Viêm da cơ địa ở trẻ em cũng phổ biến tương tự như viêm da cơ địa ở người trưởng thành. Theo thống kê, viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng từ 15% đến 20% trẻ em. Nó thường sẽ được cải thiện khi trẻ lớn lên nhưng một số khác lại không.
Nguyên nhân viêm da cơ ở bé
Trẻ em mắc bệnh viêm da cơ địa thông thường đều có làn da nhạy cảm và dễ bị kích thích bởi mồ hôi. Quá nóng, quần áo thô kệch và một số loại xà phòng cũng khiến bé bệnh viêm da cơ địa.
Ngoài ra, trẻ em bị viêm da cơ địa có thể là do dị ứng thực phẩm mà ra. Một số khác lại có nguyên nhân từ thú nuôi trong nhà, bọ, ve, phấn hoa và cỏ. Mặc dù không rõ những dị ứng này có thể gây ra viêm da cơ địa cho trẻ hay không. Tuy nhiên, ở hầu hết trẻ viêm da cơ địa đều có tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Bên cạnh đó, viêm da cơ địa được cho là có liên quan đến di truyền. Nếu bé có cha hoặc mẹ mắc bệnh viêm da cơ địa thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn. Hoặc nếu bé hoặc cha mẹ có tiền sử mắc các bệnh hư huyễn suyễn, đây cũng là nguyên nhân gây viêm da cơ địa cho bé.
Trong hầu hết trường hợp viêm da cơ địa ở trẻ em, xác định nguyên nhân sẽ dễ dàng hơn trong cách điều trị và phòng ngừa. Bên cạnh đó, nhận biết triệu chứng viêm da cơ địa chính là chìa khóa để điều trị kịp lúc.
Thông tin quan trọng: Bệnh viêm da cơ địa có lây không qua tư vấn BS Đỗ Minh Tuấn
Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em
Viêm da cơ địa ở trẻ em thường hình thành các mảng đỏ khô và ngứa do da bị viêm. Da bé có thể phát triển mụn nước, rỉ, bong tróc hoặc lở loét do nhiễm trùng. Đôi khi da trẻ có thể bị thô ráp và trở nên dày hơn, nếu cha mẹ không quan tâm và có cách điều trị kịp lúc.
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh có thể bắt đầu từ tháng thứ 2 của trẻ. Các dấu hiệu có thể nhẹ và khó nhận ra. Nhận biết các dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ chính là cách điều trị tốt nhất.
Các dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ em bao gồm:
- Da rất khô, có vảy, nứt nẻ.
- Da dầy hoặc nổi các mảng màu đỏ.
- Trẻ ngứa ngáy và quấy khóc liên tục.
- Có các mảng tròn màu đỏ trên da.
- Phát ban ở mông hoặc trông giống như hăm tã.
Nếu nhận thấy bé có dấu hiệu của viêm da cơ địa, hãy nói chuyện với bác sĩ khoa nhi. Trước khi bạn lựa chọn một cách nào đó để điều trị cho trẻ, hãy nhớ là luôn có ý kiến và lời khuyên của bác sĩ.
Một số hình ảnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Khi nào cần đi bác sĩ?
Hãy đến bác sĩ nhi khoa khi nhận thấy có dấu hiệu viêm da cơ địa ở trẻ trở nên trầm trọng. Hoặc nếu trẻ liên tục quấy khóc, bị đau và sốt. Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ có thể càng trở nên nặng hơn, nếu cha mẹ không có cách khắc phục.
Đến bác sĩ ngay khi bạn đã cố gắng khắc phục tình trạng ngứa ngáy tại nhà mà không có kết quả. Một số loại thuốc không kê toa, có thể khiến cho da bé trở nên tồi tệ. Do đó, trước khi sử dụng thuốc hay biện pháp điều trị nào cho bé, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em
Không có cách điều trị dứt điểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em và cả người lớn. Các biện pháp hiện tại chỉ có thể khắc phục triệu chứng và hạn chế tái phát. Đối với trẻ em, bác sĩ có thể cân nhắc một số loại thuốc bôi hoặc kem dưỡng ẩm.
1/ Thuốc bôi da
Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc bôi điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em. Cha mẹ chỉ nên thoa một lượng nhỏ thuốc lên vùng da cần điều trị 2 lần một ngày. Các loại thuốc này chỉ đẻ kiểm soát các triệu chứng và chống ngứa, bạn không nhất thiết phải sử dụng nó mỗi ngày. Để bảo vệ, bạn hãy chờ 30 phút rồi thoa kem dưỡng ẩm cho bé.
Nếu viêm da cơ địa ở trẻ em bùng phát, bác sĩ có thể sẽ kê một loại thuốc bôi da manh hơn. Tuy nhiên, thuốc này không chứa steroid để tránh làm hại da trẻ. Sử dụng thuốc này theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Liên lạc lại với bác sĩ nếu sau 7 ngày mà viêm da cơ địa ở trẻ em vẫn không cải thiện.
Đừng lạm dụng các loại thuốc này. Vì nó có thể sẽ bào mòn da của trẻ. Sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Và nhất là không bôi các loại thuốc này quá 7 ngày.
2/ Kem dưỡng ẩm
Thoa một lớp kem dưỡng ẩm sau 30 phút kể từ lúc bạn bôi thuốc trị viêm da cơ địa ở trẻ em. Điều này giúp thuốc có thời gian ngấm vào da và các chất giữ ẩm sẽ giúp thuốc ở trên da lâu hơn.
Tuy nhiên, các loại thuốc mỡ giữ ẩm thường được ưu tiên hơn các loại kem. Không sử dụng kem dưỡng ẩm của người lớn để điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em. Vì nó có chứa một số hóa chất tạo mùi, tạo màu và chất bảo quản.
Một số thuốc mỡ như Vaseline và Aquaphor được ưu tiên dùng cho trẻ em. Tuy nhiên, nó sẽ không thoải mái vào mùa hè, vì nó sẽ khiến trẻ đổ mồ hôi và khó chịu.
Bác sĩ có thể sẽ gợi ý một số sản phẩm được cho là không gây hại. Tuy nhiên, hãy chọn loại mà con bạn thích. Dưới đây sẽ là một số loại kem dưỡng ẩm tốt cho bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em:
- Vaseline hoặc petrolatum jelly dạng ống hoặc lọ.
- Thuốc mỡ Aquaphor.
- Kem dưỡng ẩm da A – Mantle.
- Kem dưỡng ẩm cho trẻ em Aveeno.
- Kem Vanicream,
Ngoài ra, còn một số sản phẩm khác có thể điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em. Tuy nhiên, trước khi quyết định chọn loại thuốc mỡ nào, hãy chắc chắn bác sĩ biết về nó.
Ngay cả khi viêm da cơ địa ở trẻ em có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cũng nên bôi kem dưỡng ẩm ít nhất 2 lần mỗi ngày. Điều này giúp ngăn chặn viêm da cơ địa ở trẻ bùng phát.
3/ Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin là một loại thuốc chống dị ứng. Chúng cũng thường xuyên được sử dụng để giảm ngứa. Chúng rất hữu ích để dùng trước khi đi ngủ. Vì nó sẽ giúp giảm các triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em. Và khiến cho trẻ buồn ngủ.
Một số trẻ bị dị ứng với mỗi trường và viêm mũi dị ứng (ngứa hoặc chảy nước mũi thường xuyên) có thể sử dụng thuốc kháng histamin mỗi ngày. Thuốc kháng histamin bao gồm hydroxyzine và benadryl. Hãy sử dụng nó theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất.
Các loại thuốc kháng histamin thường được dùng để điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em, bao gồm:
- Zyrtec.
- Clartitin.
- Allegra.
4/ Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em bằng thảo dược
Nếu bạn lo lắng các loại thuốc tây y có thể gây hại cho trẻ, hãy thử một số loại thảo dược. Đây được xem là cách trị viêm da cơ địa ở trẻ em lâu đời và khá an toàn.
Trong dân gian có rất nhiều loại thảo dược có thể hạn chế các triệu chứng của viêm da cơ địa. Ví dụ như bạn có thể cho trẻ tắm nước lá khế hoặc lá trầu không. Đâu đều là các nguyên liệu thiên nhiên dược Đông y công nhận là có tác dụng điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em.
Những cách điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em bằng thảo dược cần có thời gian dài. Tuy nhiên, đổi lại nó lành tính và khá an toàn. Bạn cũng nên chú ý khi sử dụng các loại thảo dược để tắm cho bé. Ví dụ như tắm nước lá trầu không quá đặc sẽ khiến bé bị vàng da.
Thông tin thêm: Bệnh viêm da cơ địa: Dấu hiệu và cách chữa trị tốt nhất
Lưu ý khi trẻ bị viêm da cơ địa
Để có hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất, ngoài việc sử dụng các biện pháp điều trị nói trên. Bạn cần có biện pháp chăm sóc da cho trẻ ngay tại nhà. Hãy thử một vài biến pháp bảo vệ da và thay đổi chế độ ăn uống của trẻ.
Đối với một số trẻ em, hạn chế tắm. Bé chỉ cần tắm 3 đến 4 lần một tuần là đủ. Tắm thường xuyên có thể khiến da của bé bị khô và ngứa nhiều hơn. Tuy nhiên, đối với trẻ viêm da cơ địa do dị ứng phấn hoa và moi trường, hãy tắm thường xuyên hơn. Sử dụng xà phòng nhẹ nhàng, tắm nước ấm thay vì tắm nước nóng. Bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi bé tắm xong.
Không nên để bé gãi hoặc gãi ngứa giúp bé. Thay vì gãi ngứa, hãy ấn nhẹ vào da của bé để hạn chế ngứa. Hãy cắt móng tay của bé và đeo găng tay vào ban đêm để tránh bé làm trầy xước da.
Nếu không khí trong phòng của bé quá khô, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm. Không khí nóng khô sẽ khiến da bé nhạy cảm và ngứa.
Mặc quần áo nhẹ nhàng, mịn màn để làm giảm kích thích. Ngoài ra, hãy mặc quần áo thích hợp vào mùa nóng. Không quấn bé quá kỹ bằng khăn hoặc vải. Điều này làm da trẻ bị hầm bí và ngứa ngáy.
Bổ sung thêm một số loại thức ăn có thể hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em. Các loại thực phẩm giàu omega – 3 hoặc chứa flavonoid có thể giúp chống viêm và giảm ngứa. Cá hồi, quả anh đào, cải xoăn rất tốt cho viêm da cơ địa. Nếu trẻ đang bú mẹ, mẹ có thể ăn các loại thức ăn này.
Viêm da cơ địa ở trẻ em khá phổ biến. Nó có thể tự biến mất sau khi trẻ trường thành. Tuy nhiên, một số khác có thể sẽ phải đối mặt với nó cả đời. Do đó, cha mẹ cần biết cách chăm sóc và điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em, để hạn chế tối đa biến chứng.
Có thể bạn quan tâm: Người bị viêm da cơ địa nên ăn gì, kiêng gì giúp trị bệnh?
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!