Xin chào các anh chị, em tên là Khế. Nói tới khế, chắc nhiều anh chị, cô bác nhận ra khế là loại trái cây rất quen thuộc, tuy nhiên lá của khế còn là một vị thuốc trị bệnh mề đay rất nhanh khỏi nữa đó.
Có lẽ nói về bệnh mề đay thì có rất nhiều anh, chị, cô, bác cảm thấy phiền lòng, tại vì bệnh này đeo bám dai dẳng mà còn dễ tái phát, chữa mãi không khỏi. Tuy nhiên, hôm nay đã có khế em ở đây rồi thì mọi người khỏi lo. Hãy xem khế làm thế nào để chữa bệnh mề đay ở dưới đây nhé.
I. Công dụng của lá khế trong chữa bệnh mề đay
Đầu tiên, chúng ta cùng nhau xem bệnh mề đay là gì đã nhé, để phòng khi các anh chị lại nhầm bệnh mề đay với các triệu chứng bệnh khác thì nguy to.
Mề đay là một bệnh lý ngoài da do các nguyên nhân dị ứng gây nên. Đặc trưng của bệnh này là nổi lên những mảng đỏ phù nề, có kích thước to nhỏ khác nhau.
Mề đay, mẩn ngứa có thể nổi lên vào buổi sáng sớm ngay sau khi ngủ dây, và có thể lặn đi vào buổi chiều và cứ lặp lại y như vậy. Đặc điểm của bệnh mề đay thường là xuất hiện theo từng cơn, mỗi cơn kéo dài khoảng vài giờ, nhưng không kéo dài quá 24 giờ. Nếu bệnh kéo dài trong vài tuần thì gọi là mề đay cấp tính, còn nếu bệnh kéo dài hơn 6 tuần thì là mề đay mãn tính.
Về nguyên nhân của bệnh này theo hiểu biết của Khế thì có thể do anh, chị, cô,bác bị dị ứng với thời tiết, lông động vật, thức ăn, hay côn trùng,…Bệnh này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường nhất là các chị, các cô hay mắc phải bệnh này, vì cơ thể các chị khá nhạy cảm với những tác động bên ngoài. Nghe nói có đến 20% dân số mắc phải căn bệnh mề đay đấy ạ.
Hiện tượng nổi mề đay thường xuất hiện khi giao mùa, thời điểm mà trời đang nóng bỗng đổ cơn mưa đấy ạ, hoặc do mình đi du lịch ăn những thức ăn lạ, gây ngứa ngáy, kèm theo khó chịu còn gây mất thẩm mỹ nữa chứ.
Nếu anh chị, cô bác nào mắc bệnh này thì nên tìm hiểu để chữa bệnh tận gốc chứ không thể trị bệnh qua triệu chứng được. Vì đó là cách chữa tạm bợ, không thể dài lâu. Nếu không trị bệnh tận gốc thì bệnh sẽ tái phát lại nhiều lần, gây bất tiện và ảnh hưởng nhiều đến đời sống của mình nữa ạ.
Khế em không chỉ có trái ăn chua chua ngọt ngọt kích thích vị giác đâu ạ. Khế em còn có màu hoa tím xinh lung linh, say đắm lòng người mỗi khi nở rộ nữa, mà đặc biệt là lá của em còn được dùng như một loại dược liệu để chữa khá nhiều bệnh, nhất là bệnh mề đay mà chúng ta đang nói đến đây nè.
Trải qua trăm ngàn năm thì việc dùng lá của khế để chữa bệnh mề đay vẫn được lưu truyền và cho kết quả rất tốt, được nhiều người áp dụng điều trị các bệnh liên quan đến mề đay, mẩn ngứa, mụn nước, phát ban, giúp giảm nhanh các triệu chứng của bện nhanh chóng.
Người ta còn gọi khế là ngũ liễm, khế thuộc họ me, em được một thấy thuốc người Ả Rập phát hiện ra là loại thảo dược chữa được rất nhiều bệnh. Ông thầy thuốc này nói rằng “Lá khế dùng trộn với hồ tiêu để làm ra mồ hôi, đắp lên người để chữa các bệnh liên quan đến bệnh ngứa, chữa ho, đau xương khớp, ung nhọt, phù thũng,…
Theo Đông y, lá khế có vị chát lạnh ạ, tác dụng của lá khế là tán nhiệt, lợi tiểu tiện, dùng chữa lở ngứa, ung nhọt do huyết nhiệt nên nếu anh, chị, cô, bác nào lỡ bị bệnh này mà không có nhiều thời gian đi bác sỹ hay không muốn dùng thuốc tây thì hãy xem phần dưới đây để biết làm như thế nào chữa bệnh mề đay bằng lá khế nhé.
Thông tin thêm: Những nguyên nhân nổi mề đay phổ biến cần biết
II. Hướng dẫn cách chữa mề đay bằng lá khế
Bệnh mề đay cứ mỗi lần mà thay đổi thời tiết hay trời trở gió thì lại bị tái phát đùng không ạ? Đừng lo, kể từ bây giờ đã có Khế, lá của Khế có thể giúp được anh, chị, cô, bác đấy. Khi mà có dấu hiệu ngứa thì hãy tới lá khế nhé.
#1. Chữa nổi mề đay bằng lá khế sao nóng
Với cách này, tất cả những gì mà anh, chị, cô, bác cần chính là một nắm lá khế, lá già hay non gì cũng được ạ. Không cần thêm bất cứ một nguyên liệu hay loại thuốc nào khác, chỉ cần “lá khế” em đây là đủ rồi ạ.
Anh chị, cô bác đi ra ngoài đầu ngõ hay chỗ nào mà có Khế em đang trú ngụ hái một nắm lá khế, sau đó mang đi vệ sinh sạch sẽ, bởi vì có khi em được trồng ngoài đường, xe cộ qua lại nhiều khói bụi sẽ bẩn lắm ạ, hoặc có khi côn trùng bám vào em, đẻ trứng nên tốt nhất là hãy ngâm lá khế 5 phút trong nước muối pha loãng nha.
Sau đó hãy để lá khế ráo nước có thể phơi lá khế dưới nắng cũng được để lá khế nhanh khô hơn ạ. Sau khi lá khế khô thì bỏ vào chão nóng, đảo lá thật đều tay, đến khi tất cả các lá quắt lại vào nhau là được ạ.
Canh sao cho lúc lá khế vẫn còn nóng thì lấy lá khế chà lên vùng da bị bệnh mề đay, làm như vậy có thể giúp hiện tượng bệnh lặn nhanh hơn và không còn cảm thấy ngứa ngáy nhiều nữa.
Nhưng mà đừng vì vội vàng mà đắp lá khế khi còn quá nóng nha, vì có thể bị bỏng da đấy ạ, nên để lá khế nguội bớt rồi hãy chà lên da, nếu bị phỏng có thể dẫn đến nhiễm trùng, làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Khi chà lá khế thì cũng chà nhẹ tay thôi ạ, chà mạnh quá sẽ dễ bị trầy da, không nên vì “đã ngứa” mà chà mạnh tay đâu nha.
#2. Chữa nổi mề đay bằng tắm nước lá khế
Theo dân gian thì bệnh mề đay phải kỵ nước và gió. Tuy nhiên, kỵ ở đây là không được phơi gió, ngâm mình trong nước chứ không phải không đi tắm luôn nha mọi người, nhưng mà mình sẽ không tắm bằng nước quá lạnh hay quá nóng cũng như không dùng các loại xà phòng, sữa tắm chứa hóa chất tẩy rửa mạnh.
Thay vào đó thì hãy nấu nước lá khế em nè, dùng để tắm giúp chữa trị bệnh mề đay nhanh chóng hơn. Theo như bác Nguyễn Văn Minh, thầy thuốc trong làng em, có lần dắt một người mắc bệnh mề đay tới đây vừa hái lá khế vừa nói rằng, lấy lá khế tươi, lượng vừa phải, nấu nước tắm hoặc ngâm mình sẽ trị được bệnh mề đay, mẩn ngứa rất nhanh khỏi, sẽ không còn cảm thấy ngứa hay khó chịu nữa.
Xem thêm chi tiết: Chữa mề đay bằng lá khế
# Cách 1: Tắm 1 mình nước lá khế trị mề đay
Những nguyên liệu cần thiết là khoảng 200 gram lá khế tươi, nửa thìa cà phê muối, một cái nồi đun và 3 lít nước.
Cách nấu như sau, lá khế sau khi hái mang về thì rửa sạch, cho lá khế cùng nửa thì cà phê muối vào nồi, đổ thêm 3 lít nước rồi đun sôi trong 5 phút, nhớ là để lửa nhỏ thôi nha, để chất thuốc trong lá Khế em còn tiết ra hết nha.
Khi dùng tắm thì pha nước lá khế với nước lạnh sao cho vừa đủ tắm như bình thường là được. Trong khi tắm có thể lấy bã lá khế chà nhẹ nhàng lên vùng da bệnh hay chỗ nào ngứa nhiều nha. Việc này làm giảm cơn ngứa rất nhanh luôn nha mấy anh chị, cô bác ơi.
Nghe bác thầy thuốc nói, tắm chừng 4, 5 lần là hết bệnh luôn đó nha, mà còn không sợ bệnh mề đay quay lại nữa.
# Cách 2: Tắm lá khế và một số dược liệu khác để trị nổi mề đay
Thầy Nguyễn Văn Minh còn nói nếu như muốn hết bệnh nhanh nữa thì có thể nấu kết hợp lá khế và lá long não và lá thanh hao để nấu nước tắm. Ngoài tác dụng chữa bệnh nhanh, mẹo này còn có thể giúp thư giãn, giúp cơ thể thoát khỏi bãi hoãi, mệt mỏi.
Nghe nói, cây long não là một cây thuốc quý dạng gỗ, cao 10 m đến 15 m. Lá đơn nguyên, mạt trên xanh, mặt dưới nhạt màu hơn, lá có cuống dài, mọc so le. Tác dụng chủ yếu của long não là làm hưng phấn trung khu thần kinh, tăng cường hô hấp và tuần hoàn. Còn khi bôi vào da có thể kích thích và diệt khuẩn, có cảm giác tê mát, thoải mái.
Còn thanh hao lại là loại cây sống lâu năm, thường mọc hoang thành từng đám, ở vùng đồi núi hoặc ven sông suối. Cây cao từ 1,5 m đến 2 m. Lá xẻ lông chim hình phiến quạt, phủ một lớp lông mềm bên trên, có mùi thơm dịu.
Tác dụng chính của cây thanh hao là giết nguyên trùng số rét trong hồng cầu, hạ nhiệt và ức chế tế bào nấm ngoài da. Chất tinh dầu có thể giúp cơ thể thoải mái, thư giãn đầu óc, lá thanh hao còn có thể chống được muỗi nếu được dùng bôi ngoài da.
Còn lá Khế em có tác dụng gì thì chắc cũng không cần nhắc lại đâu ha. Với những công dụng chính là kháng viêm, gây ức chế sự phát triển của nấm thì sự kết hợp của ba tụi em chính là bài thuốc tốt nhất để chữa bệnh mề đay rồi.
Lần này cần chuẩn bị cầu kỳ hơn một chút, anh chị cô ác cần có lá khế nè, lá long não và lá thanh hao nữa, phân lượng mỗi thứ bằng nhau nha.
Sau khi có nguyên liệu rồi thì cần rửa sạch bụi bẩn hay côn trùng bám trên tụi em nha, sau đó cho hết tất cả vào một cái nồi to, cho thêm 5 lít nước đun nhỏ lửa trong 5 phút nha để tinh chất trong tụi em tiết ra hết.
Khi dùng tắm thì pha với nước lạnh sao cho vừa tắm như bình thường là được, có thể lấy phần lá để chà xát lên vùng da nổi mề đay để giảm cơn ngứa và nhanh khỏi bệnh nha.
Có thể bạn muốn biết: Bệnh mề đay có tắm được không?
#3. Uống nước lá khế trị nổi mề đay
Ngoài việc tắm bên ngoài thì lá Khế em còn có thể dùng để uống trong cũng rất tốt nha, ngoài công dụng chữa bệnh mề đay ra còn có thể long đờm, chữa ho rất tốt đấy ạ.
Để nấu uống thì anh chị cô bác có thể dùng phần thân hay lá khế đều được. Anh chị chặt một cành cây khế, hái một nắm lá khế mang về nhà rửa sạch, cắt phần thân cây thành khúc nhỏ, đoạn dài từ 2 cm đến 5 cm nha.
Phơi tụi em ráo nước rồi cho phần thân vào chảo sao trước lửa vừa phải nha, sau khi thấy phần thân hơi vàng, nghe mùi thơm bốc lên thì cho phần lá vào sao chung cho đến khi lá héo vàng quắt lại hết vào nhau thì dừng, cất vào lọ thủy tinh để dùng dần.
Khi dùng chữa bệnh thì hãm với nước sôi uống như trà vậy ạ, tuy nhiên mùi vị không ngon lắm đâu, có phần hơi khó uống đấy ạ. Có nhiều cô uống vào thì nhăn mặt, phun ra ngay luôn ạ nhưng mà tác dụng rất tốt nên anh chị cô bác ráng kiên trì và chịu đựng lâu dần sẽ thấy quen và uống thay nước trà được luôn đó.
Em khuyên là mọi người nên kết hợp cả biện pháp uống trong và điều trị bên ngoài để đạt hiệu quả cao nhất trong việc chữa mề đay bằng lá khế nha.
III. Lưu ý khi trị nổi mề đay bằng lá khế
Tuy lá khế rất tốt nhưng mà dùng thuốc gì cũng vậy, có một vài lưu ý khi dùng lá khế để chữa bệnh mề đay, anh chị cô bác nhớ lưu ý để chữa bệnh nhanh khỏi và không tái phát lại nha.
- Lá khế thường có rất nhiều sâu bọ bám vào bên trên, nên nếu không chú ý có thể hái phải phần lá có sâu bọ hay côn trùng. Vì vậy khi hái lá cần quan sát kỹ mặt trên và cả mặt dưới lá để không hái nhầm lá nhiều sâu bọ làm bệnh tình nặng thêm.
- Nên thử trước trên một vùng da nhỏ để xem có phản ứng gì khác thường không rồi mới dùng tắm để trị bệnh. Nếu có dị ứng hay khó chịu gì thì tốt nhất nên thôi, không dùng cách này để chữa bệnh ạ.
- Trong lúc dùng lá khế để chữa bệnh mề đay thì không nên dùng thêm bất cứ một loại thuốc nào khác vì có thể gây phẩn ứng giữa hai loại thuốc, không những không chữa được bệnh mà còn gây ra nhiều bệnh phiền toái hơn.
- Khi dùng lá khế trị mề đay cho trẻ em thì không nên lấy lá khế chà xát lên da bé, vì da bé khá mong manh, chà như vậy có thể làm da bé bị trầy xước. Ngoài ra không tắm nước lá khế cho trẻ em nhiều lần, vì có thể làm xỉn màu da của bé.
Tóm lại, lá khế là một nguyên liệu mà anh, chị, cô, bác có thể tìm được ở bất cứ đâu, không gây tác dụng phụ, an toàn lại tiết kiệm nữa nên việc dùng lá khế để chữa bệnh mề đay là một phương pháp mà mọi người có thể tham khảo ngay khi phát bệnh.
Xem thêm: Bài thuốc chữa mề đay bằng đông y
Giải pháp chữa mề đay hiệu quả toàn diện từ Đông y
Các chuyên gia da liễu cho biết, sử dụng lá khế chỉ là giải pháp tạm thời giảm thiểu triệu chứng bệnh mề đay khi mới tái phát. Để điều trị bệnh hiệu quả tận gốc, tránh tái phát người bệnh nên sử dụng bài thuốc thảo dược từ Đông y đã được Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc nghiên cứu kỹ lưỡng và bài bản.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc được biết đến là đơn vị hàng đầu trong trị liệu bệnh da liễu từ Đông y. Bài thuốc Tiêu ban giải độc thang chữa mề đay của Trung tâm là thành tựu nổi bật của quá trình nghiên cứu lâu dài. Với sự kết hợp của 2 bài thuốc nhỏ: Bình can hoàn và Giải độc hoàn, Tiêu ban giải độc thang có tác động toàn diện, đánh bay bệnh mề đay từ gốc tới ngọn.
>> Click xem ngay để biết thêm thông tin chi tiết về bài thuốc Đông y bí truyền chữa bệnh mề đay
Bài thuốc Tiêu ban giải độc thang hiện nay đang được các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc áp dụng điều trị bệnh mề đay cho nhiều bệnh nhân đạt kết quả rất tốt. Thực tế có tới hơn 90% bệnh nhân khỏi bệnh chỉ sau 2 – 3 liệu trình điều trị Tiêu ban giải độc thang. Đặc biệt, không có ghi nhận về tác dụng phụ của thuốc, và không tái phát bệnh sau 2 năm điều trị.
Bệnh nhân có thể liên hệ ngay tới Trung tâm Thuốc dân tộc để được các bác sĩ thăm khám, tư vấn lộ trình điều trị mề đay bằng Tiêu ban giải độc thang tốt nhất.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Hà Nội: B31 Ngõ 70 – Nguyễn Thị Định – Q.Thanh Xuân – Hà Nội. ĐT, Zalo: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
TPHCM: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận. ĐT: (028) 7109 6699 – 0932 064 179
Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long. ĐT, Zalo: 0972606773
Website: thuocdantoc.org/ Fanpage: Trung tâm Thuốc dân tộc
Khế – BTV Lâm Vũ Linh
Thông tin chia sẻ thêm: Cách trị bệnh mề đay mẩn ngứa hay nhất được bác sỹ da liễu chia sẻ.
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!