập đi nên các vùng da ở khuỷu tay và đầu gối thường xuyên bị ma sát, trầy xước mỗi khi các bé bò hay khi bị té ngã. Đây cũng chính là những nơi dễ bị bệnh chàm nhất. Nếu khu vực này bị nhiễm trùng, các nốt mụn nước có thể tạo mủ, khi vỡ sẽ đóng một lớp vảy màu vàng trên da, có nguy cơ bị bệnh chàm bội nhiễm ở trẻ rất cao.

  • Bệnh chàm ở bé từ 2-5 tuổi:

Các triệu chứng bệnh chàm ở trẻ trong độ tuổi này thường ảnh hưởng đến mặt nhiều nhất, đặc biệt là ở quanh miệng và mí mắt của bé. Tiếp đến là các vùng da có nhiều nếp nhăn như khuỷu tay, bàn tay, đầu gối hay khu vực cổ tay. Vùng da bị bệnh của bé trông khô, đóng vảy tiết và ngày càng dày lên.

Bệnh hình thành nên các khu vực sẩn phù gây ngứa ngáy
Bệnh hình thành nên các khu vực sẩn phù gây ngứa ngáy
  • Trẻ trên 5 tuổi:

Ở độ tuổi này, khu vực chịu ảnh hưởng của chàm nhiều nhất là bàn tay, đầu gối, khuyủ tay, trên đầu hay phía sau tai của trẻ. Tổn thương trên da là những màng màu đỏ, ngứa ngáy và có dấu hiệu bị viêm.

3. Nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ em

Nguyên nhân chính xác của bệnh chàm ở trẻ hiện chưa được xác định rõ ràng. Các nhà nghiên cứu cho biết: trẻ em bị bệnh chàm thường do sự kết hợp giữa gen di truyền và các tác nhân gây bệnh trong môi trường. Cụ thể trẻ có thể bị bệnh vì những lý do sau:

  • Gen di truyền: Những trẻ được sinh ra trong gia đình có bố mẹ hay ông bà từng mắc bệnh thì cũng có thể sẽ mắc bệnh chàm. Nguy cơ này tăng lên nhiều khi cả bố và mẹ cùng bị chàm.
  • Trẻ dị ứng với đồ dùng thường ngày: Một số vật dụng sinh hoạt trẻ thường tiếp xúc nhiều gây ra bệnh chàm như: quần áo, đồ chơi, chăn mền, giày dép, khăn len, mực in từ các tờ báo, nước tẩy rửa, sữa tắm cho trẻ…
dị ứng đồ chơi là nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ em
Các loại đồ chơi tiềm ẩn mối nguy gây bệnh chàm ở trẻ em rất cao
  • Do cơ địa: Bệnh chàm thường xảy ra ở trẻ có cơ địa dị ứng. Trường hợp này hệ miễn dịch thường phản ứng thái quá với điều kiện thời tiết, thức ăn hay bất cứ chất lạ nào xâm nhập vào cơ thể khiến da tổn thương và bị chàm.
  • Rối loạn chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể: Một số trẻ bị bệnh chàm do rối loạn nội tiết tố, rối loạn tại hệ thần kinh, tiêu hóa, bài tiết.
  • Bệnh tật: Bệnh chàm thường phát triển thứ phát sau khi mắc một số căn bệnh khác như viêm mũi dị ứng, các bệnh tại gan, thận, hen suyễn hay bệnh viêm đại tràng…
  • Chế độ dinh dưỡng không cân bằng: Trẻ nhỏ thường rất lười ăn rau quả nên dễ bị thiếu hụt vitamin. Ngược lại việc cho bé ăn quá nhiều các thức ăn chứa chất đạm, đồ hộp, thức ăn nhanh không phù hợp với cơ địa của trẻ cũng sẽ gây ra bệnh chàm
  • Sức đề kháng yếu: Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện nên sức đề kháng còn rất yếu. Do vậy bé rất dễ bị các tác nhân gây hại từ bên ngoài tấn công như vi khuẩn, nấm mốc, vi trùng tấn công dẫn đến bệnh chàm.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh chàm ở trẻ:

Nguy cơ mắc bệnh chàm ở trẻ em sẽ tăng lên nếu có một trong các yếu tố sau:

  • Bé ít uống nước hoặc sở hữu làn da khô.
  • Chơi với thú nhồi bôi hoặc các loại đồ chơi có nguồn gốc xuất xứ không đảm bảo.
  • Bé bị nóng trong, táo bón, hay đổ mồ hôi.
  • Tiết trời khô hanh, đặc biệt là vào mùa đông càng dễ bị bệnh.
  • Các bé hay bị chảy dãi: Nước bọt có thể dính vào má, cằm hay cổ khiến cho làn da bé bị kích ứng.
  • Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp hay nhiễm trùng ở các bộ phận khác trên cơ thể.

Việc kiểm soát tốt các nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ gây bệnh kể trên sẽ giúp cho việc điều trị bệnh đạt được hiệu quả tốt và lâu dài.

4. Phân biệt bệnh chàm với viêm da dị ứng ở trẻ

Mặc dù các triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ khá rõ ràng nhưng nó lại có nhiều nét tương đồng với bệnh viêm da dị ứng. Chính vì vậy mà nhiều bậc phụ huynh hay bị nhầm lẫn ngay từ giai đoạn chẩn đoán bệnh. Từ đó tất yếu dẫn đến những phương pháp điều trị sai lầm khiến cho bệnh tình ngày càng trở nặng hơn.

Nắm bắt được điều này, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ dành riêng một mục để phân tích và chỉ ra những điểm khác biệt giữa hai căn bệnh này giúp mọi người có thể phân biệt rõ ràng hơn.

Phụ huynh cần nắm bắt các dấu hiệu bệnh và phân biệt
Phụ huynh cần nắm bắt các dấu hiệu bệnh và phân biệt

Như đã nói ở trên bệnh chàm ở trẻ em được đặc trưng bởi tình trạng da nổi hồng ban, mụn nước ngứa và đóng vảy. Nguyên nhân gây bệnh là do chế độ ăn uống thiếu hụt dưỡng chất, sức đề kháng của bé yếu, di truyền hoặc do mắc bệnh lý nào đó trong cơ thể.

Trong khi đó, bệnh viêm da dị ứng lại là một căn bệnh tự miễn. Nguyên nhân gây bệnh có liên quan trực tiếp đến sự rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch khi có các yếu tố dị nguyên xâm nhập vào cơ thể. Khi bị bệnh trên da có nhiều nốt sẩn, mụn nước hay các nốt phát ban gây ngứa ngáy dữ dội vào ban đêm. Những hiện tượng trên thường kèm theo tình trạng viêm nhiễm trên da khiến da nổi nhiều mảng đỏ sưng phù và tiết dịch.

Cách điều trị bệnh chàm ở trẻ em tốt nhất

Việc điều trị bệnh chàm ở trẻ em cần phải tiến hành một cách hết sức thận trọng để đảm bảo an toàn cho các bé. Mục tiêu được đặt ra là tìm hiểu và loại bỏ các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa các triệu chứng bằng cách chăm sóc, thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và dùng thuốc điều trị. Khi áp dụng bất kì phương pháp nào cũng nên căn cứ vào độ tuổi, hiện trạng sức khỏe cũng như mức độ bệnh của từng bé mà linh động lựa chọn cho phù hợp.

Bệnh chàm ở trẻ em có thể được kiểm soát tốt bằng các biện pháp dưới đây:

1. Tắm và giữ ẩm cho trẻ

Việc tắm rửa hàng ngày kết hợp với giữ ẩm là một trong những việc làm quan trọng giúp làn da bé luôn được sạch sẽ và không bị khô. Qua đó tránh được sự xâm hại của vi khuẩn gây bệnh cũng như giúp bé bớt ngứa hơn.

Mẹ nên tắm cho bé bị bệnh chàm bằng nước ấm cùng với sữa tắm dịu nhẹ, không chứa chất tẩy. Sau đó thoa kem dưỡng ẩm để khóa nước vào da. Để đạt được hiệu quả tốt nhất cha mẹ nên tuân theo thứ tự sau:

Tắm đúng cách giúp hỗ trợ điều trị bệnh chàm ở trẻ em
Tắm đúng cách giúp hỗ trợ điều trị bệnh chàm ở trẻ em
  • Cho trẻ ngâm mình vào bồn tắm với nước ấm khoảng 36 độ trong thời gian 5-10 phút. Tránh dùng nước quá nóng sẽ khiến da bé bị khô. Bạn có thể cho vào nước tắm của bé 1-2 giọt tinh dầu hoa cúc, hoa oải hương hay tinh dầu xả. Chúng có khả năng kháng viêm, dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt cho làn da đang bị bệnh của bé.
  • Thoa xà bông tắm lên toàn bộ cơ thể. Mát xa da bé một cách nhẹ nhàng, đặc biệt là ở những vùng da đang bị tổn thương để mụn nước không bị bể ra.
  • Sau đó, tráng lại cơ thể bằng một lượt nước sạch, dùng khăn mềm thấm khô da của bé.
  • Dùng các loại kem hay thuốc bôi ngoài da trị bệnh chàm cho bé nếu được bác sĩ chỉ định.
  • Đợi khoảng 3 phút mới tiến hành thoa kem dưỡng ẩm cho bé trước khi mặc quần áo vào. Cha mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm cho bé nhiều lần trong ngày bất cứ khi nào da bé có cảm giác khô hoặc lên cơn ngứa tại vùng da bị bệnh chàm.

2. Cách chữa bệnh chàm ở trẻ em bằng quấn ướt

Trong các đợt cơn ngứa trở nên bùng phát dữ dội, liệu pháp quấn ướt có thể bù nước và xoa dịu cơn ngứa tức thì, đồng thời làm tăng hiệu quả của các loại thuốc bôi tại chỗ.

Cách thực hiện quấn ướt trị bệnh chàm ở trẻ rất đơn giản:

  • Bạn lấy một chiếc khăn sữa hoặc một miếng vải sạch nhúng vào nước lạnh và quấn ngay chỗ khu vực da bị chàm ngứa.
  • Mặc một lớp quần áo mỏng để che phủ bên ngoài giúp miếng vải ướt không bị dính bụi bẩn.
  • Có thể đắp vải ướt để qua đêm hoặc gỡ chúng ra sau 30 phút nếu cơn ngứa đã được làm dịu.

3. Bôi thuốc trị bệnh chàm ở trẻ em

Các loại thuốc bôi được chỉ định cho bé thường có tác dụng tại chỗ và có tác dụng khá nhanh trong việc giảm ngứa, chống viêm nhiễm. Các thuốc điều trị bệnh chàm ở trẻ em phổ biến nhất là corticoid, thuốc sát khuẩn, thuốc ức chế calcineurin.

Kem corticosteroid trị bệnh chàm cho trẻ:

Corticosteroid thường được chỉ định khi da bé có dấu hiệu bị nhiễm trùng, viêm nhiễm ở mức độ nhẹ đến trung bình. Loại thuốc này có tác dụng kháng viêm mạnh nhưng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như mỏng da, kích ứng da, teo da. Vì vậy để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất, khi sử dụng thuốc corticoid điều trị bệnh chàm da ở trẻ em, các bậc phụ huynh lưu ý:

  • Chỉ dùng Corticosteroid cho bé khi có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thoa thuốc trong phạm vi bị bệnh, tránh bôi lan ra ngoài.
  • Tắm rửa hoặc làm sạch vùng da cần điều trị trước khi thoa thuốc để các hoạt chất nhanh thẩm thấu vào da. Như vậy tác dụng sẽ đến nhanh hơn.
  • Không lạm dụng thuốc trị bệnh chàm cho trẻ này trong thời gian dài.
Dùng thuốc trị bệnh chàm ở trẻ em cần theo chỉ dẫn của bác sĩ
Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc corticoid về trị bệnh chàm cho trẻ khi chưa được sự cho phép của bác sĩ

Thuốc sát khuẩn tại chỗ:

Một số loại thuốc sát khuẩn như Milian hay Eosin… được bào chế ở dạng dung dịch có tác dụng sát trùng ngoài da. Thuốc giúp làm giảm các triệu chứng nổi mẩn đỏ, chảy dịch khi mụn nước bị vỡ ra, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng cho vùng da bệnh chàm ở trẻ.

Thuốc kháng calcineurin:

Thuốc kháng calcineurin (TCL) là loại thuốc có tác dụng ức chế , ngăn chặn không cho hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức. Từ đó giảm thiểu được tình trạng nổi hồng ban và ngứa ngáy trên da. Có hai loại thuốc kháng calcineurin thường dùng chữa bệnh chàm ở trẻ em là Protopic và Elidel.

Loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như bỏng rát, kích ứng da, làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nang lông hay bệnh thủy đậu, Herpes. Vì vậy cha mẹ không nên sử dụng tùy tiện cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

4. Kiểm tra môi trường sống của trẻ

Khi trẻ bị bệnh chàm, cha mẹ nên kiểm tra lại không gian phòng ngủ, nhà ở cũng như môi trường sống xung quanh nhà để tìm kiếm và loại bỏ những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khiến cho bé bị bệnh chàm.

Kiểm soát tốt môi trường sống là cách chữa bệnh chàm ở trẻ em hiệu quả
Để chữa chàm ở trẻ em hiệu quả, cha mẹ cần kiểm tra môi trường sống và loại bỏ các yếu tố làm bé bị bệnh

Các yếu tố này có thể bao gồm:

  • Không gian sống có quá nhiều bụi bặm
  • Đồ chơi của bé
  • Khói thuốc lào, thuốc lá
  • Thú nuôi trong nhà
  • Xà phòng giặt đồ, sữa tắm hay các sản phẩm chăm sóc da cho bé
  • Trang phục bé mặc hàng ngày…
  • Chăn màn hay giường chiếu của bé ẩm ướt, dơ bẩn…

Để đảm bảo bệnh chàm ở trẻ nhanh được đẩy lùi và không còn khả năng tấn công bé trở lại các mẹ lưu ý giặt giũ chăn màn của bé thường xuyên; Quét dọn, lau chùi nhà ở hàng ngày và tuyệt đối không nuôi thú cưng trong nhà.

5. Cho bé uống thuốc kháng histamin trị bệnh chàm

Có thể nói việc đối phó với các cơn ngứa trong bệnh chàm ở trẻ em là phần khó khăn nhất mà cha mẹ cũng như các bé phải đối mặt. Để giải quyết tình trạng này, bác sĩ thường kê kèm thuốc kháng histamin dạng uống trong đơn thuốc điều trị bệnh chàm cho bé.

Các loại thuốc uống kháng histamin được sử dụng phổ biến nhất để chữa chàm cho trẻ gồm Claritin hay Zyrtec. Thuốc giúp làm giảm nhanh cơn ngứa nhưng có thể gây buồn ngủ, tiêu chảy, chóng mặt, kích động. Do vậy cha mẹ nên để ý kĩ về liều lượng, không cho bé uống quá liều bác sĩ hướng dẫn. Trong quá trình bé dùng thuốc kháng histamin, nếu thấy có tác dụng phụ nào nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết cách xử trí.

6. Xử lý bệnh chàm ở trẻ em an toàn, hiệu quả bằng thảo dược Đông y

Để an toàn hơn cho da và sức khỏe cho trẻ, nhiều mẹ lựa chọn giải pháp đến từ thảo dược Đông y. Một trong những bài thuốc thảo dược trị bệnh chàm ở trẻ em lành tính hiện nay là Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc – Đơn vị khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền hàng đầu.

Ưu điểm nổi bật nhất của bài thuốc là sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên, dược liệu sạch và chuẩn hóa GACP – WHO. Công thức bào chế đặc biệt kết hợp thuốc uống, thuốc ngâm rửa và bôi ngoài đẩy lùi bệnh chàm từ gốc, chăm sóc và bảo vệ da của trẻ. Đồng thời, đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành trực tiếp khám và gia giảm vị thuốc phù hợp với thể trạng của trẻ, an toàn, không tác dụng phụ.

Thanh bì Dưỡng can thang CHẤM DỨT ngứa ngáy, đẩy lùi bệnh chàm ở trẻ em TỪ GỐC ngay LIỆU TRÌNH ĐẦU

Ra đời sau thành công của đề tài nghiên cứu “Ứng dụng dược liệu quý trong điều trị viêm da tự miễn”, Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc trị bệnh chàm, viêm da ĐỘC QUYỀN của Trung tâm Thuốc dân tộc. Chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đã đưa tin, đánh giá cao hiệu quả bài thuốc.

Toàn bộ chương trình xem TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

Thanh bì Dưỡng can thang kế thừa hàng chục bài thuốc cổ phương, điển hình là Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông và cốt thuốc chữa viêm da của dân tộc Tày ở Tây Bắc. Dưới sự hỗ trợ của các thành tựu khoa học, nghiên cứu bài bản và chuyên sâu, Thanh bì Dưỡng can thang được hoàn thiện cả về thành phần và công thức, phù hợp với cơ địa người hiện thời. [CHI TIẾT NGUỒN GỐC BÀI THUỐC XEM TẠI ĐÂY]

Quy tụ hơn 30 vị thuốc dồi dào dược tính, khả năng SÁT KHUẨN – CHỐNG NGỨA – TÁI TẠO – MỜ SẸO tốt nhất, Thanh bì Dưỡng can thang được phối chế theo công thức “2 trong 1” với bài thuốc BÔI – NGÂM RỬA. Từ đây, triệu chứng ngứa ngáy của trẻ được đẩy lùi, các nốt mụn nước và  vùng da bong tróc dần biến mất, nhanh chóng phục hồi và tái tạo vùng da mới, xóa dần thâm sẹo và ngăn chặn tái phát bệnh chàm ở trẻ.

NÊN ĐỌC: Thanh bì Dưỡng can thang – Giải pháp an toàn tuyệt đối, “đánh bay” bệnh chàm cho trẻ

Công thức "2 trong 1" xử lý chuyên sâu bệnh chàm ở trẻ em
Công thức “2 trong 1” xử lý chuyên sâu bệnh chàm ở trẻ em

Đặc biệt, 100% dược liệu trong bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được thu hái từ hệ thống vườn thuốc Nam đạt chuẩn GACP-WHO do Trung tâm Thuốc dân tộc phát triển. Do vậy độ LÀNH TÍNH cao, không gây tác dụng phụ, đảm bảo AN TOÀN cho trẻ.

Sở hữu bảng thành phần được căn chỉnh theo TỶ LỆ VÀNG, gia giảm phù hợp với cơ địa từng trẻ, Thanh bì Dưỡng can thang xử lý TOÀN DIỆN bệnh chàm qua từng giai đoạn:

  • GIẢI ĐỘC: Dược chất thẩm thấu sâu vào lớp biểu bì, loại bỏ độc tố – căn nguyên gây bệnh chàm, làm phát sinh bong tróc, tạo điều kiện cho tế bào mới hình thành.
  • KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG: Kiểm soát triệu chứng ngứa ngáy, loại bỏ mụn nước và vùng da bong tróc, đẩy nhanh quá trình tăng sinh tế bào da, xóa mờ sẹo.
  • ỔN ĐỊNH, NÂNG CAO MIỄN DỊCH: Điều trị dự phòng, củng cố hàng rào miễn dịch cho da, ngăn chặn tái phát hiệu quả.
Hiệu quả của bài thuốc trong đẩy lùi bệnh chàm ở trẻ em
Hiệu quả của bài thuốc trong đẩy lùi bệnh chàm ở trẻ em

Thanh bì Dưỡng can thang cho tỷ lệ đẩy lùi bệnh chàm ở trẻ em thành công lên đến 95%. Trẻ không gặp tác dụng phụ, làn da được phục hồi toàn diện khi sử dụng bài thuốc. Rất đông phụ huynh đã gửi về Trung tâm Thuốc dân tộc những phản hồi tích cực.

ĐỌC NGAY: Phụ huynh và chuyên gia phản hồi hiệu quả đẩy lùi bệnh chàm ở trẻ em của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Phụ huynh nhắn tin phản hồi hiệu quả của bài thuốc

***Lưu ý: Tùy thuộc vào độ tuổi, mức độ bệnh ở mỗi trẻ Trung tâm sẽ linh hoạt gia giảm nhóm thuốc cho phù hợp. Do vậy, phụ huynh nên liên hệ trực tiếp với Trung tâm để được tư vấn chi tiết.

Cách phòng bệnh chàm ở trẻ em

Bệnh chàm ở trẻ em rất dễ tái phát sau khi đã điều trị khỏi nếu cha mẹ không có biện pháp dự phòng bệnh cho con mình. Chính vì vậy các bậc phụ huynh cần tích cực phòng ngừa bệnh cho bé bằng các biện pháp đơn giản sau:

  • Chăm sóc da bé đúng cách: Thoa kem dưỡng ẩm cho vùng da bị chàm của bé hàng ngày để da không bị khô và kích ứng. Cha mẹ cũng nên thận trọng khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cho bé. Nên chọn loại không màu, không mùi và sử dụng các sản phẩm có chiết xuất 100% từ thiên nhiên càng tốt.
  • Giữ cho da bé luôn sạch sẽ: Tắm rửa và thay quần áo cho bé hàng ngày, đặc biệt là sau khi bé chạy nhảy, chơi đùa khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi.
  • Chọn trang phục phù hợp: Quần áo được làm từ chất liệu vải tự nhiên hay cotton thường mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt rất thích hợp cho các bé bị bệnh chàm. Tránh cho bé mặc đồ len, dạ hay vải jeans dày làm làn da mỏng manh của bé bị cọ sát, tổn thương và dễ bị bệnh chàm.
  • Hạn chế cho con trẻ tiếp xúc với những thứ có thể gây dị ứng trong nhà: chẳng hạn như gấu bông, đồ chơi, chó, mèo.
  • Khuyến khích bé uống nhiều nước hơn: Nước giúp thanh lọc, bài trừ độc tố cho cơ thể nên giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh chàm ở trẻ hiệu quả. Do vậy cha mẹ nên nhắc nhở bé thường xuyên uống nước. Đối với các bé dưới 10 tuổi, lượng nước trung bình một ngày cơ thể bé cần là 100ml/kg/ngày bao gồm cả nước lọc, sữa, nước canh rau hay nước ép trái cây. Riêng các bé 10 tuổi trở nên cần uống lượng nước tương đương với người lớn ( tức 2-2,5 lít/ ngày).
  • Trong bữa ăn hàng ngày: Nên cho trẻ bị bệnh chàm ăn nhiều đồ mát như rau má, đậu xanh hay bí đao, trái cây và các loại rau xanh. Hạn chế cho bé ăn nhiều đồ ngọt, đồ mặn hay uống nước ngọt. Đối với các bé đang tập ăn dặm khi cho bé ăn bất kì thức ăn nào mới nên ít một để bé làm quen dần. Nếu bé có biểu hiện bị dị ứng với bất kì thực phẩm nào thì không nên tiếp tục cho bé ăn, đợi sau này trẻ lớn hơn một chút mới cho ăn lại.
  • Điều trị các bệnh lý liên quan: Nếu bé nhà bạn mắc một trong các bệnh lý như viêm mũi dị ứng, bệnh về gan thận hay viêm đại tràng… thì cần đưa bé đi khám để điều trị ngay. Tránh để bệnh kéo dài gây biến chứng và khiến trẻ bị chàm da.
  • Đối với các bé sống trong gia đình có cha hoặc mẹ bị bệnh chàm: Cha mẹ nên tích cực chủ động phòng ngừa bệnh cho bé ngay từ lúc mới sinh bằng cách cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, thịt bò. Đồng thời đảm bảo môi trường sống của bé luôn được trong lành, sạch sẽ.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ chi tiết nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh chàm ở trẻ em hiệu quả, an toàn nhất. Hy vọng qua nội dung trên, các bậc phụ huynh có được những kiến thức bổ ích để áp dụng vào chăm sóc sức khoẻ của trẻ. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào bố mẹ vui lòng liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn miễn phí:

CÓ THỂ MẸ CHƯA BIẾT:

Ẩn

Bệnh chàm và cách khiến bệnh “MỘT ĐI KHÓ TRỞ LẠI” từ THẢO DƯỢC

Xem ngay

Cập nhật lúc: 8:40 PM , 13/12/2021

Bình luận

Điều Trị Bệnh Chàm Ở Trẻ Em An Toàn Với Tư Vấn Từ Chuyên Gia

Bình luận

  1. Huy Hoàng Vũ Trả lời

    Mấy phương pháp dân gian có trị dứt điểm được bệnh chàm sữa ở trẻ không? Cu con nhà mình bị hết cả 2 bên má, lúc nặng còn bị chảy nước vàng nữa cơ, nhìn mà sót hết cả ruột

    1. Vũ Giang Đạt Trả lời

      Con bé con nhà tôi bị chàm sữa nặng dùng dầu dừa bôi khỏi rồi, hơn năm nay không thấy bị lại, không biết có khỏi vĩnh viễn không nhưng thấy bôi này an toàn mà giờ chưa bị lại là tôi thấy ok lắm rồi.

    2. Linh lém lỉnh Trả lời

      Bệnh này tùy người anh ạ. Hồi trước con em bị đi khám bác sĩ, họ bảo có trẻ lớn lên vẫn bị đấy. Thực ra nói là khỏi hẳn thì cũng không đúng, vì bản thân cháu bé vẫn có cơ địa dễ dị ứng hơn người bình thường, chỉ là cẩn thận hơn,mà bây giờ bé cũng chưa khỏi hẳn đâu, nhà sống cùng bà nội nen bà cũng chăm tắm với lau cho bé bằng nước trầu không lắm

    3. Vân Nguyễn Trả lời

      bạn thử chuyển qua sử dụng đông y xem sao. Tôi thấy mấy bệnh về cơ địa thế này chữa đông y hay lắm, chữa vào gốc rễ chứ không chữa ngọn như tây y.

    4. Mây lang thang Trả lời

      Bạn biết thuốc đông y nào chữa hiệu quả không cho mình biết với chứ bé nhỏ quá chả dám cho dùng thuốc tây?

    5. Tranbinhminh Trả lời

      Có thuốc thanh bì dưỡng can thang của trung tâm thuốc dân tộc đấy bạn, bé nhà mình cũng đang điều trị ở đó thấy hiệu quả rõ rệt lắm, mà lại lành tính an toàn không gây tác dụng phụ gì như thuốc tây đâu, mới gần 1 tháng mà được 70% rồi, cứ theo hết liệu trình chắc là sẽ khỏi được như mọi người, bạn nghiên cứu rồi cho con qua đó mà khám xem sao. Nếu cần đọc thêm thông tin về thuốc thì bạn vào đây mà tham khảo nha:
      https://vhea.org.vn/thanh-bi-duong-can-thang-chua-benh-cham-eczema-co-tot-khong-23344.html

  2. Thảo Trả lời

    Không biết tỷ lệ chàm sữa ở trẻ con lag bao nhiêu nhỉ và chữa khỏi được hết không ạ? Gần đây con gái tôi có rất nhiều nốt nhỏ li ti nổi trân mặt như nốt rôm xảy ấy, mặt đỏ ửng kèm đó là tay lúc nào đưa lên gãi hoặc cầm tay người lớn xoa vào má. Tôi nghĩ con bị chàm nhưng chưa chắc, ai có kinh nghiêm giúp tôi

    1. Tờ rinh Trả lời

      Chị thử xem lại thức ăn cho bé có đồ nào dễ gây dị ứng không và khi ăn thì phải giữ vệ sinh sạch sẽ không dễ gây viêm da lắm.

    2. Thụy Điển Nguyễn Trả lời

      có con bị thế thì phải cho con đi khám luôn di mà đưa đến viện da liễu ấy nhé cho đúng chứ mấy thầy ngoài là linh tinh lắm

    3. Phạm Thị Trang Trả lời

      Em thấy nhiều mẹ dùng kem Sudocrem này để bôi cho con phết, thấy cũng giảm nhanh lắm, mềm da mà bớt ngứa hơn, nhưng chỉ nhẹ thì dùng được còn bị nặng thì chắc là không khỏi được đâu, phải kết hượp thêm các phương pháp khác thì mới dứt điểm được bệnh, nên cứ mua về mà dùng thử xem sao.

  3. Thanh Nhàn Trả lời

    Mình có con bị chàm sữa thì thấy bà nội lấy là sài đấy rửa sạch rồi đun tắm hàng ngày, sau đấy dùng kem lucas đỏ bôi cho cháu thấy giảm đi nhiều lắm

    1. Ngụy quân tử Trả lời

      Cái này dễ nhầm với viêm da lắm đấy nhé nên không đúng thuốc là không khỏi được đâu, giờ chị cho con đi kiểm tra xem bác sỹ kết luận thế nào rồi mới có hướng điều trị được. Còn nếu con mà bị chàm thì cứ vô tư cho con dùng đông y nhé, con mình kiên trì dùng hơn 2 tháng là hết mà quan trọng nhất là không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con cả

    2. Quân Luyến Trả lời

      Tôi ở Hải Phòng muốn cho con đi khám thì làm thế nào ạ? Có ai biết ở Hải Phòng có phòng khám đông y nào chữa bệnh này tốt không?

    3. Baby kute Trả lời

      Phòng khám đông y mà nổi tiếng chữa về bệnh da liễu thì có bên trung tâm thuốc dân tộc này đấy anh, còn em cũng đang dùng thuốc ở đây này. Nhưng ở HP thì không có phòng khám nào của bên này ả. Anh ở HP chắc anh đến cơ sở Hà Nội là gần nhất đó, anh xem có thu xếp đưa cháu nhà anh đến khám ở đây được không. Xa thế cứ đặt lịch cho chắc anh ạ, địa chỉ này này: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định – SĐT, Zalo: (024) 7109 6699 – 0983 059 582

  4. Nguyễn Kim quỳnh Trả lời

    Cu nhà em dùng kem có corticoid tưởng khỏi hẳn thế mà lại bị lại như ban đầu! Không hiểu nổi, mà thời tiết đang nóng ẩm chứ có khô lạnh gì đâu nhưng má bé rất khô và có vẩy trắng nhỏ. Bây giờ có người cứ bảo dùng kem có ít Corticoid là khỏi ngay mà em cứ rén rén không dám cho dùng

    1. Anh1900 Trả lời

      Mình nghĩ da trẻ con thì tốt nhất vẫn không nên bôi thuốc có corticoid , Đến da người lớn bôi còn kích ứng, sạm da teo da nữa là da nhạy cảm của các cháu. Dùng các bài thuốc dân gian hay là thuốc nam đông y thì hơn. Đừng vì cái nhanh trước mắt mà hại da con

    2. Xăm Lốp Hưng Yên Trả lời

      Tớ toàn dùng thấy cũng ổn mà có sao đâu còn hơn thấy con mặt mũi xấu xí khó chịu. Mỗi tội dùng lâu dài thì không được và nhờn thuốc thôi.

    3. Huy Nguyễn Trả lời

      Tốt nhất dùng thuốc tây y không hiệu quả bạn chuyển hẳn qua đông y mà điều trị cho con, vùa an toàn lại hiệu quả

    4. Vùng trời bình yên Trả lời

      Ừ chuẩn đấy trẻ con thì đừng cho dùng nhiều thuốc linh tinh, dùng thuốc gì phải rõ nguồn gốc xuất xứ và an toàn chứ không để xảy ra nhiều biến chứng lại khổ, da trẻ con nó nhạy cảm dùng cái đấy sau nó mòn da, mỏng da sau hơi tý là lại bị dị ứng đấy, đừng dại. Với quan trọng là phải đi khám, đừng có chủ quan ra hiệu thuốc kể bệnh 1 tý rồi họ bán cho cái gì dùng cái đấy, mấy ng ở quầy thuốc họ không nắm được hết bệnh đâu

  5. Trà Vệch Trả lời

    Có ai nghe đến trung tâm thuốc dân tộc chưa? Đã từng chữa trị thì càng tốt ạ, chia sẻ cho em và mọi người về thuốc ở đây đi ạ để em đưa con đến khám. Em vừa xem được trên vtv2 chương trình sức khỏe thấy giới thiệu thuốc của bên này chữa viêm da, cơ mà không thấy nói gì đến chữa chàm cho trẻ em nên không rõ thuốc này dùng ok không nữa

    1. Đông y chắc tùy bệnh thôi nhưng trẻ con đông y chắc dùng yên tâm hơn

    2. Quảng Trả lời

      thuốc dùng oki bạn ạ. Con mình bị chàm pahir nói là rất nặng, mình ở quê nên cung xkhoong có điều kiện ra viện lớn khám chỉ đưa con đến phòng khám gần nhà thôi và được cho thuốc gì mà bác sỹ pha riêng ra để về bôi cho con, không nhìn thấy bất cứ thành phần gì. Về nahf bôi cho con mới được 3,4 ngày gi đó thôi thấy cũng đỡ đi nhiều lắm tưởng mình tìm đúngthuốc rồi nhưng không sau 1 tuần các vết chàm của con mình bung ra và lan rộng, nhiều chỗ còn phồng rộp cả lên, con kêu ngứa mà mình xót hết cả ruột. Sau đấy mình không tin vào mấy thuốc đó nữa mình lên mạng mày mò và được biết thuốc đông y rất tốt trong việc điều trị bênh của con mình, cũng xem được chương trình vtv2 giới thiệu về thuốc thanh bì dưỡng can thang của bên thuốc dân tộc như bạn ấy, chương trình có cả bác sĩ Lan bên viện y cổ truyền trung ương hồi trước ấy nên mình thấy thuốc này chắc dùng ok. Mình có gọi điện xin nối máy với bác sĩ Lan nhờ bác sĩ tư vấn cho bệnh của con mình rồi đặt mua onlne hơn 2 ngày là nhận được rồi. Được biết đông y dùng lâu mới có hiệu quả nen mình cũng kiên trì dùng thuốc cho con. Được tháng thì các vết chàm của con thu nhỏ lại và khô dần, các vảy bứt đầu bong và lên da non. Dùng hết 3 tháng chân tay của con đã đẹp đẽ trở lại rồi, bây giwof cũng không tái lại nữa.Cảm ơn Trung tâm vô cùng luôn. Bé nhà bạn bị như vậy thì rất nên dùng thuốc bên này ấy, bạn mà có ở gần thì đưa con qua tận nơi mà khám, mình mà ở gần thì mình cũng đưa con đến khám tận nơi ấy

    3. Phan Văn Luật Trả lời

      Ở đây có Bác sỹ Lan nổi tiếng lắm, bao nhiêu năm làm trong viện y học cổ truyền nay lại làm ở đây nên rất yên tâm về tay nghề của bác

    4. giang Minh Trả lời

      Bác sĩ Lan ở cơ sở nào vậy, tôi ở Hồ Chí Minh có khám được không?

    5. Thoa Vân Trả lời

      Bác sĩ Lan ở cơ sở ngoài Hà Nội em à, muốn khám thì phải khám ở ngoài ý, mà em ở trong HCM thì qua cơ sở Hoa Lan mà khám ở đó có bác sĩ Tùng đó, các bác sĩ đều giỏi hết mà khám ai cũng vậy quan trọng là bài thuốc tốt nữa nên em cứ qua đó mà khám, trung tâm này toàn mời các bác sĩ giỏi về làm thôi nên yên tâm nhé.

    6. Bạch Linh Trả lời

      Chị mà muốn khám bác sĩ Lan ở xa không qua được thì có thể gọi điện cho bác sĩ, rồi chụp hình ảnh bị bệnh gửi qua mạng cho bác sĩ để bac sĩ xem cho rồi tư vấn kê thuốc gửi về tận nhà cho, tiện lắm, đỡ phải qua mà hiệu quả vẫn rất tốt, em cũng thế á chị, em có số của bác sĩ này, chị có cần thì em để lại số ở đây luôn nhé 0983 059 582
      .

  6. Nguyễn Văn ca Trả lời

    Không biết dùng thuốc này có ảnh hưởng đến da của bé không vậy? vì như thế mà em chảng dùng gì cho con cả chỉ tắm lá hàng ngày thôi

    1. Quỳnh Linh Trả lời

      Ở đây thuốc hoàn toàn yên tâm bạn ạ, nói là thuốc chứ cũng toàn các vị lành tính kết hợp vào thôi nên trẻ con hay người lớn cũng không ảnh hưởng gì. Mà thuốc lại được tự trồng tự sản xuất ở vườn thuốc của bên họ chứ không phải nhập từ trung quốc đâu, cộng với bác sỹ giỏi nên không có gì phải lo lắng. Mình kỹ tính nên cũng tìm hiểu hết rồi mới đưa con qua bên này khám lấy thuốc đấy bạn, bé nhà mình dùng được hơn 2 tuần nay thấy da cũng đỡ hơn kha khá rồi đó, trộm vía quá. Bạn cần thêm thông tin nữa thì có thể đọc thêm bài này thử xem nhé http://www.tapchiyhoccotruyen.com/trung-tam-thuoc-dan-toc-noi-hoi-tu-cua-nhung-thay-thuoc-uu-tu-hang-dau.html

    2. Trần Văn Bảo Trả lời

      Thuốc giá thành có cao không? tôi tốn nhiều tiền thuốc quá rồi, hỏi trước có gì còn chuẩn bị

    3. Quyên Trả lời

      Giá ở đây ok lắm bạn, 1 lọ có đâu hươn 5 trăm thôi mà dùng được cả tháng ấy mà hiệu quả tốt lắm

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *