Bệnh viêm da cơ địa có lây không qua tư vấn BS Đỗ Minh Tuấn

Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da khá phổ biến. Và thắc mắc đặt ra là viêm da cơ địa có lây không? Có nó phổ biến là do nó có thể lây từ người này sang người khác hay không?

Bệnh viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là một tình trạng viêm da khá phổ biến. Nó có thể phổ biến ở trẻ em và cả người lớn. Viêm da cơ địa có thể kéo dài và bùng phát theo định kỳ. Nó có thể kèm theo triệu chứng hen suyễn và sốt.

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị viêm da cơ địa. Các phương pháp điều trị chủ yếu là hạn chế sự bùng phát và giảm ngứa. Viêm đa cơ địa ngày càng phổ biến và khó kiểm soát. Trong thực tế, có rất nhiều người bệnh viêm da cơ địa là người thân trong gia đình. Vậy viêm da cơ địa có lây không?

Có phải do bệnh có tính chất “bắt cầu” nên nhiều người trong gia đình mới cũng mắc bệnh? Hãy tham khảo vấn đề viêm da cơ địa có lây không ở phần bên dưới. Hãy trang bị thông tin chính xác nhất cho bản thân để có cách chăm sóc và đề phòng bệnh.

Viêm da cơ địa có lây không?

Viêm da cơ địa có lây không là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc. Hiện tại chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra các nguyên nhân chính xác gây ra viêm da cơ địa. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng viêm da cơ địa có thể lây từ người này sang người khác. Do nhiều người trong gia đình cùng mắc bệnh.

Vậy, viêm da cơ địa có lây không? Câu trả lời là Không. Viêm da cơ địa không lây nhiễm.

Để giải thích cho việc nhiều người trong gia đình cùng bị viêm da cơ địa, các chuyên gia cho rằng là do di truyền. Một số nghiên cứu chỉ ra viêm da cơ địa có thể di truyền. Nếu bạn có cha hoặc mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa thì con cái sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh khác cao.

Mặc dù nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa là không xác định. Nhưng nó không lây nhiễm. Do đó, bạn không cần lo lắng sẽ lây cho người khác. Hoặc bị lây viêm da cơ địa từ người thân hoặc bạn bè.

Nguyên nhân và các yếu tố gây nên viêm da cơ địa

Như đã nói ở trên, nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa là không xác định. Tuy nhiên, để giải thích cho thắc mắc viêm da cơ địa có lây không, bạn nên tìm hiểu về tác nhân gây ra bệnh.

 

Viêm da cơ địa là do sự hiện diện của quá nhiều tế bào viêm da trong cơ thể. Ngoài ra, có nhiều bằng chứng cho thấy những ai mắc bệnh viêm da cơ địa có một số tổn thương ở biểu bì da. Bởi về các tế bào bảo vệ đã thay đổi nên da khô hơn, dễ bị mất nước. Điều này làm da dễ bị kích thích và phát ban, ngứa, đỏ.

Ngoài nguyên nhân di truyền như đã nói trên thì viêm da cơ địa cũng có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều yếu tố được cho là có thể làm bùng phát viêm da cơ địa và khiến nó trầm trọng hơn.

Các nguyên nhân thường gây ra viêm da cơ địa bao gồm:

  • Tắm nước quá nóng.
  • Người đổ nhiều mồ hôi.
  • Môi trường sống ô nhiễm, quá khắc nghiệt, quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Sử dụng xà phòng và các chất tẩy rửa quá mạnh.
  • Dị ứng môi trường, phấn hoa, cát, bụi, khói.

Một số yếu tố nguy cơ khác có thể gây nên viêm da cơ địa bao gồm tiền sử bệnh tật của bản thân. Nếu bạn từng bị huyễn suyễn, bệnh chàm hoặc dị ứng thì khả năng mắc bệnh khá cao. Một số trẻ em thì khả năng cao là do dị ứng thực phẩm.

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm da cơ địa, tuy nhiên chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Do đó, bạn cần nhận biết các triệu chứng của viêm da cơ địa để có biện pháp điều trị sớm nhất.

Triệu chứng của viêm da cơ địa

Các triệu chứng của viêm da cơ đại phổ biến là da khô, ngứa da và phát ban đỏ. Viêm da cơ địa có thể có các triệu chứng không giống nhau giữa các cá nhân. Và cũng biểu hiện khác nhau giữa người lớn và trẻ em.

 

Do đó, bạn nên tham khảo các dấu hiệu viêm da cơ địa ở cả người lớn và trẻ nhỏ để có biện pháp khắc phục tốt nhất.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn, bao gồm:

  • Phát ban ở các nếp nhăn ở khuỷu tay, đầu gối hoặc cả hai.
  • Các mảng da có vảy ở vị trí phát ban.
  • Da dày và cực kỳ khô hoặc có vảy.
  • Phát ban trên cổ và mặt, đặc biệt là xung quanh mắt.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh:

  • Da khô, ngứa, có vẩy.
  • Phát ban trên má hoặc trên đầu.
  • Nơi phát ban có thể bong tróc.
  • Trẻ thường xuyên khóc do khó chịu và ngứa ngáy.

Các triệu chứng viêm da cơ địa thường gây ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh. Lúc này, người bệnh có xu hướng gãi, tuy nhiên đây là điều không được khuyến khích. Gãi sẽ gây tổn thương da và các vết xước gây nhiễm trùng.

Thông tin quan trọng bạn nên biết: Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ nên làm gì?

Cách phòng ngừa viêm da cơ địa

Mặc dù viêm da cơ địa không lây nhiễm, nhưng nó vẫn là căn bệnh ngoài da phổ biến. Do đó, bạn cần có biện pháp đề phòng bệnh. Một số lời khuyên có thể giúp ngăn ngừa viêm da cơ địa, giúp bạn hạn chế tối đa việc bệnh tái phát.

Một số việc bạn có thể làm để phòng ngừa viêm da vơ địa, bao gồm:

  • Dưỡng ẩm da của bạn ít nhất là 2 lần một ngày. Các loại kem và thuốc mỡ dưỡng da có độ ẩm khá cao. Do đó, hãy chọn sản phẩm phù hợp với làn da của bạn. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm dầu và kem dưỡng da cho em bé để hạn chế tác dụng phụ.
  • Hãy tránh các yếu tố kích thích và xác định các yếu tố làm bệnh thêm trầm trọng. Những điều này có thể khiến da của bạn nhạy cảm và khiến viêm da cơ địa bộc phát. Những yếu tố kích thích bao gồm mồ hôi, căng thẳng, béo phì, xà phòng, phấn hoa và thức ăn.
  • Rút ngắn thời gian tắm. Hạn chế tắm bồn hoặc vòi sen quá lâu. Thời gian tắm thích hợp là 15 đến 20 phút. Và hãy sử dụng nước ấm thay vì nước quá nóng.
  • Chỉ sử dụng xà phòng dịu nhẹ. Các loại xà phòng kháng khuẩn và có mùi thơm chỉ làm cho da của bạn khô hơn. Do đó, sẽ làm các triệu chứng viêm da cơ địa thêm trầm trọng.
  • Lau khô cơ thể cẩn thận sau khi tắm. Thấm nước bằng khăn mềm, khô và thoa kem dưỡng ẩm ngay sau đó để bảo vệ da. Hãy thoa kem khi da vẫn còn ẩm để có tác dụng tốt nhất.

Bằng các yếu tố kích thích và chăm sóc da tốt, bạn có thể khắc phục viêm da cơ địa. Bạn cũng có thể hạn chế tối đa tái phát nếu có kế hoạch chăm sóc da đúng đắn. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng ngày càng trầm trọng, hãy liên hệ với bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm: Người bị viêm da cơ địa nên ăn gì, kiêng gì giúp trị bệnh?

Cập nhật lúc: 12:13 PM , 15/09/2021

Bình luận

Bệnh viêm da cơ địa có lây không qua tư vấn BS Đỗ Minh Tuấn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *